Xem phim Sex Education: Nếu 2 năm trước chồng tôi không quyết đoán, giờ chắc con tôi lbị trầm cảm!

Thanh Hương16/12/2024 09:00
Xem phim Sex Education: Nếu 2 năm trước chồng tôi không quyết đoán, giờ chắc con tôi lbị trầm cảm!

Tôi thấy quyết định của chồng mình ngày ấy hoàn toàn đúng đắn.

Có những bộ phim không chỉ xem để giải trí mà còn xem để học. Đó là điều tôi nhận ra sau khi xem phim Sex Education. Những câu chuyện về giới tính, tính yêu, bạn bè, gia đình, nhà trường,... khiến tôi rút ra nhiều bài học để dạy dỗ cô con gái mới thi đỗ lớp 10 năm nay.

Một trong những nhân vật khiến tôi ấn tượng nhất trong phim là cô Hiệu trưởng Hope Haddon. Đây là một người có vẻ ngoài hiện đại, tự tin, nhưng lại ẩn chứa nhiều vấn đề và cách tiếp cận đầy mâu thuẫn trong việc quản lý học sinh. 

Thay vì đối thoại và thấu hiểu, cô Hiệu trưởng này lại áp đặt hàng loạt quy định hà khắc như đồng phục bắt buộc, hạn chế tự do ngôn luận, và loại bỏ mọi điều gì cô coi là "không phù hợp". Cô coi trường học như một "doanh nghiệp" cần cải tổ để khôi phục danh tiếng.

Là một Hiệu trưởng, cô Hope đáng lẽ phải giáo dục học sinh về sự phát triển và nhận thức bản thân một cách lành mạnh. Tuy nhiên, cô lại kiểm soát và áp chế mọi biểu hiện của tình dục và cá tính trong trường học. Thay vì chấp nhận và hướng dẫn học sinh, cô kỳ thị và coi đó là điều xấu hổ. Và còn rất nhiều điều hà khắc, cứng nhắc, thiếu tinh tế, đồng cảm ở nhân vật này, dẫn đến việc về sau cô Hope mất đi sự tín nhiệm của cả học sinh và phụ huynh.

Xem phim Sex Education, tôi vội thủ thỉ cảm ơn chồng: Nếu 2 năm trước anh không quyết đoán, giờ chắc con tôi là đứa trẻ trầm cảm!- Ảnh 1.

Cô Hiệu trưởng Hope Haddon là ác mộng của nhiều học sinh

Con gái tôi từng có một cô giáo chủ nhiệm giống như cô Hope

Nhân vật cô Hope khiến tôi nhớ lại cô giáo chủ nhiệm lớp con gái mình 2 năm trước. Nói thêm một chút, con tôi đã thi đỗ vào một trường THPT nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu trước đây, tôi khăng khăng không nghe lời chồng thì có lẽ bây giờ, con tôi chẳng những trượt cấp 3 mà còn có nguy cơ trở thành một đứa trẻ trầm cảm.

Đầu năm lớp 8, con tôi là đứa trẻ nhút nhát nhưng rất ham học, sáng tạo. Thế nhưng, có một thời gian cháu uể oải, mất tự tin, không còn vui vẻ như trước. Sau nhiều lần trò chuyện và gặng hỏi, con mới tâm sự rằng cô giáo chủ nhiệm năm nay nghiêm khắc, bảo thủ. Với cô, học sinh chỉ có "học và điểm số", các tiết học rất khô khan, nặng nề, không vui vẻ như năm lớp 7.

Nếu trong lớp có bạn nào phạm lỗi, dù là có lý do chính đáng thì cô đều phê bình trước lớp. Bạn nào mà có bài kiểm tra thấp hơn lần trước cũng bị cô nói nặng lời. Con tôi kể, có lần thuyết trình bài tập nhóm, con vì hồi hộp nên giọng hơi run. 

"Cô chẳng động viên, khích lệ mà còn bảo: "Nói trước mặt toàn người quen mà còn run. Kém tự tin thế này thì sau làm được gì?", con ấm ức kể lại. 

Câu nói ấy ám ảnh con một thời gian dài. Con bắt đầu sợ đến trường, sợ phát biểu, sợ cả việc thể hiện bản thân. Chồng tôi khi biết chuyện đã lập tức đến trường gặp cô giáo để chia sẻ. Lúc ấy, cô giáo nói rằng: 

"Tôi làm vậy là vì tốt cho cháu, phụ huynh không hiểu đâu. Tuổi này các cháu cần kỷ luật thép thì sau mới thành tài được. Nhiều người thương con quá đâm ra hại con".

Chồng tôi khi về đã nhất quyết đòi xin chuyển lớp cho con. Tôi lúc đó rất phân vân, không thực sự ủng hộ chồng. Thú thật, như nhiều người, tôi cũng suy nghĩ rằng "không nên chiều con quá, nghiêm một chút thì sau mới ăn trái ngọt". 

Khi tôi tâm sự với một số phụ huynh trong lớp, có người cũng lo lắng, thể hiện thái độ không đồng tình với sự nghiêm khắc quá mức của cô giáo, nhưng cũng có người bảo tôi "cô giáo như thế mới tốt, chuyển lớp là thiệt cho con".

Tuy nhiên chồng tôi tuyên bố: "Đúng là dạy trẻ phải nghiêm khắc nhưng cũng cần lắng nghe, cởi mở, tinh tế. Không phải cứ trấn áp như thế!". 

Cuối cùng, tôi phải thuận theo ý chồng vì anh quá cương quyết. Lúc đầu, tôi cứ sợ con mình được cô nghiêm khắc dạy mà lực học còn bình thường, học cô dễ hơn khéo "chạm đáy". Nhưng thực tế lại khác hoàn toàn.

Sau khi chuyển lớp, con tôi về nhà vui vẻ hơn. Con kể, cô giáo mới cũng nghiêm khắc nhưng cô "linh hoạt", biết lắng nghe, hiểu tâm lý học sinh. "Khi bọn con mắc lỗi, cô sẽ không phạt luôn mà hỏi rõ nguyên do, cô cũng chỉ ra phải sửa đổi như nào. Nếu bạn nào sửa đổi, cô sẽ tuyên dương. Có bạn nào sai cô phạt, phê bình nhưng phê bình kín, không nói trước lớp", con tôi kể.

Cũng vì vậy, một số bạn trong lớp bị phạt, nhưng không bạn nào bị tâm lý nặng nề mà chỉ thấy mình phải sửa đổi. Tâm trạng vui vẻ khiến điểm số của con tôi được cải thiện rõ rệt và kết quả là con thi đỗ lớp 10 trường top.

Giờ đây, ngồi xem phim Sex Education và nhìn vào nhân vật Hope Haddon, tôi thấy quyết định của chồng mình ngày ấy hoàn toàn đúng đắn. Tôi đã phải thủ thỉ cảm ơn chồng rất nhiều.

Hope Haddon cũng giống như cô giáo cũ của con tôi: Bề ngoài có vẻ cởi mở, hiện đại, nhưng bên trong lại cực đoan và thiếu sự kết nối với học trò. Cách làm giáo dục của cô không giúp học sinh phát triển mà chỉ kìm hãm, ép các em vào khuôn khổ khắt khe.

Tuy nhiên, chính tôi cũng từng rất sai lầm. Không chỉ tôi mà cả những bậc phụ huynh khác cần đủ tỉnh táo và mạnh mẽ để bảo vệ con cái khi chúng rơi vào môi trường giáo dục không phù hợp. Đôi khi, thay đổi môi trường hay đứng lên vì con cái không phải là bao bọc, mà chính là giúp con được là chính mình và có cơ hội phát triển tốt hơn.

Giáo dục cần sự thấu hiểu, tôn trọng và chia sẻ chứ không phải những lời chỉ trích, áp đặt hay hình phạt công khai. Thế giới đã thay đổi rất nhiều, và các bậc cha mẹ cũng cần phải thay đổi cách nhìn nhận và đồng hành cùng con cái trên con đường học tập.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!
5

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?

Đơn giản mà nói - Bạn muốn làm một người “thư giãn” trong thế giới hối hả?

Có một sự thật là loài người chúng ta vốn không hoàn hảo. Các câu chuyện sẽ rất tẻ nhạt nếu thiếu đi tình tiết xung đột, và cuộc sống sẽ vừa căng thẳng vừa nhàm chán nếu bộ não của chúng ta luôn hoạt động chính xác.

Tư duy làm giàu - Giáo dục, hành trình tự khám phá và phát triển bản thân

Bạn biết không? Giáo dục thực sự có nghĩa là "đào sâu, phát triển và tiến hóa". Não bộ của bạn giống như một cơ bắp – nếu không luyện tập, nó sẽ yếu dần. Nhưng nếu bạn chăm chỉ suy nghĩ, học hỏi và làm việc, bạn sẽ tạo nên sức mạnh trí tuệ đáng kinh ngạc.

Xem phim Sex Education, ngộ ra 5 bài học dạy con "quý như vàng"

Tôi đã phải xấu hổ, thừa nhận với vợ về những bài học đắt giá mình rút ra được sau khi xem phim.

Yêu - Hiểu đúng và hiểu đủ

Trong cuốn sách "Yêu", Osho - bậc thầy tâm linh, người được tôn vinh là một trong 1000 người kiến tạo của thế kỷ 20 – đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về nhu cầu tâm lý có sức mạnh lớn nhất của nhân loại và “chỉ cho chúng ta cách trải nghiệm tình yêu”.

Đơn giản mà nói - Lợi thế của sự đơn giản

Thế giới hoàn hảo là thứ xa xỉ mà chúng ta không thể có, nhưng chúng ta vẫn cần giao tiếp trong môi trường đầy thiếu sót đó. Sự đơn giản là con đường để chúng ta tiến lên phía trước.

'Người ta bảo sao mình cứ đọc sách chữa lành hoài' - Review ấm áp dành cho 'Phá vỡ khuôn mẫu'

Gần đây một cuốn sách về chữa lành đã đến tay mình, và mình cảm thấy mình rất muốn viết để chia sẻ về nó.

Đơn giản mà nói - 5 nguyên tắc của thông điệp đơn giản

Chúng ta sẽ bàn về chiến lược có thể giúp ta truyền tải thông điệp thành công, hay nói đúng hơn là chiến lược duy nhất có hiệu quả: sự đơn giản.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025