Chuyện giun sán

25/03/2019 09:33
Chuyện giun sán

Hồi tôi còn bé, sống ở nhà quê, cuộc sống nông thôn nghèo khó, vất vả, thiếu thốn nên vấn đề “vệ sinh”, chả nói giấu, không được tốt lắm. Những bệnh chốc đầu, chấy rận, ghẻ lở hắc lào, toét mắt, thò lò mũi xanh, bụng ỏng… là thường xuyên.

Không ít bạn bè chân tình “mắng” tôi, này, dạo ni hết việc hoặc đầu óc lú lẫn u mê hay sao mà viết gì không viết, lại đi viết chuyện nước mắm, phân bón, nuôi lợn, khoai lang... Họ còn khuyên, đời đầy những cái hay cái đẹp, nhân vật điển hình, tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình (ấy là họ gợi lại thời xưa học văn, đứa học trò nào cũng phải thuộc lòng thứ lý luận về điển hình khi phân tích cuộc sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa), sao không nhắc tới, chứ toàn biên cái đâu đâu. Tự dưng tôi đâm ra nghi ngờ mình, hay là mình “có vấn đề” thật.

Nghĩ mãi, đắn đo mãi, đêm nằm vắt tay lên trán cố tìm cái hay cái đẹp để mai viết, cũng tòi được vài thứ, mà vẫn sường sượng thế nào. Hay tạng mình chỉ hợp với những vụn vặt tầm phào đời thường, những chuyện xưa tích cũ, những món bình dân, hay mình chưa theo kịp thời đại. Trong lúc chưa giác ngộ, chuyển mình kịp, thôi thì “nghĩ gì ghi nấy” để khỏi đứt đoạn.

Suốt mấy tuần nay, nói không quá đáng, cả nước lo lắng chuyện… giun sán. Ban đầu chỉ mấy chục học trò ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (vùng đất Kinh Bắc thơ mộng ngày xưa) ăn cơm trong nhà trường, nhiễm ấu trùng sán. Từ vài chục em, lên tới hàng trăm, rồi vọt hàng nghìn, chả biết kết quả “dương tính” có nhiễm thật không nhưng báo chí xớn xác vào cuộc, cả nước lo âu. Con sán bỗng dưng được quan tâm đặc biệt, thậm chí còn gây chú ý hơn vụ lùm xùm ở chùa Ba Vàng, hay vụ dịch tả lợn châu Phi. Cũng là một dạng “nhân vật” điển hình trong hoàn cảnh điển hình, khiến xã hội tốn bao nhiêu là chất xám, giấy mực.

Hồi tôi còn bé, sống ở nhà quê miền Bắc, cuộc sống nông thôn nghèo khó, vất vả, thiếu thốn nên vấn đề “vệ sinh”, chả nói giấu, không được tốt lắm. Những bệnh chốc đầu, chấy rận, ghẻ lở hắc lào, toét mắt, thò lò mũi xanh, bụng ỏng… là thường xuyên. Đứa nào cũng mắc, cũng bị. Tắm rửa, tinh tắm kênh tắm cừ, có hôm nước đục ngầu cũng thi nhau lặn ngụp, chán chê lại mặc cái quần đùi ướt ấy chạy khắp nơi, khô lúc nào không biết.

Ăn mới khiếp, cái gì thấy ăn được là bỏ vào mồm. Ra đồng gặp lúa đòng đòng, lén ngồi sụp xuống bờ tuốt đòng đòng nhai ngấu nghiến. Hạt thóc non ngậm sữa, sao mà ngon ngọt mềm đến thế, ăn no căng bụng. Đi bới khoai lang, chọn củ vừa mắt, rửa qua loa bằng nước dõng khoai, có khi chỉ chùi sơ sơ vạt áo, rồi xơi sống ngay. Nông thôn miền Bắc hồi xưa có cụm từ “ăn khoai sống”. Đám trẻ con đói quanh năm nhìn quanh quất chỗ nào cũng thấy “đặc sản”, ăn được tất.

Thỉnh thoảng tôi kể cho bọn trẻ trong nhà nghe, ngày xưa tao ăn nhiều món “đặc sản” lắm, nào quả vối, quả sung, quả sắn, quả mây, quả thèn đen, quả bom bóp, quả rau muống, mút mật hoa dong riềng, v.v.., chứ đâu như chúng bay bây giờ chỉ quanh quẩn táo, lê, xoài, nho. Chúng trố mắt lên, tị nạnh ngày xưa bố sướng thật, đâu khổ như chúng con chúng cháu, chế thèm chết nhạt cũng chả kiếm đâu ra thèn đen, bom bóp…

Ăn uống tầm bậy tầm bạ, linh ta linh tinh, bẩn thỉu nên trăm đứa thì hơn 99 đứa bị bụng giun. Tức là chỉ cái bụng căng tròn, còn người thì gầy như que củi. Đứa nào bị sán còn ghê nữa, da xanh lét. Cơm đã chẳng no, thức ăn đạm bạc, nạp được bao nhiêu vào người, cúng cho bọn giun sán hết cả. Nhiều khi nghĩ, cái mồm mình, bản thân mình chỉ là thứ công cụ phục vụ bọn giun sán bóc lột, mình ăn đâu phải cho mình mà cho chúng nó.

Trong mấy con thù địch ở nông thôn hồi xưa, tôi ghét nhất 3 giống: đỉa, muỗi, giun sán. Sở dĩ con đỉa bị xếp hàng đầu bản cáo trạng bởi thằng này đã hút quá nhiều máu của nông dân, trong đó có tôi. Và trâu bò cũng thành “nạn nhân” (đúng ra thì phải dùng chữ nạn ngưu) của nó. Bọn đỉa rất quái. Chúng thường nằm im một chỗ, khi nước bị rung động chúng mới bơi ra bởi biết thế nào cũng có mồi. Đỉa săn mồi bằng đánh hơi, hễ hơi người hoặc hơi trâu bò ở gần là chúng lao tới, cái giác của nó bập vào da thì có mà trời kéo. Nhiều con đỉa hút máu no tròn mà vẫn tham không chịu nhả buông khỏi mồi, hình như để tiêu hóa máu xong lại hút tiếp. Những con đỉa trâu bám vào chân trâu, bụng trâu, no tròn lủng lẳng trông phát khiếp.

Đám bạn tôi đi tắm kênh máng gần núi Trà, có thằng bị đỉa chui vào mũi, con chết tiệt cứ nằm trong mũi hút máu, mấy ngày mới biết, mới khều ra được. Anh tôi có lần căng con đỉa trên đường, lấy hai chiếc gai bòng ghim hai đầu, phơi nắng cho nó khô, cứ tưởng nó chết, ai ngờ vứt xuống nước nó lại sống. Chặt làm mấy khúc, nó vẫn sống. Chả thế mà người ta bảo “sống dai như đỉa”. Để trị đỉa, mấy bà thợ cấy (thường bị đỉa bám nhất), ông thợ cày bừa, và đám trẻ con đánh dậm chúng tôi, ngoài quấn xà cạp (một miếng vải diềm bâu dài quấn quanh chân), thường chặt một đoạn ống dùng hoặc lấy ống sữa bò, đổ nước điếu, vôi, ớt vào trộn đều, xỏ chiếc quai đeo bên người. Gặp con đỉa nào kéo mãi không ra liền lấy que nhúng thứ dung dịch ghê gớm kia chậm vào giác nó, nó vội nhả ngay.

Bây giờ, làm ruộng nhàn hơn, máy móc thay người, vả lại đỉa cũng ít, có nơi tiệt hẳn, hay là phun thuốc trừ sâu nhiều quá, sống dai như đỉa cũng không chịu nổi.

Xếp hàng bị ghét thứ hai là bọn muỗi. Hồi xưa nhà tranh vách đất mái rạ, lè tè, ẩm thấp, xung quanh vườn cây cối rậm rạp, ao tù đọng…, đó là môi trường lý tưởng của muỗi. Đi ngủ đương nhiên phải nằm màn (mùng), nhưng học bài ở góc học tập thì đến khổ với nó. Đập phành phạch mãi chúng cứ lăn xả vào, tôi bèn lôi đèn vào trong màn làm nốt bài tập. Thầy Bài dạy môn hình học chuyên ra bài tập khó, mà tôi dốt toán, cắn bút nghĩ mãi không ra. Lơ mơ, lơ mơ nghĩ, rồi ngủ quên. Đang chập chờn, nghe bu tôi la “cháy màn”, hóa ra đèn dầu đổ, cháy luôn một góc màn. Màn sợi bông, cháy nhanh lắm. Trốn được con muỗi nhưng cháy mất cái màn, suýt bị bỏng. Từ bấy bu tôi cấm tiệt, bao giờ học xong thì tắt đèn đi ngủ, không tái diễn trò học trong màn nữa.

Trẻ con xưa, hầu như đứa nào cũng biết soi muỗi. Thả màn xong rồi, vẫn bị đám muỗi tinh ranh chui vào. Không biết chúng lọt vô bằng lối chi. Anh tôi giải thích, có những con nhập màn từ hôm trước, mình vắt màn lên không để ý, nó đậu trong màn cả ngày, tới tối khi mình thả màn nó lại bay ra. Lấy chiếc đèn dầu, đưa lại gần con muỗi đang bám vách màn, chao nhẹ lỗ bóng đèn chỗ con muỗi, nó bay trúng ngay ngọn lửa chết luôn. Nhiều hôm chỉ một màn nhưng chục con muỗi làm mồi cho bà hỏa, phủ kín trong đèn. Đêm nào cũng vậy, thành thói quen, lâu lại hỏi nhau “hôm nay soi muỗi chửa”, gớm, chưa soi có mà ngủ yên với chúng nó.

Hồi học lớp 2, sách tập đọc có 2 bài thơ về muỗi. Một bài rằng “Đêm khuya hóng mát ngoài hiên/Có anh bạn Tú ngủ quên mắc màn/Họ nhà muỗi rủ nhau sang/Giương vòi ra đốt anh mang bệnh liền/Thế rồi sốt rét liên miên”. Bài kia còn tếu hơn, dạng lời tự sự của… con muỗi: “Em là muỗi a nô phen/Vì anh không biết em bèn xưng tên/Tính em vốn thích ban đêm/Đến khi nhập nhoạng lên đèn bay ra/Hồ ao nước đọng là nhà/Thích vào bụi rậm bay ra xó vườn/Khi bay em rất nhẹ nhàng/Không kêu như chị muỗi thường ấy đâu/Khi em đốt chẳng thấy đau/Chúc đầu chổng vó đằng sau lên trời/Em thích gần các anh lười/Ngủ màn không mắc em thời đốt ngay/Rồi a anh sốt có ngày”. Cả hai thi phẩm này, tôi chịu không nhớ tên tác giả. Thứ “thơ thẩn” chỉ nhằm chốt lại lời khuyên: ngủ phải mắc màn kẻo muỗi đốt. Giá cứ nói toẹt ngắn gọn vậy lại hay hơn, rườm rà thơ phú làm chi bắt con người ta phải thuộc tới giờ.

Tên tội đồ thứ ba là giun sán. Kể về nó, cáo trạng chắc cũng khá dài. (còn tiếp)

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Top 10 cao thủ võ hiệp Kim Dung: Không có tên Dương Quá, số 1 gây nhiều tranh cãi

Vì sao cao thủ đứng đầu lại khiến nhiều người nghi ngờ thực lực?
2

Có gì đặc biệt trong video "hút" 1,4 tỷ lượt xem sau 24 giờ đăng Youtube?

Một đoạn video ngắn đã đạt được hơn 1,4 tỷ lượt xem chỉ sau 24 giờ được đăng lên Youtube. Đoạn video này có gì đặc biệt mà lại thu hút lượt xem "kinh khủng" đến như vậy?
3

Cao thủ kỳ lạ của Kim Dung: 70 tuổi bắt đầu luyện võ, 120 tuổi trở thành vô địch thiên hạ

Nhiều fan nguyên tác cho rằng cao thủ này có thể sánh ngang với Trương Tam Phong.
4

Câu nói "Núi cao có đường chở khách, sông sâu có người lái đò" trong Tây Du Ký nghĩa là gì?

81 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng đều đúc kết trong 4 câu nói kinh điển.

Đến ngôi chùa chứa hàng nghìn búp bê Daruma ở Nhật Bản

Chùa Katsuo (Osaka, Nhật Bản) là "nơi ở" của hàng nghìn búp bê Daruma, khi từ bên trong chùa, đến hành lang, hay triền núi đều xuất hiện con búp bê đỏ truyền thống này.

Vi khuẩn cộng sinh với côn trùng tạo ra điều kỳ diệu

Theo tạp chí Nature Communications, hầu hết các loại thuốc kháng sinh được phát triển trong thế kỷ 20 đều là nhờ các loài vi khuẩn sống trong đất.

Côn trùng đối mặt nguy cơ tuyệt chủng, hệ sinh thái sẽ bị phá hủy

Côn trùng có thể sẽ hoàn toàn biến mất trong một thế kỷ tới, điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái toàn cầu khi chúng là một mắc xích quan trọng.

Phát hiện thêm loài thực vật mới tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Các nhà nghiên cứu thực vật vừa phát hiện, công bố thêm một loài thực vật mới cho thế giới và khoa học, được đặt tên là gừng Vũ Quang (zingiber vuquangense) tại Vườn quốc gia Vũ Quang (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh).

AI biến thế giới thật thành thế giới ảo?

Để làm cho thế giới ảo trong các trò chơi điện tử thực tế hơn, các nhà thiết kế game cần lập đầy thế giới ảo bằng hàng loạt tòa nhà, đá, cây cối... những điều này cũng khiến chi phí xây dựng game tăng cao.

Tìm ra cách khôi phục côn trùng và đàn ong thụ phấn hoa

Theo The Guardian, để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài côn trùng thụ phấn, một số quốc gia áp đặt lệnh cấm thuốc trừ sâu, nhưng cách tiếp cận này là không có lợi cho nông dân.

Con người sẽ tiến hóa như thế nào trong 1.000 năm tới?

Tốc độ tiến hóa của loài người đang được đẩy nhanh một cách khó tin, vậy 1.000 năm tới con cháu của chúng ta sẽ có hình dáng ra sao là một câu hỏi khiến nhiều nhà khoa học muốn dự đoán.

Cái giá mà một số loài cá mập phải trả trong quá trình tiến hóa

Giải mã bộ gien của 3 loài cá mập, các nhà di truyền học Nhật Bản đã đi đến kết luận rằng trong quá trình thích nghi với cuộc sống ở vùng nước sâu, một số loài cá mập đã phải trả giá bằng sự "mất đi" nhiều thụ thể khứu giác cũng như các thụ thể cảm nhận ánh sáng và gần như hoàn toàn bị mù màu.

'Từ bỏ' để thành công

Từ bỏ - một ai đó, một điều gì đó, một thương hiệu đã dày công xây dựng, một doanh nghiệp đã miệt mài vun đắp, một danh tiếng đã kỳ công tạo dựng… luôn là một quyết định rất khó khăn, thậm chí cực kỳ khó khăn, của nhiều người.

Kỹ nghệ phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/04/2024 13:00
Kĩ nghệ phần mềm là bộ môn mà trong đó các kĩ sư tuân theo một qui trình xác định rõ để làm công việc của họ.

Cô gái học hết tiểu học được mời về làm việc vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao

Phong cách sống - Minh Hằng - 19/04/2024 12:00
Dù chỉ mới học hết tiểu học, nhưng cô gái này khiến nhiều người khâm phục khi vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao và là tỷ phú sở hữu khối tài sản hơn 42.000 tỷ đồng.

Kịch ‘Tiếng chim vườn ngọc’: Áp lực trên vai diễn viên trẻ

Giải trí - Nguyễn Huy - 19/04/2024 11:00
"Tiếng chim vườn ngọc" là tên mới của vở "Tiếng chim vườn ngọc lan" - vở kịch từng thành công vang dội tại sân khấu 5B Võ Văn Tần (TP.HCM) cách đây 25 năm.

Ở gần những người "vượng" tự khắc cũng thăng hoa: có 4 kiểu người đừng bỏ lỡ, đồng hành với họ, sớm muộn bạn sẽ phát đạt

Suy ngẫm - Ngọc Tú - 19/04/2024 10:00
Đừng bỏ lỡ 4 kiểu người sẽ giúp bạn phát đạt khi họ xuất hiện sau đây.

'Từ bỏ' để thành công

Từ sách - Phim - Thu An - 19/04/2024 09:00
Từ bỏ - một ai đó, một điều gì đó, một thương hiệu đã dày công xây dựng, một doanh nghiệp đã miệt mài vun đắp, một danh tiếng đã kỳ công tạo dựng… luôn là một quyết định rất khó khăn, thậm chí cực kỳ khó khăn, của nhiều người.

Minh đạo nhân sinh - Luôn sẵn sàng chờ đợi và học cách xử lý bất cứ điều gì xảy ra

Từ sách - Phim - Quìn - 19/04/2024 08:00
Chúng ta không thể kiểm soát mọi việc xảy ra, nhưng chúng ta có một lựa chọn để hành động: tránh xa bức tường sắp đổ, để phản ứng với mệnh của chúng ta và định hình tương lai của chúng ta theo đó.

Top 5 vũ khí vô địch thiên hạ trong kiếm hiệp Kim Dung: Món thứ 3 là "hóa thân" của số 2

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 18/04/2024 13:00
Một trong số những món vũ khí này có quyền hiệu lệnh thiên hạ, người sở hữu là minh chủ võ lâm.

Vợ chồng son - Vì lý do này, bác sĩ pháp y người Pháp quyết tâm sang Việt Nam cưới vợ

Truyền hình - Lam Phương - 18/04/2024 12:00
Sau hơn một năm nhắn tin, Benjamin Bernardo quyết định bay từ Pháp đến Việt Nam để gặp mặt Thu Trang.

Dung nhan các thí sinh tại cuộc cuộc thi hoa hậu AI chưa từng có trong lịch sử ra sao?

Thư giãn - Băng Băng - 18/04/2024 11:00
Với khả năng của mình, AI sẽ tạo ra một hoa hậu trong trí tưởng tượng như thế nào?

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Văn hóa - Diệu Đan - 18/04/2024 10:00
Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Sát-na này là thiên thu - 15 kỹ năng sinh tồn giúp bạn vượt qua đau khổ (Kỳ 2)

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 18/04/2024 09:00
Khổ đau có thể được ví như trận cuồng phong, địa chấn, cơn sóng thần hay như biển lửa. Sức tàn phá bên trong của nó rất khủng khiếp. Nếu không thể quản lý khổ đau, chúng có thể phá hủy cả cuộc đời bạn và người thương của bạn.

Từ bỏ - Chúng ta thích ảo tưởng về sự tiến triển hơn là từ bỏ khi thất bại

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 18/04/2024 08:00
Trong nhiều tình huống, khi gặp một trở ngại khó giải quyết, mọi người thường có xu hướng chuyển sang một hành động dễ dàng khác và nghĩ rằng mình đang tiến triển, dù sự thật là chúng ta đang lãng phí thời gian và tiền bạc cho những nỗ lực vô ích.

Người quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/04/2024 12:00
Tôi có một người bạn vừa được đề bạt làm người quản lí dự án phần mềm. Anh ấy sung sướng bởi vì sau nhiều năm làm người lập trình, cuối cùng anh ấy cũng đạt được chức vụ mà anh ấy hằng mong muốn.

Cách giải tỏa cơn giận hiệu quả

Kỹ năng - Cẩm Bình - 17/04/2024 11:00
Hãng tin AFP dẫn một nghiên cứu mới của Nhật Bản chỉ ra khi giận dữ không nên quát mắng đồng nghiệp hay hét với gối, mà hãy viết cảm xúc ra giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi để bình tĩnh lại.

Những câu nói ‘để đời’ của CEO Apple Tim Cook: Nhiều khi trong cuộc sống, thà dựa vào trực giác!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/04/2024 10:00
Nhiều khi trong cuộc sống, việc dựa vào trực giác sẽ phù hợp hơn. Điều thú vị là tôi thấy rằng trực giác đóng vai trò quan trọng khi đưa ra những quyết định quan trọng nhất", năm 2010, Tim Cook có bài phát biểu tốt nghiệp tại Đại học Auburn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 19/04/2024