Chuyện về tầm nhìn của Edison và bài học người muốn làm giàu phải biết

02/04/2021 08:00
Chuyện về tầm nhìn của Edison và bài học người muốn làm giàu phải biết

Những giấc mơ vĩ đại nhất luôn không thực tế. Và chỉ những người có tầm hơn người mới có thể chạm tay tới những mục tiêu tưởng là xa vời.

Nhiều người biết đến Thomas Edison là nhà phát minh nổi tiếng, nhưng ít ai biết ông cũng là một doanh nhân xuất sắc, có tầm nhìn xa trông rộng. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã tham gia thành lập 14 công ty và tích lũy được 170 triệu đô la.

Năm 1989, trong một cuộc họp báo tại phòng thí nghiệm Menlo Park do Edison tổ chức, có một phóng viên hỏi ông: “Thưa ông Edison, cảm giác như thế nào khi đã thử và thất bại hơn 1.000 lần để thắp sáng một bóng đèn sợi đốt với hy vọng rằng nó sẽ tồn tại trong nhiều ngày?”.

Lúc đó, ông đã bình tĩnh trả lời rằng: “Tôi không thất bại 1.000 lần. Tôi đã tìm thấy 1.000 cách không hiệu quả và cũng là 1.000 cách để bóng đèn sợi đốt không phát sáng. Chúng tôi sẽ thành công trong việc sản xuất điện rẻ như cho, tới lúc đó... chỉ những người giàu mới đốt nến”.

Quả thực, sau này, Công ty Đèn điện Edison sau này trở thành General Electric và là một trong những thương hiệu lớn nhất trên thế giới.

Để có được thành công như vậy, Thomas Edison đã không ngừng cố gắng và có những chiến lược riêng cho bản thân mình. Và đây chính là 5 bài học đáng giá của Edison về tầm nhìn mà người muốn làm giàu phải biết.

1. Lựa chọn đối tác thích hợp

 “Chúng tôi sẽ sản xuất được điện rẻ như cho, chỉ có người giàu mới thắp nến”: Câu chuyện kinh điển về tầm nhìn của nhà phát minh vĩ đại Edison và bài học người muốn làm giàu phải biết  - Ảnh 1.

Ngay khoảng thời gian Thomas Edison và nhóm của ông phát triển mô hình về bóng đèn sợi đốt, ông đã thành lập Công ty Đèn điện Edison. Mục tiêu của ông là mang đến ánh sáng từ bóng đèn đến càng nhiều hộ gia đình Mỹ càng tốt.

Với dự án tầm cỡ của mình, Edison đã hợp tác với một số nhà tài chính vĩ đại nhất thời bấy giờ là J.P. Morgan và Spencer Trask. Năm 1880, ông đã mời được kỹ sư điện nổi tiếng William Joseph Hammer làm Kỹ sư trưởng của Công trình đèn Edison.

Trong năm đầu tiên kinh doanh, nhà máy của Thomas Edison và những người cộng sự đã sản xuất ra 50.000 chiếc đèn. Năm 1885, Edison quyết định xây thêm một cơ sở sản xuất khác ở Fort Myers, Florida. Ông đã mua 13 mẫu đất bất động sản và gom góp 75.000 đô la để phát triển dự án của mình. Ở đó, ông đã gặp được Henry Ford, người sáng lập huyền thoại của Ford Motor Company và Harvey Firestone, người sáng lập hãng sản xuất lốp ô tô đầu tiên trên toàn cầu để cùng nhau phát triển. Qua những mối quan hệ đối tác này, Thomas Edison đã thể hiện tài năng thuyết phục cũng như chọn những người xuất sắc nhằm hợp tác để phát triển. Thậm chí, những mối quan hệ này còn phát triển thành tình bạn thực sự của Edison sau này. Henry Ford, Harvey Firestone và Edison thường xuyên đi chơi tại khu nhà của nhà phát minh ở Fort Myers.

2. Tập trung vào đầu ra

Trong suốt cuộc đời của mình, Edison đã phát triển 3 phòng thí nghiệm khổng lồ để làm việc và chứa các công trình nghiên cứu của mình. Ông đã tạo ra 14 công ty, sở hữu 1093 bằng sáng chế của Hoa Kỳ và không ngừng sáng tạo. Tuy nhiên, dù ông có trong tay 1093 bằng sáng chế, nhưng ông không tạo ra 1093 công ty để thương mại hóa chúng. Vì ông cho rằng, những sáng chế của mình cần phải mang lại cho người dân sự tiện ích khi sử dụng giống như cách ông mang ánh sáng từ bóng đèn sợi đốt đến cộng đồng, như vậy thì ông mới bắt đầu phát triển và kinh doanh.

Qua đó, Thomas Edison đã muốn nhắc nhở rằng, việc tạo dựng và kinh doanh sâu rộng các sản phẩm của công ty hay bản thân cần phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu và cơ bản của người dân. Nếu không, các sản phẩm của bạn sáng tạo sẽ không thể tận dụng được hết tiềm năng của nó.

3. Không ngừng cố gắng

Khi Edison mới 19 tuổi, ông đã làm việc tại Western Union Associated Press. Ông thường chọn ca đêm để làm việc vì ông muốn tối đa hóa thời gian của mình cho 2 việc: đọc thêm nhiều tài liệu và thử nghiệm các sáng kiến. Cuối cùng, ông đã bị sa thải do vô tình đánh đổ axit sunfuric xuống sàn. Tuy nhiên, việc bị sa thải không khiến cho Edison nản lòng và từ bỏ việc nghiên cứu. Ông vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê và thậm chí có nhiều thời gian hơn để sáng tạo ra nhiều thứ khác sau khi bị sa thải.

Năm 1876, 10 năm sau khi ông bị sa thải, ông đã thành lập cơ sở thí nghiệm đầu tiên của mình ở Menlo Park, New Jersey. Không những thế, phòng thí nghiệm này còn ngày càng phát triển và tiên tiến do sự nỗ lực không ngừng của ông.

4. Tiêu tiền đúng cách

“Để phát minh ra những sáng chế tốt nhất, bạn cần có trí tưởng tượng tốt và một loạt bản phác thảo không thành công”. Đó là lời khuyên mà rất nhiều doanh nhân biết, nhưng không phải lúc nào cũng vận dụng tốt. Nhiều công ty sợ rằng mình phải chi tiêu quá nhiều chi phí để đầu tư nên họ quyết định không dám mạo hiểm. Tuy nhiên, điều đó sẽ không thể phát triển công ty tiến đến thành công trong tương lai.

Thomas Edison đã từng bán máy điện báo thu phát bốn tín hiệu với giá 226.000 đô la (tính theo đô la ngày nay) cho Western Union. Đây là khoản tiền lớn đầu tiên mà ông kiếm được. Tuy nhiên, Edison đã không để dành hay tiết kiệm khoản tiền đó, mà dùng nó để đầu tư xây dựng quá trình phát minh bóng đèn sợi đốt của mình. Ông hiểu rằng, kinh doanh là trò chơi mang tính lâu dài, vì vậy việc đầu tư tiếp tục cho các sáng chế mới là cần thiết. Vì thế, điện thoại, máy quay đĩa, đường sắt điện, máy tách quặng sắt, đèn điện… đều là những sản phẩm tiếp theo rất phát triển và thành công của Edison.

5. Đừng chỉ phát minh lại những thứ đã có từ trước

 “Chúng tôi sẽ sản xuất được điện rẻ như cho, chỉ có người giàu mới thắp nến”: Câu chuyện kinh điển về tầm nhìn của nhà phát minh vĩ đại Edison và bài học người muốn làm giàu phải biết  - Ảnh 2.

Đôi khi, bạn phải làm cho mọi thứ hoạt động tốt hơn sản phẩm có từ trước đó. Edison không phải là người duy nhất phát minh ra bóng đèn đầu tiên nhưng ông là người đã phát minh ra bóng đèn có khả năng thương mại đầu tiên.

Vào năm 1840, 40 năm trước khi Edison nộp đơn đăng ký bằng sáng chế bóng đèn sợi đốt của riêng mình, một người tên Warren de la Rue cũng đã phát triển một bóng đèn. Tuy nhiên, vật liệu mà ông ấy đang sử dụng quá đắt để sản xuất hàng loạt. Năm 1800, Alessandro Volta cũng đã phát triển một sợi dây phát sáng và từ bỏ ý định này sau nhiều lần thất bại. Edison chỉ cố gắng nhiều hơn nữa để tìm ra vật liệu làm sợi đốt tốt nhất để đưa phát minh của mình có tính ứng dụng cao hơn so với những người khác.

Theo Entrepreneurshandbook

Doanh nghiệp & Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 20/09/2024