Bộ sưu tập nghệ thuật của cựu hoàng hậu lưu vong Iran cuối cùng cũng được đưa ra ánh sáng

23/02/2019 10:08
Bộ sưu tập nghệ thuật của cựu hoàng hậu lưu vong Iran cuối cùng cũng được đưa ra ánh sáng

Farah Pahlavi, tên thời con gái là Diba - hoàng hậu lưu vong của Iran, có rất nhiều chuyện để kể.

Farah Diba gặp Mohammad Reza Pahlavi vào mùa xuân năm 1959, khi bà là một cô gái 20 tuổi hoạt bát, tại tiệc chiêu đãi của Đại sứ quán Iran ở Paris. Người mẹ góa của bà đã gửi bà đến Pháp để học kiến ​​trúc, một lĩnh vực không bình thường đối với một cô gái Iran thuộc tầng lớp thượng lưu. “Thời đó, mọi người đều muốn con cái trở thành bác sĩ hoặc người nào đó trong chính phủ”, bà nhớ lại. “Nhưng tôi nghĩ, tôi không muốn ngồi trong một căn phòng – tôi muốn đi ra ngoài, sống với thiên nhiên”.

Ông, dĩ nhiên, là vua của Iran, lớn hơn bà 20 tuổi, và những gì bà muốn làm trong cuộc sống không làm ông bận tâm một cách đặc biệt. Ông mua sắm cho hoàng hậu mới – hoàng hậu thứ ba của ông – người có thể sinh con cho ông để có người thừa kế. Họ kết hôn vài tháng sau đó, và năm 1967, bà trở thành Farah Diba Pahlavi, hoàng hậu Iran.



Vua và Farah Pahlavi trong ngày cưới vào tháng 12.1959

Họ nắm quyền trong 20 năm, trước khi Cách mạng Hồi giáo lật đổ cả hai khỏi ngai vàng chim công – biểu tượng của chế độ quân chủ Iran – và rời xa đất nước mãi mãi năm 1979. Ông mất vì bệnh ung thư một năm rưỡi sau đó, sau khi chuyển đến Ai Cập. Bà sống giữa Paris và Washington D.C., nhưng chủ yếu ở Paris.

Gần đây, một cuốn sách mới, ấn tượng về các tác phẩm nghệ thuật mà bà sưu tầm khi còn là hoàng hậu vừa được xuất bản. Bà đã có buổi tiệc ra mắt sách tại nhà bán đấu giá Christie’s Paris. Ở tuổi 80, bà đĩnh đạc và xinh đẹp, không kiêu căng nhưng trên tất cả là ưu tiên cho công việc.

Giờ đây, hoàng hậu dành phần lớn cuộc sống bên ngoài Iran hơn là bên trong. Bà nhớ Iran “hằng ngày”, bà nói với vẻ u sầu lặng lẽ, nhưng không ủy mị. “Có nhiều nỗi buồn”, bà kể. “Có những lần trong quá khứ, trong thời gian lưu vong, khi tôi thực sự sống từng giờ, từng ngày. Bạn phải giữ vững tinh thần và sức mạnh. Tôi sử dụng tất cả các biện pháp để có cảm giác tốt hơn – yoga, thiền, những thứ mà tôi nên tập nhiều hơn bây giờ”.



Hai vợ chồng với Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy tại Washington, D.C., năm 1962

Cả Iran và lịch sử đều không đối xử tốt với vua. Ông được nhớ đến – một cách công bằng và không công bằng – vì sử dụng tài sản dầu mỏ của Iran cho các máy bay chiến đấu của Mỹ và các chương trình tự tôn vinh. Ngay cả những ý định hiện đại hóa cuộc Cách mạng Trắng của ông cũng bị đánh giá là kém cỏi và thiếu hiểu biết. Ông sẽ không bao giờ được xem là một trong những người có ảnh hưởng lớn trong lịch sử. Tuy nhiên, bà lại là một câu chuyện khác.

Khi bà trị vì, phong cách ăn mặc hợp thời trang của bà bị nhiều người đồng hương xem là sự bán rẻ linh hồn cho phương Tây suy đồi. Ngày nay, trang phục hàng hiệu của bà trông giống như lá cờ tự do đã bị phụ nữ Iran chối bỏ trong một thời gian dài. Nếu vua vẫn bị xem là một nhà quân phiệt sai lầm, thì hoàng hậu - cho dù bà có ý định đó hay không – vẫn bị một số người xem là nhà hoạt động nữ quyền không thành công.



Mohammed Reza Pahlavi, vua Iran, với hoàng hậu và con trai, thái tử Reza, năm 1967

Nhưng di sản quan trọng nhất của Pahlavi – có thể kéo dài lâu đời nhất trong toàn bộ triều đại Pahlavi – là tác phẩm nghệ thuật mà bà đã bảo vệ, mua và trưng bày trong các bảo tàng mà bà thành lập tại Iran. Nhiều tổ chức trong số các tổ chức này đã tôn vinh các kho báu Ba Tư (tên gọi trước đây của Iran) bản địa trong thời gian qua: thảm, tranh từ thời Qajar, gốm sứ và đồ bằng đồng. Tuy nhiên, những vụ mua lại đáng chú ý nhất của bà, ít nhất là những vụ mua lại bên ngoài Iran, là hơn 200 kiệt tác của nghệ sĩ theo trường phái ấn tượng, tranh và tượng hiện đại. Bộ sưu tập đó, được cho là trị giá vài tỷ USD, phần lớn đã bị Cộng hòa Hồi giáo Iran giấu. Iran vẫn còn nửa xấu hổ về bộ sưu tập này.



Hoàng hậu trong lễ đăng quang, trên bìa tạp chí Paris Match năm 1967

Nhưng những tác phẩm đó cuối cùng cũng được đánh thức sau giấc ngủ dài trong hầm Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Tehran và đưa ra ánh sáng – hoặc ít nhất là một vài tác phẩm trong số đó, đôi khi, được đưa ra ánh sáng. Một cuộc triển lãm vào tháng 2.2019 tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Tehran với các tác phẩm của các nghệ sĩ Mark Rothko, Andy Warhol và Marcel Duchamp. (Không có gì ngạc nhiên khi những bức khỏa thân của Auguste Renoir và Francis Bacon sẽ không được đưa vào triển lãm). Tuy nhiên, theo cách mà mọi thứ đang diễn ra, không chắc nhiều người trong chúng ta sẽ có cơ hội nhìn thấy bất kỳ bức tranh nào trong số đó – khỏa thân hay không – trong tương lai gần.

Điều hay nhất tiếp theo là cuốn sách của Pahlavi đã được tôn vinh tại nhà bán đấu giá Christie’s Paris, Iran Modern: The Empress of Art (tạm dịch: Nghệ thuật hiện đại của Iran: Hoàng hậu ủng hộ nghệ thuật), được Assouline xuất bản. Cuốn sách giống như một cánh cửa thực sự: nặng 9kg, dày gần 8cm và được bán với giá 895 USD. Trang bìa là Pahlavi với vẻ ngoài quyến rũ nhất của bà mà bà đã ủy thác cho Warhol vẽ năm 1976 – không phải vô cớ mà bà được gọi là Jackie Kennedy của Trung Đông. Bức tranh gốc đã bị đám đông giận dữ xé nát trong những ngày đầu của cuộc cách mạng – may mắn thay, một trong các tác phẩm duy nhất trong bộ sưu tập bị hỏng.



Farah Pahlavi và nghệ sĩ Salvador Dali tại Paris năm 1969

“Cách đây đã lâu, tôi xem một bộ phim trên truyền hình Pháp cho thấy các tác phẩm nghệ thuật dưới tầng hầm Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Tehran”, Pahlavi nhớ lại. “Tôi thấy bức chân dung của tôi do Andy Warhol vẽ đã bị cắt nát. Khi nhìn thấy bức tranh đó, một cách thẳng thắn, tôi nói, ‘Thật là ngu ngốc. Thay vì cắt nát, họ nên bán nó’”.

Một cuộc kiểm tra tên theo thứ tự thời gian thiếu công bằng đối với những nghệ sĩ có tác phẩm nghệ thuật đắt giá cũng được nêu trong cuốn Iran Modern. Renoir và Paul Gauguin nhường chỗ cho Fernand Léger và Pablo Picasso, cho đến Rothko, Willem de Kooning, Jackson Pollock và Jasper Johns. Đó chỉ là những bức tranh. Các tác phẩm điêu khắc bao gồm các tác phẩm quan trọng của Alberto Giacometti và Alexander Calder.



Tấm hình chụp lấy liền do Andy Warhol chụp Farah Dida Pahlavi, hoàng hậu Iran, năm 1976

Pahlavi bắt đầu sưu tầm vào đầu những năm 1970, khi Iran đang tận hưởng vận may tài chính khổng lồ. “Chúng tôi có của cải với giá dầu tăng, mặc dù vấn đề của chúng tôi cũng bắt đầu từ đó. Tôi nghĩ chúng tôi cần có một bảo tàng nơi các nghệ sĩ trẻ Iran có thể triển lãm, nhưng sau đó tôi nghĩ, tại sao không có tác phẩm nghệ thuật nước ngoài mà chỉ có tác phẩm nghệ thuật Iran? Cả thế giới có tác phẩm nghệ thuật của chúng tôi. Chúng tôi không đủ khả năng để mua tác phẩm nghệ thuật cổ đại của họ, nhưng chúng tôi có thể mua được tác phẩm nghệ thuật hiện đại của họ”.

Ngân sách chủ yếu từ Công ty dầu khí quốc gia Iran. Để được tư vấn về những gì cần mua, hoàng hậu đã dựa vào Donna Stein, cựu giám tuyển tranh và hình tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại, New York. Một sự giúp đỡ không kém phần quan trọng từ phía Kamran Diba, kiến ​​trúc sư và là anh họ của hoàng hậu, người đã vẽ các đồ án cho bảo tàng. Tòa nhà bằng bê tông và đá xây dạng 1/4 hình tròn với nhau trông vừa hiện đại vừa cổ kính. Kiến trúc sư lấy cảm hứng từ tháp gió cổ đại của Ba Tư – các cấu trúc gạch lọc gió nóng qua hồ nước mát như một loại điều hòa nguyên thủy. Pahlavi cũng hài lòng. “Các tháp gió quá đẹp”.



Farah Diba Pahlavi, hoàng hậu Iran do Andy Warhol vẽ năm 1976; Mohammad Reza Pahlavi, vua Iran do Andy Warhol vẽ năm 1978

Đó là những năm khi Pahlavi đến bảo tàng và gặp gỡ các nghệ sĩ vĩ đại nhất thời bấy giờ. Một lần, khi đi với Henry Moore, nghệ sĩ “đã chỉ cho tôi một bức tranh nhỏ và hỏi mọi người ai là tác giả. Tình cờ tôi nói Joan Miró, và tôi đã đúng! Tôi rất, rất tự hào”. Bà có thể dễ dàng giấu một hoặc hai bức tranh của Rothko khi rời khỏi Iran, nhưng bà đã không làm vậy; bà nói rằng bà đã mua bộ sưu tập cho người dân Iran.

“Năm 2005, giám đốc bảo tàng lúc đó đã tổ chức triển lãm các bức tranh – dĩ nhiên, không phải tất cả các bức tranh. Tôi hạnh phúc khi mọi người nhìn thấy những gì họ có. Tôi sẽ không bao giờ quên một nữ họa sĩ Iran người đã nói với tôi rằng cô ấy tìm lại chính mình trước một bức tranh của Rothko, cô ấy đã khóc. Điều đó rất quan trọng đối với tôi. Mọi thứ vẫn còn đó”.



Những người phản đối vua phá hủy tranh vẽ hoàng hậu

Đúng, hầu hết mọi thứ vẫn còn đó. Năm 1994, Iran đã trao đổi tác phẩm Woman III của họa sĩ de Kooning vẽ năm 1953, lấy các trang bản thảo minh họa sắc sảo Shahnameh – sử thi quốc gia của nhà thơ Firdausi, khi đó thuộc sở hữu của những người thừa kế của một nhà sưu tập người Mỹ. Cuộc trao đổi diễn ra ngay tại sân bay Vienna, Áo và Woman III của de Kooning cuối cùng nằm trong tay David Geffen, người sau đó đã bán bức tranh cho tỷ phú quỹ đầu tư Steven Cohen với giá 137.5 triệu USD.



Khán giả xem The Melody Haunts My Reverie (Giai điệu ám ảnh mộng tưởng của tôi) của Roy Lichtenstein vẽ năm 1965, được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Tehran năm 1999.

Cuộc sống lưu vong của bà thoải mái, Pahlavi cảm nhận sự thay đổi sâu sắc. Bà thường đọc một câu thơ của một nhà thơ Iran: “Ngôi nhà rất đẹp, nhưng đó không phải là nhà tôi”. Bà cũng đã trải qua nỗi đau và bất hạnh không kể xiết. Bà và vua có 2 người con trai và 2 người con gái. Năm 2001, cô con gái nhỏ, Leila, uống thuốc quá liều ở London, Anh. Năm 2011, cậu con trai nhỏ, Ali-Reza, tự sát bằng súng ở Boston, Mỹ. Sau khi con gái chết, Pahlavi mua một căn nhà nhỏ ở khu vực đô thị Washington D.C, để ở gần con trai lớn, thái tử Reza Pahlavi và 3 cháu gái. “Thật là khủng khiếp, và tôi nghĩ về chuyện đó mỗi ngày. Tôi muốn các con tôi giữ tinh thần của tôi. Tất cả chúng tôi phải tìm cách sống sót. Tôi không muốn chế độ, nguyên nhân của tất cả sự khốn khổ này, giành chiến thắng”.



Farah Pahlavi,
“Jackie Kennedy của Trung Đông” tại Paris

Nhưng bà cũng không mơ khôi phục chế độ quân chủ cũ. Con trai bà, thái tử, vẫn hoạt động trong chính trường Iran với tư cách là người ủng hộ nhân quyền cho đồng hương của mình; bà ít tham gia trực tiếp. Cả hai đã kêu gọi nền dân chủ thế tục. “Những gì tôi mơ ước”, bà nói, “là để Iran thoát khỏi hệ thống này. Tôi không thể tin được những điều khủng khiếp mà tôi nghe thấy”.

Trong khi đó, những cuộc gặp gỡ tình cờ đôi khi mang lại cảm giác rằng bà không bị căm ghét ở quê nhà. “Khi tôi nhìn thấy đồng bào của mình trên đường phố Paris, những người trẻ đã nghe rất nhiều điều vô nghĩa về chúng tôi, họ tiến về phía tôi và ôm hôn tôi, điều đó tiếp thêm cho tôi lòng can đảm”.

Mê Linh - Ảnh: Internet


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
2

Nghe nhạc Trịnh: Vẫn thấy bên đời còn có em

"Vẫn có em bên đời” không chỉ là một bản tình ca, mà còn là một lời tự sự đầy hoài niệm của Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam. Giai điệu nhẹ nhàng, ca từ sâu lắng đưa người nghe vào những xúc cảm tinh tế về tình yêu, sự chia xa và những dư âm còn vương trong ký ức.
3

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã tạ thế vào ngày 29.3. Ông đã để lại một di sản âm nhạc vô giá gắn liền với lịch sử văn hóa đất nước.
4

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.
5

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2015 bị tước ngôi vì cố ý tham gia cuộc thi khác, Miss Universe 2019

Ngày 22.2, BTC cuộc thi Miss Grand International - Hoa hậu Hoà bình Quốc tế đã đưa ra thông báo, quyết định tước ngôi vị Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2015 của người đẹp Claire Elizabeth Parke.

NSƯT Thành Lộc: Mỗi người có quyền chọn cách sống, miễn họ thấy hạnh phúc!

NSUT Thành Lộc, từ lâu được mệnh danh là “phù thủy sân khấu” vì vai diễn nào của anh ở lĩnh vực kịch nói, cũng làm khán giả say mê.

Việt Nam giành Huy chương bạc tại Liên hoan xiếc quốc tế ở Tây Ban Nha

Hai nghệ sĩ xiếc Hiền Phước và Thanh Hoa của Việt Nam đã giành Huy chương bạc tại Liên hoan xiếc quốc tế Con voi vàng lần thứ 8 tại Girona, Tây Ban Nha.

Miley Cyrus tiết lộ lý do cưới Liam Hemsworth

Sau khi kết hôn với Liam, Miley Cyrus vẫn giữ cá tính của mình là vui nhộn, quậy phá và thích thể hiện bản thân mình, kế cả những trong trang phục khá mát trên tạp chí

Karl Lagerfeld và Yves Saint Laurent: Từ bạn bè đến kẻ thù và tranh giành một người đàn ông

Rất khó để có thể định nghĩa mối quan hệ giữa Yves Saint Laurent và Karl Lagerfeld: bạn bè, kẻ thù và thậm chí là hai cái cùng lúc. Trang Yahoo miêu tả Laurent và Lagerfeld giống như hai chuỗi xoắn kép đã mãi mãi thay đổi DNA của thời trang.

'Hai Phượng' và dấu mốc mới của đả nữ Ngô Thanh Vân

Hai Phượng" là dự án phim hành động cuối cùng của Ngô Thanh Vân, một bộ phim mang đến cái nhìn đầy thiện cảm và tự hào về điện ảnh Việt Nam khi được công chiếu song song tại hai thị trường Mỹ và Việt Nam và mới đây đã chính thức tham gia tranh giải tại LHP Osaka 2019.

Diễn viên gốc Việt, Hồng Châu ‘hóa’ người mẹ đơn thân trong phim cảm động về gia đình ‘Driveways’

Vừa ra mắt thành công tại liên hoan phim quốc tế Berlin, tác phẩm chính kịch ‘Driveways’ gây ấn tượng nhờ dàn diễn viên tài năng như Brian Dennehy và Hồng Châu. Dự án cũng đánh dấu sự trở lại của đạo diễn đồng tính gốc Hàn Andrew Ahn, người từng tạo tiếng vang với bộ phim 18+ ‘Spa Night’ cách đây 3 năm.

Tấm bản đồ trong thư phòng của Ung Chính phơi bày thêm sự thật ở Biển Đông

Trong bài trước, chúng tôi có nêu bộ phim Diên Hy Công Lược bị dừng chiếu và tấm bản đồ tự phơi bày sự thật ở Biển Đông. Lần này, chúng ta tiếp tục xem có gì hay với Tấm bản đồ trong thư phòng của Ung Chính (phim Hậu cung Hoàn Chân truyện).

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025