Bài 2: Ông lão mù lênh đênh sông Hậu mưu sinh

04/08/2019 09:00
Bài 2: Ông lão mù lênh đênh sông Hậu mưu sinh

Thân hình khắc khổ nhỏ bé, cái lưng và khuôn mặt luôn cúi xuống, mỗi ngày trôi qua ông lão mù Trương Thanh Liêm chỉ cố gắng làm tốt 1 việc: nhặt nhạnh vài đồng về nuôi vợ và bầy chó ở nhà. Và bí quyết để ông kiếm tiền là nhờ vào tiếng đàn tự chế réo rắt vào lòng người.

Hoàn cảnh ra đời của cây đàn đặc biệt

Gần 5 giờ chiều, ông lão Trương Thanh Liêm lần tìm chiếc điện thoại “cùi bắp” rồi mò bấm số gọi cho người xe ôm quen thuộc. Ông cười mà rằng: “Tui mù thì mù vậy đó chứ tự gọi được điện thoại à nghen. Không tin, chú bấm số chú vô đây tui gọi lại cho coi”, và quả nhiên sau một lúc mò mẫm, ông làm được thật.

Xe ôm tới, ông Liêm tạm biệt vợ, bước ra khỏi căn nhà trọ ẩm thấp bắt đầu 1 buổi tối mưu sinh. Bà Nguyễn Thị Nhiễu (66 tuổi) vợ ông Liêm nhìn chồng lên xe rồi cũng khó nhọc bước vào nhà khép cửa lại. Họ là đôi vợ chồng già sống chung với nhau hơn 30 năm qua mà không có một mụn con nối dõi. Họ như sống ở một thế giới khác, ở đó chỉ có họ và bầy chó mà 2 vợ chồng hết mực thương yêu.

Hành trang ông Liêm mang theo rất đơn giản, 3 thứ gồm, 1 cái gậy được làm từ ống nước, 1 cái túi nhỏ đựng vé số. Và cái đặc biệt nhất là cây đàn tự chế có 1 không 2 mà người ta thường nói vui là “phá vỡ các định luật về âm nhạc”. Lịch sử ra đời của cây đàn này cũng hết sức tình cờ mà căn nguyên cũng xuất phát từ cái sự mù của ông mà ra.

Ông Liêm và vợ sống trong căn nhà trọ tồi tàn, ẩm thấp - Ảnh: Thanh Nguyên

Năm nay 68 tuổi, ông Liêm quê quán vốn miệt Năm Căn, Cà Mau. Thưở sinh ra, ông cũng là 1 đứa trẻ bình thường, sống trong 1 gia đình con cái nheo nhóc. Năm lên 3 tuổi, 1 cơn bệnh đã cướp đi đôi mắt của ông. Rồi từ đó, ông phải tập thói quen sống trong bóng tối. Lớn lên trở thành 1 thanh niên mù lòa cũng là lúc song thân không còn trên cuộc đời.

Gia đình ruột thịt mỗi người một cuộc sống nghèo khó, không ai có khả năng cáng đáng ông. Ông phẫn chí bỏ xứ ra đi cầu thực, hành trang mang theo không có gì ngoài khả năng chơi được đàn ghita sau nhiều năm khổ luyện.

“Lúc đầu mình nghe hay rồi để ý, tự đi kiếm đàn về tập, năm này qua năm khác rồi mình chơi được thôi. Lúc mới biết chơi, cây đàn tôi có được là do đi xin đàn cũ của người khác. Rồi cây đàn cũng bị trộm lấy mất, cần câu cơm của tôi không còn. Buộc tôi phải tìm cây đàn khác”, ông Liêm kể.

Thế rồi không có tiền mua đàn, cái khó ló cái khôn, ông nghĩ cách lấy 1 mảnh ván, đục đẽo thành hình thù như cây đàn sến dài tầm 70 phân (cm). Ở 2 đầu ông đóng 2 dãy đinh để căng 2 sợi dây thắng xe đạp tách nhỏ ra. Phần thùng đàn, ông dùng 1 chiếc thau nhôm úp vào mảnh ván. Vậy là ông căng 2 sợi dây thắng xe đạp ra, ở đầu cần đàn ông chèn vô thêm 1 chiếc bu lông để cố định dây đàn và cũng là thứ dùng để điều chỉnh dây đàn.

Rồi tay phải ông gảy, tay trái ông dùng 1 chai dầu thơm dạng bằng thủy tinh để ấn vào dây đàn tạo nên những nốt nhạc. Cái thứ đàn không giống ai đó dưới khả năng cảm âm cực nhạy của ông đã làm nên chuyện. Không biết bao nhiêu bài Đờn ca tài tử đã được ông gảy nên, giúp ông đặc biệt hơn trong quá trình khất thực.

2 mảnh đời

30 năm trước, lúc ông còn lang thang ở Bạc Liêu, tình cờ ông gặp 1 người phụ nữ cùng quê làm nghề gánh nước thuê. Đó là bà Nguyễn Thị Nhiễu (66 tuổi), vợ của ông hiện nay. “Mình cũng là người tha hương cầu thực, duyên số đưa đẩy gặp ổng rồi gắn bó với nhau. Tôi là 1 người phụ nữ bình thường, có thể tìm 1 tấm chồng tốt hơn để nương tựa. Nhưng không hiểu sao từ khi biết ông ấy, có 1 sự gắn kết kỳ lạ kết nối lại”, bà Nhiễu kể về khoảng thời gian đầu gặp chồng.

Thế rồi họ gắn bó với nhau trên dòng đời, cùng nhau mưu sinh tạo dựng cuộc sống. Rồi bà cũng mang thai, nhưng trong lúc gánh nước thuê bất cẩn, bà bị té dưới bờ sông. Tai nạn lần đó khiến bà mất đi đứa con đầu lòng khi cái thai mới hơn 3 tháng tuổi và khả năng làm mẹ cũng vĩnh viễn không còn…

Ông Liêm lên xe ôm, chuẩn bị đi lấy vé số để bán - Ảnh: Thanh Nguyên

Trong những câu chuyện về cuộc đời của 2 mảnh đời này cứ phảng phát một điều gì u uẩn. Đành rằng, đối với 1 người mù như ông Liêm thì luôn có những câu chuyện buồn trong cuộc sống. 1 người phụ nữ bất hạnh như bà Nhiễu thì mỗi ngày cũng khó có được 1 nụ cười trọn vẹn. Thế nhưng, những câu chuyện về họ là những xui rủi cứ chồng lấn lên nhau. Những điều này khiến họ thu mình lại, và chỉ cố sống sót qua ngày.

Rồi dòng đời xô đẩy họ lạc đến Vĩnh Long - Cần Thơ, nơi họ chọn sống là bờ sông Hậu thuộc địa phận TX.Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Hằng ngày, ông Liêm ôm cây đàn tự chế mò mẫm ở các bến phà Cồn Khương, Bình Minh để vừa bán vé số vừa khất thực. Còn bà Nhiễu cũng với xấp vé số rong ruổi từ sáng đến tối để kiếm vài chục ngàn sống qua ngày. Trong căn nhà trọ được thuê với giá 500.000 đồng mỗi tháng đó, không có lấy được một vật gì giá trị.

Thứ giá trị nhất đối với đôi vợ chồng già là bầy chó gồm 3 con: 2 cái, 1 đực. 2 con chó cái liên tục sinh nở, và hiện đang có 8 chú chó con do 2 người mẹ chó sinh ra. 3 chú chó con rất quấn chủ, nhất là khi thấy có người lạ trong nhà, chúng ngồi quanh ông Liêm và mắt luôn hướng về người khách để theo dõi nhất cử nhất động. 2 vợ chồng ông Liêm luôn thay nhau vuốt ve, cưng nựng mấy con chó như trẻ nhỏ trong nhà.

“2 vợ chồng làm không đủ ăn, sao nuôi chi cho nhiều vậy?”, 1 người hàng xóm mới của ông Liêm hỏi. “Thì nuôi cho trong nhà có thêm tiếng động, có thêm thành viên cho đỡ cô đơn. Chứ 2 vợ chồng già cũng sầu thúi ruột gan. Đợt rồi tôi bệnh nằm viện cả tuần trời, mấy “đứa nhỏ” ở nhà không ai chăm, nhớ muốn chết”, bà Nhiễu kể về những chú chó như con cháu trong nhà. Nghèo khó là thế, nhưng nhiều lứa chó con sinh ra, 2 vợ chồng không bán lấy 1 con nào mà chỉ để dành cho những gia đình cần nuôi chó thực sự.

Dáng ngồi khắc khổ của ông Liêm bên bến đò Cồn Khương - Ảnh: Thanh Nguyên

Cuộc sống cơ hàn đã bủa vây đôi vợ chồng già này ngay từ lúc chào đời. Thế nên, việc họ mơ ước mỗi ngày chỉ là làm sao kiếm đủ tiền để sống hết ngày. Một mong mỏi chính đáng và cũng vất vả, bất khả thi đối với họ. Mấy tháng nay, bà Nhiễu đổ bệnh khớp, rồi tiểu đường khiến bà không còn đi bán vé số được nữa, sau chuyến nằm viện phải đi vay mượn tiền bạc. Bây giờ gánh nặng trả món nợ hơn chục triệu một mình ông Liêm phải tính toán.

“Mà đã hết khổ đâu chú, ổng đi bán vé số vậy đó chứ có ngày cũng bị mất mát. Mấy người không có tâm, nói mua vé số, lấy cả cọc rồi giật luôn hoặc lấy nhiều tờ mà trả tiền ít. Lâu lâu lại mất mấy trăm ngàn, nợ cứ chồng nợ. Mà giờ không bán vé số, chúng tôi cũng không biết làm gì nữa”, người vợ kể.

Chúng tôi theo chân chiếc xe ôm đưa ông Liêm xuống bến đò Cồn Khương trong buổi chiều tà. Trên bến đò đông người qua lại, ông Liêm ngồi một góc, móc xấp vé số ra để trên đùi, bắt đầu 1 buổi mưu sinh. Khi có người mua vé số, ông giao hết cho họ cả xấp để họ lựa rồi chăm chú lắng nghe, dõi theo một cách khó khăn người mua. Để lừa được ông lão mù thì dễ như lấy đồ trong túi, nên ông chỉ biết trông chờ vào sự tử tế của những người qua đò.

Chờ những chuyến đò thưa khách, ông Liêm quơ chiếc gậy để lên đò bán vé số. Ông mò mẫm, len lỏi rồi dạo lên 1 khúc cổ nhạc phục vụ cho người qua đò. Sau 1 ngày làm việc mệt mỏi, qua đò hóng 1 luồng gió mát, nghe 1 khúc ca cổ từ cây đàn có 1 không 2 của ông mù, ai cũng gợn lên tâm tư. Người không mua vé số thì để vào cái ca nhựa ông mang theo vài ngàn đồng. Lòng hảo tâm đó đã giúp ông Liêm và vợ sống được mấy chục năm qua và có thể sẽ kéo dài nữa.

Cây đàn có 1 không 2 của ông Liêm - Ảnh: Thanh Nguyên

Ông Liêm trở về nhà lúc gần 9 giờ tối, khi chuyến đò cuối cùng trong ngày kết thúc. Và sáng hôm sau lại tiếp tục trở ra bến đò… Thời gian nghỉ hiếm hoi của ông là lúc chiều sau khi trả vé số bán không hết trước giờ chót, ông về nhà ăn cơm, vuốt ve những chú chó, ngả lưng một chút chờ đến 5 giờ chiều. 2 vợ chồng luôn cố gắng để mỗi ngày đều có thể trôi qua như thế. Nếu 1 ngày ông Liêm không ra bến đò được, thì những ngày sau đó sẽ khó khăn, họ sẽ đánh vật với những cơm áo gạo tiền chồng chất.

“Ở đây, ai cũng thương vợ chồng ông lão. Không biết đến sau này khi họ không còn nhấc chân bước đi kiếm ăn được nữa thì sẽ như thế nào”, 1 người hàng xóm của vợ chồng ông Liêm nói. Và đó cũng là suy nghĩ của vợ chồng ông Liêm, nhưng họ không biết làm gì hơn mà chỉ biết phó mặc cho số phận.

Thanh Nguyên


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Cô gái học hết tiểu học được mời về làm việc vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao

Dù chỉ mới học hết tiểu học, nhưng cô gái này khiến nhiều người khâm phục khi vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao và là tỷ phú sở hữu khối tài sản hơn 42.000 tỷ đồng.
2

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.
3

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi

Nhận nuôi một người lớn rất đơn giản, cô sẽ không cần chứng minh năng lực tài chính, môi trường nuôi dạy trẻ...mà vẫn có người chăm sóc khi về già.
4

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

Bài 1: Chàng trai mù bẩm sinh và sự dằn vặt của một gia đình

Cuộc đời lấy đi của họ đôi mắt, nhưng bù lại ban cho họ đôi tai thính, một sự cảm nhận cuộc sống theo cách không giống ai. Rồi tình cờ họ biết đến cây đàn ghita và sự say mê âm nhạc đã cứu vớt cuộc đời của họ ở nhiều khía cạnh…

Bị bạn gái "đá" vì nghèo, người đàn ông từ công nhân vệ sinh vươn lên thành CEO công ty

Từ một công nhân vệ sinh, Vernon Kwek (Singapore) vươn lên trở thành CEO công ty có doanh thu 12 triệu đôla Singapore/tháng (hơn 200 tỷ đồng). Tất cả bắt nguồn từ một câu nói gây tự ái của người yêu.

Rút 20 nghìn giúp 4 mẹ con vô gia cư, nhiếp ảnh gia thẹn thùng trước lời của người mẹ

Bức ảnh cùng câu chuyện về lòng tự trọng của người phụ nữ mưu sinh bằng nghề bán hàng rong trên phố để nuôi 3 con nhỏ được nhiếp ảnh đến từ Nha Trang chia sẻ khiến nhiều người lắng lòng suy ngẫm.

Cô gái múa một chân vượt lên chiếc bóng đời mình

Lần đầu tiên sau bi kịch, Bế Thị Băng (32 tuổi, hoa khôi Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết năm 2019) nhìn thấy chiếc bóng của mình, cô tự hỏi: "Là mình đây sao?".

Vượt qua ung thư, cười 'hết phần người khác', sống vui 20 năm

Bí quyết nào khiến cho một phụ nữ bị ung thư đã gần 20 năm sống khỏe đến bây giờ? Câu chuyện của chị Hồ Thị Sáu đơn giản mà sâu sắc. Phương châm của chị chỉ là "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ".

Bức thư bố gửi con gái trong ngày cưới hút triệu view

Ông bố tâm lý cũng không quên gửi mấy lời tới con rể: "Hứa với bố, con phải nắm chặt tay cô ấy, yêu thương bảo vệ cô ấy, đồng hành với cô ấy cả cuộc đời này, con nhé! Hôn nhân không phải là 1 + 1 = 2, mà là 0,5 + 0,5 = 1."

Cô bé lớp 6 gửi thư kêu gọi 'đừng thả bong bóng lên trời' để gìn giữ môi trường

Trong bức thư của mình, em Nguyễn Nguyệt Linh (lớp 5, trường Marie Curie) bày tỏ mong muốn các trường học không thả bóng bay ngày khai giảng.

Con chuột nhịn 3 ngày để chui vào bình thức ăn: Cái kết đủ đau để thức tỉnh con người!

Cái kết dành cho con chuột là hình ảnh chân thực nhất, thức tỉnh nhiều người trong chúng ta.

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 25/04/2024