Gần đây, một bà lão ở Hà Nam, Trung Quốc trở nên phổ biến khắp mạng xã hội nước này. Tối nào cũng vậy, vào lúc 23h, ở một ngã tư trên đường phố Trịnh Châu, một bà lão 96 tuổi đẩy xe hàng ra dựng gian hàng lên để bán. Kéo bột, cán bột, rắc rau, chiên, bà lão thuần thục chiên những chiếc bánh trong tay mình, tới 5h sáng mới thu dọn hàng.
Sau khi về nhà nghỉ ngơi, bà tới chợ mua nguyên liệu, khoảng thời gian còn lại, bà dành để ngủ. Cứ như vậy, bà Trương đã làm công việc này suốt 30 năm. Có khách hàng hỏi: "Sao bà không ở nhà nghỉ ngơi? Nhiều tuổi vậy rồi sao còn đi bán hàng rong thâu đêm như vậy?"
Bà Trương thản nhiên nói: "Thay vì ở nhà không làm gì, chi bằng kiếm chút việc có giá trị làm."
Có người quan tâm bà, mỗi tối như vậy thì kiếm được bao nhiêu tiền, bà cười nói: "Có nhiều người ăn thì bán nhiều, có ít thì bán ít, làm ăn không phải đều như vậy ư?"
Sự lạc quan của bà Trương đã lay động rất nhiều người. Từ bà, tôi phát hiện ra, nhân sinh quan tuyệt vời nhất của một người đều tiềm ẩn trong 3 điều.
Bà Trương, 96 tuổi vẫn bán hàng rong mỗi tối
01
Tâm thái của bạn, quyết định trạng thái của bạn
Mặc dù ngày nào cũng phải đi bán hàng, nhưng bà Trương không thấy mình vất vả chút nào, hơn nữa còn sống rất vui vẻ mỗi ngày. Có người tò mò, xin thỉnh giáo bí kíp để mỗi ngày đều vui vẻ như bà. Bà Trương nói: "Không chấp niệm điều gì, chuyện không vui thì bớt nghĩ lại, khóc lóc cũng là một ngày, cười ha ha cũng là một ngày."
Luôn duy trì một tâm thái tốt, chẳng trách mỗi ngày của bà Trương đều trôi qua tự tại và thong thả tới như vậy.
Tôi từng đọc được một câu chuyện như này. Có một sinh viên dạo vì cuộc sống không được thuận lợi, suốt ngày than vãn, phàn nàn. Thầy giáo của cậu khi biết được đã nói cậu mang một bát nước và một nắm muối lại.
"Cho muối vào nước rồi khuấy lên", thầy nói với cậu sinh viên.
Cậu sinh viên làm theo, thầy nói: "Nếm xem mùi vị thế nào."
Sinh viên nhìn thầy đầy nghi hoặc nhưng rồi cũng bê lên uống một ngụm nhỏ, sau đó lắc đầu phun ra: "Chát quá, mặn quá!"
"Bây giờ đi lấy một chậu nước và một nắm muối khác lại đây."
Cậu sinh viên làm theo và cũng nếm như ban nãy. Lần này, cậu sinh viên không ngay lập tức phun ra, mà chỉ cau mày, nuốt rồi nói: "Vị vẫn mặn nhưng vẫn có thể chịu được." Sau đó, người thầy kêu cậu sinh viên lấy một nắm muối khác rồi dắt cậu ra một cái hồ, bảo cậu ném muối vào đó, rồi thử nước hồ xem thế nào.
"Thưa thầy, nước hồ vẫn ngọt, không mặn chút nào", cậu sinh viên nói với thầy.
Thực ra, mọi chuyện phiền phức mà chúng ta gặp phải, cũng đều giống như lượng muối cố định kia. Nếu muốn nó không ảnh hưởng tới cảm xúc của mình, bạn phải phóng to sức chịu đựng của mình lên, để nó giống như một cái hồ chứ không phải một cái bát.
Đời người 10 chuyện thì có tới 8,9 chuyện không như ý. Càng vật lộn với những rắc rối của mình, cuộc sống càng không như ý. Mở rộng cái lòng ra một chút, nghĩ thoáng ra một chút, điềm tĩnh hơn một chút, vạn sự tự nhiên sẽ thuận lợi.
"Mấy chuyện không vui bớt nghĩ lại, khóc cũng là một ngày, cười ha ha cũng là một ngày."
2
Thật thà làm người, nghiêm túc kiếm tiền
Một người sẽ chỉ có thể sở hữu số tiền được làm ra một cách hợp pháp, một cách đường đường chính chính. Đừng mộng tưởng đi đường vòng, kiếm những đồng tiền trái với lương tâm của mình. Làm vậy, tiền dù có nhiều tới đâu, rồi cũng sẽ "của thiên lại trả địa".
Trước đó, M. vừa được thả ra đã lại phải quay trở lại nhà tù. Thì ra, M. sau khi ra tù đã bán một loại thực phẩm có tên "kẹo ăn kiêng Chenk" trên trang cá nhân của mình. Loại kẹo này vốn dĩ chỉ có vài ngàn một viên, vậy mà M. lại đội giá một hộp 10 viên lên hàng triệu đồng rồi bán ra.
M. rất nhanh kiếm lại được cả đống tiền. Nhưng không lâu sau đó, vì kẹo mà M. bán ra bị phát hiện có độc tố nên M. lại phải quay lại nhà tù.
Tôi nhớ tới một câu ngạn ngữ nổi tiếng tiếng Anh, "Elephant in the room", nó ẩn dụ cho một vấn đề mà rõ ràng chúng ta biết rất rõ nhưng vẫn cố tình lảng tráng. Chẳng hạn như việc rõ ràng biết kiếm những đồng tiền bất lương là không đúng đắn, nhưng vì tiền bạc chi phối, kết quả là vẫn cứ nhắm mắt vào mà làm.
"Elephant in the room"
Vạn vật trên thế gian này đều có nhân quả, số tiền không thuộc về bạn, một xu thôi cũng sẽ không thuộc về bạn. Số tiền kiếm được nhờ vào những hành vi bất chính, sẽ chỉ đem lại sự giàu có ngắn hạn, phía sau đó thường là những tai họa khó lường.
Cũng giống như bà Trương chia sẻ: "Chỉ cần tiền tới từ sức lao động chân chính, không có chuyện gì là không dễ dàng cả! Tiền làm ra không chân chính có dễ cũng thành không dễ!"
Kiếm tiền chưa bao giờ là chuyện dễ dàng cả, vì vậy đừng bao giờ nghĩ tới chuyện đi đường tắt, làm giàu bằng sự bất lương. Thật thà làm người, nghiêm túc kiếm tiền, mới là sự giác ngộ mà mỗi người nên có.
"Nhiều người ăn thì bán nhiều, ít người bán ít, làm ăn không phải đều như vậy ư?"
3
Sống ở đời, phải tìm thấy giá trị của mình
Thấy một bà lão đã 96 tuổi thức thâu đêm để bán hàng, có người hỏi bà Trương vì sao không ở nhà mà hưởng phúc, vất vả như này làm gì.
Bà Trương nói: "Bà thấy à, con người ta khi già rồi cũng nên có giá trị, cả ngày ngồi không chờ cơm bưng nước rót, ngồi đánh mạt chược là không nên, không tốt cho cơ thể, cũng ảnh hưởng không tốt tới thế hệ sau."
Bà rất tận hưởng trạng thái sống của mình, mỗi ngày có việc để làm, có thứ để mong chờ, còn có thể phát huy giá trị của mình.
Câu chuyện của bà Trương khiến tôi nhớ tới câu chuyện của một bà lão Nhật Bản 82 tuổi, bà Masako. Trước khi nghỉ hưu, bà Masako cũng như những người khác, có công việc và làm việc chăm chỉ mỗi ngày. Sau khi về hưu, bà cảm thấy rất nhẹ nhõm, nhưng sau một khoảng thời gian, bà lại bắt đầu cảm thấy vô cùng nhàm chán và tẻ nhạt, cảm giác như đang lãng phí thời gian của mình.
Bà bắt đầu tìm kiếm thứ gì đó có ý nghĩa và giá trị hơn, bà muốn tạo ra một cái gì đó cho người già. Bà bắt đầu dành nhiều thời gian trên Internet mỗi ngày, học lập trình, học làm ứng dụng và cuối cùng đã thành công trong việc phát triển một ứng dụng trò chơi cho người lớn tuổi. Không chỉ khiến bản thân đạt được giá trị cao hơn, mà còn giúp nhiều người cao tuổi tìm thấy niềm vui.
Tôi rất thích một câu nói như này: "Giá trị lớn nhất của con người, chính là sống thật hạnh phúc, và cũng khiến người khác cảm thấy hạnh phúc."
Sống ở đời, không chỉ tồn tại một phương thức sống cố định nào đó, chỉ cần bản thân mỗi một lần nhìn lại một đoạn thời gian trong quá khứ không cảm thấy nuối tiếc hay lãng phí là được.
"Bà thấy người già cũng nên có giá trị"
04
Một thái độ điềm tĩnh và khoan dung, quả thực là một nhân sinh quan thông suốt. Người sống thông suốt, sẽ không quá khắt khe với bản thân, họ nghênh đón thách thức với một thái độ tích cực. Họ không kiếm những đồng tiền bất chính, thật thà làm người.
Họ không từ bỏ việc đi tìm kiếm giá trị của bản thân, khiến cuộc đời trở nên phong phú và ý nghĩa. Họ trở thành người mà mình muốn, sống cuộc sống mà mình muốn.
Một đời ngắn ngủi lắm, mong tất cả chúng ta đều có thể sống cho ra dáng vẻ mà mình yêu thích.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị