Xoay chuyển tình hình Biển Đông

FN27/10/2023 09:00
Xoay chuyển tình hình Biển Đông

Theo tác giả, chỉ riêng cuộc chiến giành quyền đánh bắt đã là câu chuyện phức tạp về kinh tế và môi trường trong tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, tại một trong những điểm nóng địa chính trị hàng đầu thế giới.

  • Nói đến Biển Đông, chắc hẳn điều đầu tiên nhiều người sẽ nghĩ đến là tranh chấp chủ quyền “5 nước 6 bên” ngày càng được thế giới quan tâm trong những năm qua. Song, một cuộc khủng hoảng khác cũng đang âm thầm diễn ra dưới những con sóng vốn không yên ả, đe dọa tương lai các cộng đồng xung quanh vùng biển chiến lược này. Đó chính là tình trạng xuống cấp của môi trường sinh thái ở Biển Đông do tác động của biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động của con người.

Trước những tham vọng địa chính trị, những lời kêu gọi hợp tác để cứu lấy môi trường Biển Đông dường như không có sức nặng. Tuy vậy, nhà báo, nhà nghiên cứu kỳ cựu về Đông Nam Á James Borton vẫn tin rằng Biển Đông có thể trở thành “vùng biển đoàn kết thay vì chia rẽ”. Những bằng chứng, lập luận, kiến giải và đề xuất hướng đến mục tiêu đó đã được ông trình bày trong cuốn sách Xoay chuyển tình hình Biển Đông vì một tương lai bền vững (tựa gốc: Dispatches from the South China Sea: Navigating to Common Ground). Được chia thành ba phần: Ghi chép thực địa, Chính trị sinh thái và Ngoại giao khoa học, cuốn sách này là nỗ lực truyền tải đến người đọc quan điểm rằng, có những điểm chung có thể dẫn đến sự chuyển đổi về chính sách, thậm chí đóng vai trò như giải pháp cho xung đột trên biển.

Theo ông Borton, tác động từ sự phát triển liên tục ở các vùng duyên hải, tình trạng lấn biển, tàn phá san hô, đánh bắt quá mức cũng như giao thông hàng hải ngày càng gia tăng đã đưa tất cả chúng ta lên “tuyến đầu” của cuộc chiến bảo vệ môi trường ở Biển Đông.

Đó là một tình trạng đáng báo động khi các rạn san hô ở biển khơi - nơi mang đến thực phẩm, công ăn việc làm cho chúng ta và giúp chúng ta chống lại bão lũ - đang bị tàn phá với mức độ nghiêm trọng chưa từng thấy trong những thập niên gần đây. Cuốn sách mô tả sống động những thách thức về an ninh lương thực dưới góc nhìn của ngư dân và giới khoa học biển, những người cho rằng sự suy giảm nguồn cá đang nhanh chóng trở thành một thực tế khó giải quyết không chỉ đối với ngư dân.

Bên cạnh vấn đề sinh kế, cuốn sách cũng bàn về “chính trị sinh thái”, những câu chuyện liên quan đến vấn đề môi trường trong cách hành xử thô bạo của Bắc Kinh trên Biển Đông. Khi ngư dân Trung Quốc đánh bắt từng con cá từ đáy biển động để đưa lên những chiếc tàu vỏ thép khổng lồ của họ, phá hủy các rạn san hô và đâm vào tàu cá của các quốc gia tranh chấp, hành động tấn công của họ gây ra những tác động cả tức thời lẫn lâu dài.

Các vụ đụng độ ở ngư trường và các hành động khiêu khích do Trung Quốc cầm đầu hiện nay đã phủ bóng đen lên Biển Đông và gây thiệt hại kinh tế cho nhiều ngư dân khi thuyền của họ bị đánh chìm và trang thiết bị của họ bị đánh cắp.

Theo tác giả, chỉ riêng cuộc chiến giành quyền đánh bắt đã là câu chuyện phức tạp - dù ít được báo cáo - về kinh tế và môi trường trong tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, tại một trong những điểm nóng địa chính trị hàng đầu thế giới. Song, ở trung tâm của vùng biển nhiều cơ hội, đầy bất định và luôn tồn tại các mối đe dọa này, vấn đề môi trường vẫn chỉ là những cuộc đối thoại của giới nghiên cứu.

Trong bối cảnh đó, tác giả đặt niềm tin vào khoa học, xem xét vai trò của hợp tác khoa học và việc thực hiện “ngoại giao khoa học” như một chiến lược để chấm dứt tình trạng căng thẳng vốn đã ngày càng gia tăng vì các yêu sách chủ quyền chồng lấn. Theo ông Borton, khoa học không phải là chính trị hay ý thức hệ, mà là một thứ ngôn ngữ toàn cầu có thể thúc đẩy hợp tác. Tác giả gợi ý xem xét mô hình “Hội đồng Bắc Cực” như một công cụ ngoại giao để duy trì hòa bình ở Biển Đông. Trong diễn đàn liên chính phủ này - được thành lập vào năm 1996 giữa Mỹ, Nga và sáu quốc gia Bắc Cực khác - bằng chứng khoa học là nền tảng cho các cuộc đàm phán.

Điều khiến cuốn sách này khác biệt với những cuốn khác về Biển Đông là sự kết hợp giữa nghiên cứu của cá nhân tác giả và ghi nhận thực địa. Từ năm 2014, ông Borton đã là diễn giả, đồng thời cũng đã tổ chức thực hiện sáu chương trình và podcast có chủ đề liên quan đến an ninh môi trường ở Biển Đông với sự tham gia của các nhà khoa học biển và chuyên gia chính sách uyên bác. Ông cũng là phóng viên thường trú hơn hai thập niên ở Đông Nam Á, từng lênh đênh trên các thuyền đánh cá, xuồng ba lá và tàu Cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông.

Trong những câu chuyện của mình, ông đưa người đọc đến gặp những con người đã gắn cuộc đời mình với Biển Đông, từ những ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng kiên cường bám biển bất chấp sự sách nhiễu và quấy rối của Trung Quốc, cho đến những giáo sư, tiến sĩ đã dành cả sự nghiệp để nghiên cứu về hệ sinh thái ở Biển Đông và làm thế nào để bảo vệ sinh kế của các cộng đồng sống dựa vào biển.

James Borton là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Đối ngoại thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Nâng cao Paul H. Nitze (SAIS) của Đại học Johns Hopkins, nơi ông nghiên cứu về an ninh môi trường ở Biển Đông và “khoa học công dân” (citizen science) ở đồng bằng sông Cửu Long. Ông từng dạy các khóa học viết tại Đại học Duyên hải Carolina, cũng như từng là giảng viên tại Đại học Nam Carolina.

Là nhà báo với hơn hai thập niên kinh nghiệm đưa tin từ nước ngoài, ông đã lăn lộn khắp Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Ông là cộng tác viên của Geopolitical Monitor, World Politics Review, South China Morning Post và Nikkei Asia. Ông tường thuật cũng như đóng góp các bài viết quan điểm về châu Á - Thái Bình Dương cho The Washington Times.

Trước khi cho ra đời cuốn sách này, ông đã tham gia biên tập “Biển Đông: Thách thức và hứa hẹn” (The South China Sea: Challenges and Promises) và “Đảo, đá ở Biển Đông: Sau phán quyết The Hague” (Islands and Rocks in the South China Sea: Post Hague Ruling).


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Con đường chuyển hóa - Thích Pháp Hòa

50 bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau của Sa môn Thích Pháp Hòa.
2

Tự do – Như chim tung cánh

Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
3

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

Những cuốn sách không thể thiếu trong tủ sách của bất kỳ doanh nhân nào

Đọc sách giúp nâng cao kiến thức, cập nhật những phương pháp và kỹ năng mới giúp phát triển bản thân cho tất cả mọi người mà đặc biệt là những doanh nhân, những người chủ doanh nghiệp, những nhà quản lý.

Tương lai thế giới sẽ phát triển đến mức nào và con người sẽ làm gì trong thế giới đó?

Có bao giờ chúng ta đặt tay lên trán ngẫm nghĩ và tự hỏi: liệu rằng thế giới có còn phát triển hơn nữa hay không?

Cú hích – Phiên bản cuối cùng

Cuốn sách cải thiện kỹ năng ra quyết định về sức khỏe, hạnh phúc và sự giàu có.

Hạt giống tâm hồn - Nắng ấm sau mưa

Những chỉ dẫn giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn.

Hạt giống tâm hồn - Vượt qua dông bão

Những khó khăn cùng cực nhất, bài học thấm thía nhất, cho đến đổi thay quý giá nhất… đó là những gì mà đại dịch COVID-19 đã mang lại cho chúng ta.

Hạt giống tâm hồn - Những chồi non hy vọng

“Trong cuộc sống, bi kịch không nằm ở việc ta không đạt được mục tiêu, mà nằm ở chỗ ta không hề có mục tiêu để vươn đến.” – Benjamin E. Mays

Hạt giống tâm hồn - Gieo hạt mầm tử tế: Hành động tử tế để hạnh phúc trọn vẹn

Bạn có nghĩ một hành động nhỏ của mình có thể thay đổi cuộc đời của một người nào đó không, hoặc… ngược lại?

Những cuốn sách đặc biệt dành cho mùa vu lan

Có một tình yêu bao la của đấng sinh thành. Tình yêu đó vượt lên trên tất cả tình cảm khác của trái tim. Họ sẵn sàng hy sinh mọi hạnh phúc, từ bỏ mọi niềm vui để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các con của mình.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024