Trực giác hoạt động nhanh chóng dựa trên cảm xúc sôi nổi/hăng hái, trong khi lý trí là một quá trình chậm và tĩnh hơn. Các nhà đầu tư thiên về trực giác dễ sa và sự nhiệt tình của doanh nhân; các nhà đầu tư dựa trên lý trí thường tập trung vào thực tế và thực hiện các đánh giá bình tĩnh hơn về khả năng sống còn của doanh nghiệp.
Trong một thí nghiệm, mọi người sẽ quan sát mười chiếc túi xách của các nhà thiết kế và đánh giá xem chúng là thật hay giả.
Nếu bạn hãnh diện là chủ sở hữu một vài mẫu thiết kế túi xách, thời gian kiểm chứng càng ít, thì độ chính xác bạn đạt được càng cao. Chủ sở hữu túi xách có nhiều kinh nghiệm đạt tỷ lệ chính xác hơn 22% khi họ chỉ có 5s để đánh giá so với khi họ có đến 30s. Khi bạn đã dành nhiều năm nghiên cứu về túi xách, trực giác của bạn có thể đánh bại những phân tích, bởi tâm trí vô thức của bạn vượt trội trong việc nhận dạng mẫu. Nếu dừng lại và dành thời gian suy nghĩ, bạn sẽ dễ sa lầy vào việc chỉ thấy cây mà không thấy rừng – tức chỉ nhìn thấy cái chi tiết mà không thấy được toàn cảnh.
Tuy nhiên, nếu không có kiến thức về túi xách, trực giác sẽ không giúp gì được cho bạn. Khi làm việc với các sản phẩm không quen thuộc, bạn sẽ cần phải lùi lại một bước và đánh giá chúng. Người không chuyên thực hiện các đánh giá hợp lý hơn khi tiến hành phân tích kỹ lưỡng.
Nhà tâm lý học đạt giải Nobel Daniel Kahneman và chuyên gia Gary Klein giải thích rằng trực giác chỉ đáng tin cậy khi người có kinh nghiệm dựa trên những đánh giá trong một môi trường có thể dự đoán.
Nếu bạn là một bác sĩ đang đối mặt với các triệu chứng của bệnh nhân hoặc một người lính cứu hỏa xông vào một tòa nhà đang cháy, thì kinh nghiệm sẽ giúp trực giác của bạn được chính xác hơn. Có mối liên hệ mạnh mẽ và ổn định tồn tại giữa các mô hình bạn đã thấy trước đây và những gì bạn thấy trong hiện tại.
Nhưng nếu bạn là một người môi giới chứng khoán hoặc nhà dự báo chính trị, các sự kiện trong quá khứ không đưa ra tác động đáng tin cậy đến hiện tại. Kahneman và Klein xem xét bằng chứng cho thấy kinh nghiệm sẽ giúp ích cho các nhà vật lý, kế toán, các nhà phân tích bảo hiểm và kiện tướng cờ vua – những lĩnh vực có mối quan hệ nhân quả khá nhất quán. Nhưng các nhà tuyển sinh, thẩm phán tòa án, các nhà phân tích tình báo, bác sĩ tâm thần và người môi giới chứng khoán không hưởng lợi nhiều từ kinh nghiệm.
Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, những bài học kinh nghiệm có thể dễ dàng hướng ta đi sai đường. Mặt khác, do tốc độ thay đổi ngày càng tăng nhanh, môi trường của chúng ta ngày càng trở nên khó đoán biết hơn. Điều đó khiến trực giác trở thành tiếng nói bên trong không thực sự đáng tin cậy đối với những ý tưởng mới và đặt ra yêu cầu ngày càng cao về việc thực hiện các phân tích khoa học.
Trực giác hoạt động nhanh chóng dựa trên cảm xúc sôi nổi/hăng hái, trong khi lý trí là một quá trình chậm và tĩnh hơn. Các nhà đầu tư thiên về trực giác dễ sa và sự nhiệt tình của doanh nhân; các nhà đầu tư dựa trên lý trí thường tập trung vào thực tế và thực hiện các đánh giá bình tĩnh hơn về khả năng sống còn của doanh nghiệp.
Trong một nghiên cứu do Giáo sư kinh doanh Cheryl Mitteness thuộc trường Đại học Northeastern thực hiện, có hơn năm tá nhà đầu tư thiên thần đã thực hiện hơn ba ngàn năm trăm đánh giá về các buổi đấu thầu của các nhà doanh nghiệp để xem có đưa ra quyết định tài trợ cho họ hay không. Các nhà đầu tư điền vào một bảng khảo sát đánh giá xem phong cách nhận xét của họ thiên về trực quan nhiều hơn hay là mang tính phân tích, đánh giá niềm đam mê và sự nhiệt tình của mỗi doanh nghiệp, và sau cùng đánh giá tiềm năng tài trợ cho mỗi công ty khởi nghiệp. Kết quả cho thấy các nhà đầu tư càng thiên về trực giác nhiều bao nhiêu, họ càng đánh cược lớn hơn vào niềm đam mê mà các doanh nhân thổi vào sản phẩm của mình.
Bên trên là một vài quan điểm của Adam – tác giả cuốn sách Tư duy ngược dịch chuyển thế giới về "trực giác", mà sau khi đọc xong cuốn sách, Sandberg Sheryl – COO của Facebook đã nhận xét rằng: "Adam bật mí cho chúng ta cách xác định những ý tưởng thật sự độc đáo và có thể thực hiện. Đồng thời, anh ấy chia sẻ cho chúng ta biết khi nào nên tin tưởng vào trực giác của bản thân và khi nào nên dựa vào người khác."