Xã hội tri thức - 2

GS John Vu25/07/2024 12:00
Xã hội tri thức - 2

Trong tương lai gần, xã hội tri thức sẽ yêu cầu mọi người học tập, tự tin vào khả năng học, sẵn lòng học điều mới, và sẵn sàng đối diện với thách thức của toàn cầu hoá.

Nếu mọi người không chọn trở thành người học cả đời, họ sẽ chịu trách nhiệm cho việc ngăn cản xã hội hiện thời của họ không biến đổi thành xã hội tri thức.

Tại sao chúng ta cần xã hội tri thức? Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh hơn khả năng chúng ta xử lí thay đổi. Con người đã từng ở trên trái đất trong quãng 7 triệu năm, nhưng 80 phần trăm các tiến bộ trong công nghệ chỉ mới xuất hiện trong 100 năm qua. Tỉ lệ này đang tăng tốc, không chậm đi. Nhiều thông tin được tạo ra trong 30 năm qua còn nhiều hơn trong 5,000 năm trước đó.

Nếu chúng ta không chấp nhận sự kiện này, chúng ta không bao giờ hiểu được tại sao chúng ta cần trở thành xã hội tri thức. Nếu xã hội không học điều mới và tiến hoá, nó sẽ đi dần vào hỗn độn, bạo hành và sẽ bị xoá bỏ. Chỉ khả năng học mới có thể cung cấp sự ổn định và chúng ta càng chống lại lâu hơn, chúng ta càng tụt lại xa hơn và càng khó đuổi kịp hơn.

Trẻ không học không thể lớn được. Trẻ không thể lớn được thì không thể trưởng thành và cạnh tranh được với trẻ khác. Xã hội không học tập không thể phát triển. Xã hội không thể phát triên thì không thể trưởng thành và cạnh tranh được với các xã hội khác. Với xu hướng toàn cầu hoá, mọi xã hội đều phải có tính cạnh tranh để sống còn. Trong quá khứ, một số xã hội đã chọn không cạnh tranh bằng việc giữ cô lập nhưng với xu hướng toàn cầu hoá, mọi sự đều đang thay đổi.

Bạn không thể dừng lại một thế giới đang thay đổi bằng việc không tham gia vào nó bởi vì mọi thứ đều được tích hợp đầy đủ và liên thuộc lẫn nhau. Là người kĩ sư phần mềm, chúng ta giải quyết thay đổi hàng ngày. Chúng ta biết phần mềm sẽ thay đổi; chúng ta mong đợi nó thay đổi và chúng ta liên tục điều chỉnh điều chúng ta phải làm. Hôm qua chúng ta đã có COBOL, FORTRAN và Pascal nhưng hôm nay chúng ta có C, C++, C# và Java và tôi chắc chắn ngày mai chúng ta sẽ có cái gì đó khác. Chúng ta phải thừa nhận rằng các xã hội ngày nay không khác biệt.

Tổ chức phần mềm thành công trong môi trường cạnh tranh cao này sẽ là những tổ chức thừa nhận rằng điều thường hằng duy nhất là thay đổi. Giải quyết với thay đổi đòi hỏi chúng ta tư duy lại cách chúng ta giáo dục công nhân, những người sẽ quản lí và đóng góp cho thay đổi đó. Việc học và học lại thường xuyên là mấu chốt để có tính cạnh tranh. Khả năng học nhanh hơn người khác là điểm phân biệt. Giải quyết với thay đổi là điều xã hội tri thức tất cả là gì và chúng ta có thể thay đổi nhanh tới đâu sẽ xác định ra liệu chúng ta có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu này hay không.

Để tôi cho bạn một ví dụ: bẩy mươi năm trước, công nghiệp ô tô của Mĩ là tốt nhất trên thế giới, kiểm soát 83% thị trường. Giới quản lí ngành ô tô nghĩ họ sở hữu thị trường và trở nên lười nhác thế rồi đột nhiên, người Nhật Bản và Hàn Quốc bước lên và bây giờ chi phối ngành công nghiệp này trong khi công nghiệp ô tô của Mĩ bị phá sản. Các công ti phần mềm Mĩ đã chi phối ngành công nghiệp này trong năm mươi năm qua nhưng mọi sự đang thay đổi bây giờ và ngày càng nhiều nước tiến lên tới thách thức này.

Tương lai sẽ vẫn còn thấy được khi Ấn Độ và Trung Quốc đang thâu tóm số phần trăm ngày càng lớn của thị trường này. Phần mềm là thị trường dễ dàng đi vào bởi vì nó không yêu cầu nhiều vốn. Cạnh tranh trong công nghiệp phần mềm là dễ hơn trong công nghiệp ô tô bởi vì chất liệu then chốt là tri thức.

Theo một số nghiên cứu của đại học, việc làm tốt nhất trong hai mươi năm tới sẽ là “việc làm tri thức” và trong các việc làm có liên quan tới máy tính: Kĩ sư phần mềm là nghề phát triển nhanh nhất trên thế giới. An ninh mạng được xếp hạng thứ hai, Quản lí hệ thông tin đứng ở hàng bốn, và người lập trình máy tính được xếp hạng thứ 44. Bộ Lao động Mĩ cũng nói rằng thế giới sẽ cần quãng 3 tới 4 triệu người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhiều gấp năm lần số người đang có trên thế giới ngày nay. Những lĩnh vực nghề nghiệp này vừa phát triển nhanh và tương đối sinh lời. Bởi những lí do này, các nghề có liên quan tới máy tính cũng sẽ có tính cạnh tranh cao.

Thành công trong Thời đại Thông tin này sẽ được xác định không phải bởi điều bạn biết mà bởi khả năng của bạn học cái mới. Tri thức sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu, và người sống sót duy nhất sẽ là người học cả đời. Các kĩ năng mấu chốt chúng ta cần là khả năng học tập. Người học giỏi nhất đang trở thành người có giá trị nhất trong công nghiệp. Việc học cả đời trở thành chất liệu quan trọng duy nhất cho thành công, và trách nhiệm cho việc học bắt đầu từ cá nhân. Tuy chúng ta thừa nhận trách nhiệm của cá nhân về học tập nhưng riêng việc học không thể giúp cho xã hội như một toàn thể.

Để có tính cạnh tranh toàn thể xã hội phải coi quá trình học tập là có giá trị và trách nhiệm cung cấp đào tạo là ở các nhà giáo dục và các thể chế giáo dục. Thể chế giáo dục phải cung cấp các cơ hội đào tạo cho mọi người và chính trách nhiệm của mọi người là học tập.

Là sinh viên, bạn phải ra quyết định có ý thức để trở thành người học cả đời. Đừng cho phép mình trở nên lười biếng hay là người không biết cách học. Nếu bạn muốn thành công trong nền kinh tế toàn cầu này, bạn phải tìm ra thể chế giáo dục có thể giúp bạn thu nhận tri thức và kĩ năng cần thiết. Cơ hội sẽ tới với những người có khả năng thích ứng và học nhanh.

Là nhà giáo dục, thành công của bạn tuỳ thuộc vào năng lực của bạn để gây hứng khởi điều tốt nhất trong sinh viên của bạn, để mở rộng năng lực và khả năng của họ, và để tạo ra hoàn cảnh đúng để cho họ có thể học. Bạn là chìa khoá trong việc làm ra xã hội tri thức. Bạn phải động viên sinh viên của mình học và phát triển các kĩ năng họ sẽ cần để thành công và đóng góp cho xã hội. Bạn ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức tầm nhìn, chiến lược và mục đích học tập được thực hiện. Chính trách nhiệm của bạn là đảm bảo rằng việc đào tạo mà sinh viên nhận được là thích hợp và phù hợp.

Là người lãnh đạo các thể chế giáo dục, bạn phải thừa nhận rằng ưu thế cạnh tranh của thế kỉ 21 sẽ đi vào trong xã hội nơi việc học tập liên tục xảy ra. Bạn phải xác định các mục đích cho trường của mình và biểu lộ cam kết cá nhân của mình cho những điều đó. Bạn phải dành tài nguyên để thực hiện hệ thống hỗ trợ cho mục đích của bạn.

Tạo ra xã hội tri thức, sống còn và phát đạt trong thời đại đầy thách thức này đòi hỏi tất cả chúng ta cùng làm việc với nhau vì không ai có thể làm nó một mình được.

English version

Knowledge society

In the near future, the knowledge society will demands its people to learn, be confident of their ability to learn, willing to learn new things, and ready to face the challenges of globalization. If people do not choose to become lifelong learners, they will be responsible for preventing their current society from transforming into a knowledge society.

Why do we need a knowledge society? Today technology changes more rapidly than our ability to deal with the change. Human beings have been on earth for about 7 million years, but 80 percent of the advances in technology have only occurred in the last 100 years. This rate is accelerating, not slowing down. More information was produced in the last 30 years than in the 5,000 years that preceded it. If we do not to accept these facts, we never understand why we would need to become a knowledge society. If the society is not learn new things and evolve, it will slowly moving backward to chaotic, violent and will be eliminated. Only the ability to learn can provide stability and the longer we resist, the farther behind we get, and the more difficult to catch-up.

The child who does not learn cannot grow. The child that cannot grow cannot mature and compete with other children. The society that does not learn cannot grow. The society that cannot grow cannot mature and compete with others. With globalization trend, every society must be competitive to survive. In the past, some societies choose not to compete by staying isolate but with the globalization trend, everything is changing. You can not stop the world from changing by not participate in it because everything is fully integrated and interdependency. As software engineer, we deal with change daily. We know software will change; we expect it to and we continue to adjust to what we have to do. Yesterday we had COBOL, FORTRAN and Pascal but today we have C, C++, C# and Java and I am sure tomorrow we will have something else. We must recognize that societies today are no different.

The software organizations that succeed in this highly competitive environment will be those that recognize that the only constant is change. Dealing with change demands that we rethink the way we educate workers who will manage and contribute to that change. Constant learning and relearning are critical to be competitive. The ability to learn faster than others is the discriminator. Dealing with change is what the knowledge society is all about and how fast we can change will determine whether we can compete in this global economy or not. Let me give you an example: Seventy five years ago, the U.S automobile industry was the best in the world, control 83% of the market. Automobile management think they own the market and become lazy then suddenly, the Japanese and S. Korean are stepping up and now dominate this industry when U.S automobile industry is bankrupt. The U.S software companies have dominated this industry in the past fifty years but things are changing now as more and more countries are stepping up to this challenge. The future will remains to be seen as India and China are capturing a large percentage of the market. Software is an easy market to enter because it does not require a lot of capital. Competing in the software industry is easier than the automobile industry because the only key ingredient is knowledge.

According to several university studies, the best jobs in the next twenty years will be “Knowledge jobs” and among computer-related jobs: Software engineer is the fastest growing career in the world. Network security rated No. 2, Information System Management rated No. 4, and Computer programmer rated No. 44. The U.S Department of Labor also said that the world will need about 3 to 4 million people to work in information technology field, more than five times number in the world today. These career fields are both fast growing and relatively lucrative. For these reasons, computer-related jobs globally will also be highly competitive.

Success in this Information Age will be defined not by what you know but by your ability to learn new things. Knowledge will quickly become obsolete, and the only survivors will be the lifelong learners. The critical skills we need are the abilities to learn. The best learners are becoming the most valuable people in the industry. Lifelong learning is becoming the single most important ingredient for success, and the responsibility for learning begins with the individual. As we are recognizing the responsibility of the individual to learn but individual learning cannot help the society as a whole. To be competitive the entire society must value the learning process and the responsibility to provide the training are the educators and the education institutions. The education institutions must provide training opportunities to the people and it is the responsibility of every people to learn.

As students, you must make the conscious decision to become a lifelong learner. Don’t allow yourself to become lazy or the person who doesn’t know how to learn. If you want to succeed in this global economy, you must find an education institution that can help you to acquire the needed knowledge and skills. Opportunities will go to people who have the capability to adapt and learn fast.

As an educator, your success depends upon your ability to inspire the best in your students, to expand their competence and capacity, and to create the right conditions so they can learn. You are the key in the making of a knowledge society. You must encourage your students to learn and development the skills that they will need to be successful and contribute to the society. You directly influence the ways in which vision, strategy, and learning goals are implemented. It is your responsibility to ensure that the training the students receive is adequate and appropriate.

As the leader of an education institution, you must recognize that the competitive edge of the 21st century will go to the society where continuous learning takes place. You must define the goals for your school and show personal commitment to them. You must allocate the resources to implement a system that supports your goals.

To create a knowledge society, to survive and thrive in this challenging time requires all of us working together since none can do it alone..

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Lời khuyên cho người làm phần mềm

Nhiều người lập trình tin tri thức phần mềm là các ngôn ngữ lập trình hay công nghệ tính toán như: Java, C++, Linux, Windows NT, .Net, v.v. những tri thức cho phép người lập trình xây dựng phần mềm có thể chạy được trên máy tính.
2

Trung Quốc và CMU

Tin mới nhất ở Trung Quốc:
3

Xu hướng mới nổi lên

Thế giới công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng, kể cả các kĩ năng kĩ thuật và sự linh động được yêu cầu để hỗ trợ cho các thay đổi này.
4

Khoán ngoài ở mười thành phố

Trở thành “Bangalore nữa” sẽ nghĩa là nhiều tiền hơn trong ngân hàng và nhiều người sẽ có việc làm.
5

Vùng địa lý của việc gia công ở nước ngoài đang dịch chuyển

Theo nghiên cứu của A.T. Kearney, Ấn Độ và Trung Quốc liên tục đứng đầu là các đích tới của đưa việc ra nước ngoài; nhưng các nước Trung/Đông Âu lại tụt xuống trong khi Đông Nam Á và Trung Đông lại vươn lên.

Xã hội tri thức - 1

Tiến bộ của công nghệ đã làm thay đổi cấu trúc kinh tế và xã hội của nhiều nước. Qua ứng dụng công nghệ thông tin, các công ti có thể làm kinh doanh bất kể nơi họ đang ở hay nơi khách hàng ở.

Giáo dục là nền tảng của xã hội tri thức

Để thiết lập một xã hội tri thức thành công, hệ thống giáo dục cần thúc bẩy công nghệ thông tin chuyển giao các phương pháp dạy mới kiểu như “bài giảng theo nhu cầu”, “e-learning”, và “Học qua hành” v.v.

Giáo dục trong xã hội tri thức-1

Khi sinh viên đến lúc đi tìm việc, mọi người đều lưu ý về tình trạng kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Giáo dục trong xã hội tri thức

Trong xã hội, giáo dục là nhân tố quan trọng nhất nhưng hệ thống giáo dục hiện thời lại dựa trên các phương pháp và quan niệm lỗi thời bị bắt rễ sâu từ thời trung cổ.

Xu hướng tri thức

Gần như mọi ngày người ta đều có thể tìm thấy những câu chuyện trong báo chí về người mất việc bởi vì vị trí của họ bị cắt giảm do khủng hoảng tài chính hay bị phái đi các nước lương thấp.

Công nhân tri thức

Trong thời đại công nghiệp, sản phẩm xuất khẩu càng nhiều, nền kinh tế càng tốt. Tuy nhiên trong thời đại thông tin, tri thức và kĩ năng có giá trị kinh tế cao hơn do nhu cầu cao về những kĩ năng này để xây dựng xã hội tri thức.

Tác động toàn diện của đưa sản xuất ra ngước ngoài

Tác động toàn diện của phần mềm CNTT ra nước ngoài và khoán ngoài dịch vụ lên nền kinh tế Mĩ và ngành công nghiệp CNTT “

Năm xu hướng khoán ngoài hàng đầu cho 2009

Khoán ngoài gần nhà, khoán ngoài trách nhiệm xã hội và tính linh động công nghiệp trong việc phát triển được trông đợi trong năm tới.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Việc nóng cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/09/2024 12:00
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

Kỹ năng - TĐ - 16/09/2024 11:00
James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Phong cách sống - Nguyệt Linh - 16/09/2024 10:00
Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Từ sách - Phim - TĐ - 16/09/2024 09:00
Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Hạnh phúc mỗi ngày - Hạnh phúc bên trong mỗi chúng ta

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 16/09/2024 08:00
“Hạnh phúc mỗi ngày” là quyển sách gói ghém 365 câu chiêm nghiệm sâu sắc được đúc kết bởi thiền sư Ajahn Brahm, một trong những thiền sư có sức ảnh hưởng lớn ở phương Tây hiện nay.

Xu hướng mới nổi lên

Blog GS John VU - GS John Vu - 15/09/2024 12:00
Thế giới công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng, kể cả các kĩ năng kĩ thuật và sự linh động được yêu cầu để hỗ trợ cho các thay đổi này.

Bí mật phía sau võ công cao cường của Hoàng Dược Sư, ông là đệ tử của môn phái nào?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 15/09/2024 11:00
Nhờ võ công tuyệt đỉnh, Hoàng Dược Sư đã được coi là một trong 5 cao thủ xuất chúng.

Hơn 400 năm không ai nhận ra "lỗi sai" nghiêm trọng trong Tây Du Ký

Từ sách - Phim - Thùy Linh - 15/09/2024 10:00
Trong khi phần lớn người xem không để ý thì một cô bé 11 tuổi đã tinh ý phát hiện 1 điểm bất thường.

Thiền là gì? – Khởi đầu của thiền

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 15/09/2024 09:00
Thiền là tìm hiểu về bản ngã. Nếu không có sự tìm hiểu này thì cái gọi là thiền, dù dễ chịu hay đau đớn, cũng chỉ đơn thuần là một dạng tự huyễn hoặc.

Hạnh phúc đến từ sự biến mất - Hiểu được bể khổ trong thiền Tuệ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 15/09/2024 08:00
Trong “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”, tu sỹ Ajahn Bram chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của mình về con đường đi tìm hạnh phúc vĩnh hằng. Đó chính là con đường chánh niệm, đi qua bể khổ, diệt trừ cái tôi và trở nên “vô ngã” của Đức Phật từ ngàn xưa.

Cao thủ nào trong truyện của Kim Dung có thể đánh bại được Vô Danh Thần Tăng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 14/09/2024 11:00
Liệu Vô Danh Thần Tăng có phải là một cao thủ bất bại?

Sống khép kín, kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao ở mức đủ

Phong cách sống - Diệu Đan - 14/09/2024 10:00
Cái gọi là “bị xã hội đào thải” chẳng qua là “giảm bớt các tương tác xã hội”

Sếp tồi - 8 lầm tưởng trong môi trường làm việc ngày nay

Từ sách - Phim - TĐ - 14/09/2024 09:00
Chúng ta phải xóa bỏ một số quan niệm sai lầm phổ biến hiện nay về phương pháp lãnh đạo xuất sắc và xem các quan niệm này có ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ nơi làm việc.

Tâm từ - Không chỉ chánh niệm, hãy tử tế và bao dung

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 14/09/2024 08:00
Giữa những bất ổn của bản thân trong cuộc sống, "Tâm từ" được Ajahn Brahm giới thiệu như là một con đường đạo pháp mang chân lý đến cuộc sống.

Khoán ngoài ở mười thành phố

Blog GS John VU - GS John Vu - 13/09/2024 12:00
Trở thành “Bangalore nữa” sẽ nghĩa là nhiều tiền hơn trong ngân hàng và nhiều người sẽ có việc làm.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 17/09/2024