Bức tranh khỏa thân hiếm hoi có tính bước ngoặt trong lịch sử hội họa Việt

02/10/2021 16:00
Bức tranh khỏa thân hiếm hoi có tính bước ngoặt trong lịch sử hội họa Việt

Bức "Khỏa thân" từng là bức tranh đắt giá nhất của hội họa Việt xuất hiện trên thị trường đấu giá quốc tế, trước khi bức "Chân dung Madam Phương" xuất hiện.

Bức tranh khỏa thân hiếm hoi có tính bước ngoặt trong lịch sử hội họa Việt - 1

Bức "Nude" (Khỏa thân) của Lê Phổ có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp hội họa của riêng họa sĩ và cũng được xem như một dấu mốc có tính bước ngoặt trong hội họa Việt Nam nói chung.

Bức "Khỏa thân" được danh họa Lê Phổ thực hiện bằng chất liệu sơn dầu hồi năm 1931. Bức họa khổ lớn có kích thước 90 x 180 cm.

Tác phẩm từng được nhà đấu giá Christie Hồng Kông đưa ra đấu giá hồi năm 2019 với mức giá ước đoán dao động trong khoảng từ 4 triệu tới 6 triệu đô la Hồng Kông, nhưng khi phiên đấu giá thực sự diễn ra, mức giá đạt được lên tới 10.925.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 32 tỷ đồng).

Bức "Khỏa thân" liền trở thành bức tranh đắt giá nhất của hội họa Việt xuất hiện trên thị trường đấu giá quốc tế tại thời điểm đó, trước khi bức "Chân dung Madam Phương" của danh họa Mai Trung Thứ phá vỡ kỷ lục này hồi tháng 4 năm nay.

Bức "Khỏa thân" của Lê Phổ có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp hội họa của riêng họa sĩ và cũng được xem như một dấu mốc có tính bước ngoặt trong hội họa Việt Nam nói chung. Khi danh họa Lê Phổ thực hiện tác phẩm khỏa thân có tính chân thực cao này tại Hà Nội hồi năm 1931, ông đã là một họa sĩ được công nhận về mặt tài năng trong giới văn nghệ sĩ tại Hà Nội lúc bấy giờ.

Đã nhận tấm bằng tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Đông Dương từ một năm trước đó, Lê Phổ đang chuẩn bị các công việc để hỗ trợ cho người đứng đầu trường Mỹ thuật Đông Dương khi đó - ông Victor Tardieu đưa những tác phẩm được thực hiện bởi các sinh viên trong trường đi dự triển lãm tổ chức ở Paris trong năm 1931.

Thực tế, khỏa thân là một đề tài rất nhạy cảm đối với quan niệm của người Việt Nam thời bấy giờ. Nhưng khi theo học tại trường Mỹ thuật Đông Dương, các sinh viên đã được làm quen và hiểu về tầm quan trọng của đề tài khỏa thân trong mỹ thuật, với cách nhìn nhận cởi mở và phóng khoáng của hội họa phương Tây, đề cao vẻ đẹp cơ thể người như một đề tài lớn trong hội họa.

Bức tranh khỏa thân hiếm hoi có tính bước ngoặt trong lịch sử hội họa Việt - 2

Bức "Khỏa thân" được danh họa Lê Phổ thực hiện bằng chất liệu sơn dầu hồi năm 1931. Bức họa khổ lớn có kích thước 90 x 180 cm.

Khi ấy, để có người mẫu cho những buổi luyện tập khắc họa cơ thể người, thầy trò trong trường Mỹ thuật Đông Dương đã phải xoay xở nhiều, họ buộc phải tới nhà tù, liên hệ với quản giáo để tìm một số phạm nhân nam đồng ý tham gia làm mẫu cho lớp học. Dù được luyện tập và có cách nhìn nhận mới mẻ về đề tài khỏa thân, nhưng tranh khỏa thân vẫn rất hiếm thấy trong hội họa Việt.

Tác phẩm "Khỏa thân" của Lê Phổ, được thực hiện khi danh họa đang ở tuổi 24. Trong tác phẩm hội họa độc đáo này, Lê Phổ đã thể hiện rõ tài năng hội họa và ý chí sáng tạo mạnh mẽ của mình, dám phá vỡ những giới hạn của định kiến.

Chúng ta hoàn toàn có thể hình dung một bức tranh như "Khỏa thân" khi ra mắt có thể gây nên những chấn động như thế nào trong giới hội họa Việt Nam đương thời. Với bức "Khỏa thân", Lê Phổ đã tạo nên một hướng đi mới vượt ra ngoài những giới hạn truyền thống trước đó, cho thấy sự tinh tế và tầm nhìn trong tài năng hội họa của Lê Phổ.

Bức tranh khỏa thân hiếm hoi có tính bước ngoặt trong lịch sử hội họa Việt - 3

Những bông hoa xuất hiện trong tranh như nhắc nhớ người xem rằng vẻ đẹp rất mong manh.

Những bông hoa xuất hiện trong tranh như nhắc nhớ người xem rằng vẻ đẹp rất mong manh và thời gian sẽ làm héo tàn vẻ đẹp. Người phụ nữ xuất hiện trong tranh là một người phụ nữ phương Tây kiều diễm.

Lúc sinh thời, danh họa Lê Phổ (1907 - 2001) rất yêu thích bức tranh này, nên khi sang Pháp định cư năm 1937, ông đã mang theo bức họa và luôn giữ tác phẩm trong căn hộ nhỏ mà ông thuê thuở ban đầu tại Paris, Pháp.

Dù vậy, sau cùng, ông đã cầm cố bức tranh này như một vật làm tin với bà chủ nhà để dàn xếp khoản tiền thuê nhà khi chưa kịp trả trong lúc ông có việc gấp cần đi xa. Về sau, bức họa đã thuộc về bà chủ nhà, người phụ nữ bán bức tranh đi và kể từ đó, bức tranh bắt đầu hành trình đi qua tay các vị chủ nhân mới.

Bích Ngọc
Theo Christie

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Xem tranh của danh họa Việt có tác phẩm đắt nhất trên thị trường đấu giá

Trên thị trường đấu giá mỹ thuật, danh họa Mai Trung Thứ đang là tác giả của tác phẩm hội họa đắt giá nhất được thực hiện bởi một họa sĩ người Việt.

Bức tranh khắc gỗ quý hiếm của nhà văn Nhất Linh được đấu giá tại Pháp

Phiên đấu giá Peintres & Arts du Vietnam của nhà Aguttes đã gõ búa bán bức tranh cực kỳ quý hiếm của nhà văn Nhất Linh.

Nhìn lại bảng xếp hạng 13 siêu phẩm hội họa Việt đắt giá nhất năm 2021

Năm 2021, có 2 cuộc đấu giá quốc tế diễn ra làm thay đổi bảng xếp hạng siêu phẩm đắt giá của hội họa Việt Nam, đó là những bức họa đắt giá nhất của họa sĩ Việt trên thị trường đấu giá quốc tế.

Bức tranh ‘Trà đàm’ của Mai Trung Thứ và ‘Đan len’ của Lương Xuân Nhị vượt giá 30 tỉ đồng tại Pháp

Hai bức tranh của danh họa Việt Nam Mai Trung Thứ và Lương Xuân Nhị gây bất ngờ tại phiên đấu giá ở Pháp.

Bức ảnh thu hoạch hoa súng của nhiếp ảnh gia Việt lọt top ảnh du lịch ấn tượng của Life Framer

Tác phẩm Harvesting water lily của nhiếp ảnh gia Khánh Phan có mặt trong top 20 ảnh du lịch ấn tượng của Life Framer.

Cận cảnh khu tượng đài Trần Hưng Đạo xuống cấp sắp được 'thay áo mới'

Được xây trước năm 1975, tượng đài Trần Hưng Đạo đã xuống cấp nhiều hạng mục, TPHCM đã lên phương án chỉnh trang, tôn tạo lại và sẽ mời người dân góp ý về màu sắc, thiết kế, bức phù điêu, lư hương.

Bức ảnh 'Người bán đó' ở Hưng Yên đoạt giải trong cuộc thi ảnh quốc tế

Tác phẩm "Người bán đó" của nhiếp ảnh Lý Hoàng Long đến từ Việt Nam có mặt trong Top Ảnh du lịch ấn tượng của năm 2021 của tạp chí All About Photo.

Chấm phá về Trần Vũ Mai và Đỗ Nam Cao

Mỗi nhà thơ khi đứng lên được, đều đứng lên trên chính mảnh đất của mình, đứng lên trên chính số phận mình".

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025