Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?

Diệp Nguyễn03/08/2024 10:00
Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?

Chưa bao giờ, cụm từ "văn hóa tẩy chay" lại được nhắc đến nhiều thế trong các cuộc thảo luận trên mạng xã hội.

Sau một làn sóng giận dữ của khán giả trước những cách hành xử sai lầm của rất nhiều nghệ sĩ và KOL/ Influencer, "tẩy chay cô/anh ta đi" là thứ người ta kêu gọi nhau thực hiện lúc này. "Tẩy chay cho dứt khoát vào!" - Một tài khoản để lại comment trên mạng xã hội Threads.

Đầu tiên, hãy làm rõ với nhau rằng: Văn hóa tẩy chay là một thứ không ai cổ vũ. Nhưng, không cổ vũ không có nghĩa là nó không tồn tại. Trước những bất cập trong cách ứng xử và hoạt động của người nổi tiếng, khán giả đang tìm đến văn hóa tẩy chay như cách để thể hiện tiếng nói và quyền lực của mình. Có lẽ đã thật sự đã đến lúc, chúng ta nên chấp nhận văn hóa tẩy chay như một phần của đời sống văn hóa, và coi nó là một cách để nâng cao tiêu chuẩn cho giới nghệ sĩ và người nổi tiếng, vốn từ lâu, đã trở nên quá hỗn loạn.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 1.
 

Văn hóa tẩy chay - có thể hiểu là một làn sóng kêu gọi xóa sổ và chấm dứt sự nghiệp với một người nổi tiếng nào đó, khi họ có hành động khiến công chúng phẫn nộ. Không chỉ lên tiếng phản đối, công chúng còn kêu gọi nhau ngưng theo dõi và quay lưng với mọi sản phẩm của người nổi tiếng, cũng như yêu cầu nhãn hàng/ các đối tác công việc phải loại trừ người nổi tiếng ra khỏi các chiến dịch của mình. Có thể hiểu một cách đơn giản: Văn hóa tẩy chay ở đây là sự tẩy chay trên mọi phương diện về sự nghiệp và hình ảnh của người nổi tiếng. Nhưng nhìn về cốt lõi sâu xa hơn, văn hóa tẩy chay còn là một cách để khán giả cho mình quyền thực thi công bằng xã hội. Nói cách khác, khi nghệ sĩ có hành vi và ứng xử gây phẫn nộ - nhưng không phải là tội danh hình sự để có sự phán xét của pháp luật, khán giả sẽ có nhu cầu giải tỏa sự tức giận và thất vọng của mình, cũng như mong muốn họ phải trả một cái giá nào đó - bằng việc tẩy chay nghệ sĩ.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 2.
 

Hãy hiểu rằng: Luôn tồn tại một cảm giác về sự mất cân bằng quyền lực từ hai phía trong mối quan hệ của khán giả và người nổi tiếng. Một mặt, khán giả yêu mến và quan tâm đến người nổi tiếng. Mặt khác, khán giả cảm thấy tình yêu thương và sự chú ý ấy đã trao cho người nổi tiếng quá nhiều những đặc quyền áp đảo trong cuộc sống. Chính vì thế, sự kỳ vọng và đòi hỏi của khán giả với người nổi tiếng cũng trở nên khắt khe hơn. Họ không chỉ muốn người nổi tiếng làm tốt việc của mình và mang đến những sản phẩm giá trị cho cộng đồng, mà còn muốn người nổi tiếng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định về mặt nhân cách. Không ai trong chúng ta muốn dành tình yêu thương cho một kẻ tồi.

Nếu nhìn về người nổi tiếng như một nghề, rõ ràng, chúng ta sẽ cần nhìn thấy được những phẩm chất và đóng góp nhất định của nghề nghiệp đó đến xã hội. Với ca sĩ, với diễn viên, với KOLs hay Influencer, sự đóng góp của họ tới xã hội là những giá trị tinh thần, là những chia sẻ, quan điểm để khán giả thấy thiện cảm với câu chuyện và hình ảnh của họ. Khi đã thương mại hóa hình ảnh cá nhân, cũng như các sản phẩm tinh thần, người nổi tiếng có thể không hoàn hảo về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống, nhưng họ nhất định không thể là một con người có đạo đức suy đồi, kém văn minh hoặc có những tư tưởng lệch lạc về cuộc sống.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 3.
 

Dù muốn hay không, người nổi tiếng cũng buộc phải chấp nhận một sự thật rằng: Giây phút họ nổi tiếng và sống nhờ ánh hào quang của mình - cũng đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận ký vào một bản cam kết vô hình với khán giả, rằng họ sẽ không khiến khán giả thất vọng - sau tất cả những tình yêu thương đã cho đi và nhận lại. Nhiều người nổi tiếng cho rằng: Sức ép, kỳ vọng và soi mói thái quá của khán giả là thứ khiến họ mất đi sự tự do cá nhân. Nhưng làm người nổi tiếng là một công việc mang tính đánh đổi. Và sự đánh đổi này luôn là thứ ai cũng phải nghĩ đến đầu tiên trước khi chấp nhận những cơ hội mà danh tiếng mang đến. Một thứ giao kèo mà khi đã ký và đón nhận những đặc quyền, bạn buộc phải chơi theo luật chơi của nó. Đó là sự công bằng. Nhận về càng nhiều thì sức ép càng lớn, chưa có ngành nghề nào trên Trái Đất này nằm ngoài quy luật đấy.

Đồng ý rằng sẽ là độc hại nếu cố làm chiều lòng tất cả mọi người, cũng như cố gắng để trở thành một hình mẫu không có thực chỉ để gây thiện cảm với số đông. Nhưng, rõ ràng khi bạn đang kiếm được rất nhiều tiền (nhiều hơn nhiều so với mặt bằng gọi là thu nhập khá của xã hội) và cả những cơ hội để có thêm bước tiến trong sự nghiệp nhờ vào tình yêu thương của khán giả, thì việc có những nguyên tắc ứng xử cơ bản thể hiện sự tôn trọng tới những người đang ủng hộ và dõi theo mình, là điều cần phải làm.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 4.
 
Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 5.
 

Sự nổi lên của văn hóa tẩy chay trong những năm gần đây đã làm dấy lên một làn sóng đáng báo động của các cuộc tẩy chay và hạ thấp online. Trong vài trường hợp, văn hóa tẩy chay tỏ ra khá hiệu quả khi những nghệ sĩ có lối sống lệch chuẩn buộc phải nhận thức sâu sắc sai lầm của mình và sám hối. Nó giúp nghệ sĩ phải TỰ SOI CHIẾU nhìn nhận lại những sai lầm của mình, và những người khác - thì phải TỰ NHẮC bản thân không đi vào vết xe đổ của những người đã từng lên "đoạn đầu đài". Việc tẩy chay luôn trực chờ như một bản án khiến những người nổi tiếng luôn phải cân nhắc hành động của mình, và nỗ lực để tạo ra một hình ảnh đẹp trong mắt công chúng.

Nhưng trong nhiều trường hợp, với sự tiếp sức của Internet, văn hóa tẩy chay lại dễ dàng đi quá giới hạn - trở thành một công cụ để khán giả thể hiện quyền lực của mình và lan truyền sự phẫn nộ trên diện rộng mà không cần biết lý lẽ đúng sai. Rất nhiều cư dân mạng chỉ hùa vào làn sóng phản đối nghệ sĩ như một cách để trút bỏ sự tức giận của bản thân và thể hiện mình là người nắm quyền sinh sát trong cuộc chơi này. Môi trường mạng xã hội lại càng khiến những cá nhân này thoải mái giấu mặt và kêu gọi ném vào người khác những lời mạt sát thậm tệ. Sự thù ghét, thông tin không kiểm chứng và khát khao muốn chứng tỏ quyền lực của rất nhiều cư dân mạng là thứ sẽ khiến văn hóa tẩy chay trở thành một làn sóng "săn phù thủy" đầy khốc liệt. Không điều gì lây lan và phình to nhanh như việc lan truyền sự ghét bỏ một ai đấy, giống như một quả cầu tuyết khổng lồ thu gom tất cả những năng lượng tiêu cực và sự thù ghét trên đường đi của nó, văn hóa tẩy chay cũng có thể trở thành một quả cầu chứa đầy những tư tưởng độc hại, sự mạt sát và miệt thị - cứ thế lớn dần theo thời gian và không thể cản bước.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 6.
 

Như đã nói ở trên, tôi nghĩ rằng việc tẩy chay một nghệ sĩ khi họ có một nhân cách và đạo đức tồi tệ là điều dễ hiểu. Nhưng, trong những ngày gần đây, chúng ta nhìn thấy mạng xã hội trào dâng một làn sóng kêu gọi tẩy chay cả với những người nổi tiếng có phát ngôn lệch chuẩn, hoặc lối hành xử không phù hợp với cảm xúc của cộng đồng trong một thời điểm cụ thể. Liệu làn sóng tẩy chay này nằm ở đâu giữa sự nghiêm khắc cần thiết của khán giả và sự độc hại của công lý đám đông?

Để nói về tính đúng đắn của văn hóa tẩy chay, có lẽ việc dựa trên đặc trưng của các nền văn hóa và tính cách xã hội là điều cần thiết. Ở Âu Mỹ, tín h cá nhân của mỗi con người được đề cao, vậy nên việc một người nổi tiếng phạm sai lầm hoặc có quan điểm đi ngược số đông là điều mà công chúng có thể phản đối và thảo luận đúng/sai, nhưng không biến nó thành một trào lưu xóa sổ. Chỉ trừ khi người nổi tiếng đó gây ra một lỗi lầm mang tính đạo đức, như Kevin Spacey từng bị tẩy chay trong một thời gian dài vì vướng cáo buộc tấn công tình dục. Nhưng ngay cả trong trường hợp của Kevin, người ta vẫn tranh cãi về việc có nên hay không nhìn về nghệ sĩ và tác phẩm của họ như hai phạm trù riêng biệt.

Nhìn về châu Á, đơn cử như Trung Quốc, khái niệm “phong sát” không phải chỉ là làn sóng tự phát của fan, mà còn thực sự là một hình phạt với bộ luật riêng của chính quyền. Điều này khiến, “phong sát” trở thành thứ có thể khiến tất cả nghệ sĩ lớn nhỏ đều phải nghĩ 2 lần trước khi định làm bất cứ điều gì. Angela Baby từng bị phong sát “không hề nhẹ” chỉ vì đi xem show diễn gây tranh cãi của Lisa - điều mà với nhiều đất nước khác, là quá khắt khe với nghệ sĩ. Triệu Vy, Ngô Diệc Phàm… cũng có thể bị bay màu khỏi tất cả sản phẩm văn hóa/ nghệ thuật và phương tiện truyền thông chỉ sau một đêm. Tình hình không dễ dàng hơn khi ta đến với Hàn Quốc, đất nước mà chỉ một câu nói gây tranh cãi cũng có thể khiến dư luận tạo sức ép cho nghệ sĩ mất đi cả sự nghiệp chỉ bằng một scandal nhỏ. T.O.P mãi mãi không thể lấy lại hào quang và sống trong sự nhục mạ vì bị phát hiện từng sử dụng cần sa. Diễn viên Ký sinh trùng Lee Sun Kyun thậm chí đã tìm đến cái chết khi dính vào cáo buộc ngoại tình và sử dụng ma túy. Dù vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra, nhưng trước áp lực của dư luận, Lee Sun Kyun đã không thể vượt qua.

Trong một xã hội đề cao tính cộng đồng như Á Đông, việc sống theo một quy chuẩn nhất định của xã hội, tạo được thiện cảm và tìm được tiếng nói chung với số đông là điều then chốt để một cá nhân tồn tại trong tập thể. Chính vì thế, văn hóa tẩy chay trở nên phổ biến và nghiêm khắc hơn tại các nước châu Á. Việt Nam, dĩ nhiên, cũng không ngoại lệ. Dù nền giải trí của Việt Nam bớt khắt khe hơn rất nhiều với người nổi tiếng so với Hàn Quốc hay Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không có sự đánh giá và tiêu chuẩn của riêng mình. Ví dụ, công chúng Việt Nam sẽ đặc biệt ghét… tiểu tam. Nhưng nghiêm trọng và không thể tha thứ sẽ là những vấn đề liên quan đến niềm tự hào, đến tình yêu Đất nước.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 7.
 

Chấp nhận rằng nền văn hóa và cộng đồng chúng ta đang thuộc về - đề cao những giá trị gì và có đặc tính ra sao - cũng là lúc chúng ta hiểu “văn hóa tẩy chay” là một thứ từ nay vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và không thể tách rời với làng giải trí. Dù biết rằng văn hóa tẩy chay nếu đi quá giới hạn có thể trở thành một thứ vũ khí nguy hiểm để đè bẹp một con người, nhưng chúng ta không thể đi ngược lại cơn sóng dữ mà chỉ có thể tìm cách kiểm soát để nó đi đúng hướng và làm đúng nhiệm vụ mang tính thanh lọc và răn đe của mình. Có một thực tế cần chấp nhận là, khán giả sẽ không hạ thấp tiêu chuẩn của mình và càng ngày họ sẽ càng nghiêm khắc hơn trong việc đánh giá và soi xét một người nổi tiếng. Điều đó đồng nghĩa với việc người nổi tiếng chấp nhận rằng: Lơ lửng trên đầu mình sẽ luôn có một bản án bị tẩy chay, và mọi sai lầm hoặc sơ xuất của bản thân đều có thể bắt họ phải trả một cái giá rất đắt.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 8.
 
Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 9.
 

Cách đây 2 năm, một trong những bí quyết mà dân truyền thông kháo nhau mỗi khi có ngôi sao nào gặp phải scandal, đó là phải lên tiếng giải thích hoặc xin lỗi càng sớm càng tốt (lý tưởng là 24h đầu tiên), và phải thể hiện sự chân thành, nhất định không được đổ lỗi lung tung.

Nhưng đó là viễn cảnh của những ngày xưa cũ tươi đẹp, khi chỉ cần nói lời xin lỗi là cư dân mạng cảm thấy xiêu lòng và chấp nhận. Cái vòng lặp mắc lỗi - xin lỗi, rồi lại mắc lỗi và xin lỗi ấy cứ tiếp diễn trong nhiều drama lớn nhỏ, đến mức dân tình… phát chán vì phải nghe những lời xin lỗi na ná nhau. Ở thời điểm hiện tại, thậm chí ngay cả khi xin lỗi xong, người nổi tiếng vẫn tiếp tục bị lên án vì bị cho rằng… xin lỗi cho có. Những lời xin lỗi khi thốt ra chỉ để cho yên chuyện đã không còn là giải pháp để xoa dịu cơn thịnh nộ của khán giả. Sự bao dung của họ có giới hạn, và người nổi tiếng từ lâu đã đi quá cái giới hạn đấy.

Có lẽ, chính bởi cái vòng luẩn quẩn này, mà càng ngày, cụm từ văn hóa cancel càng được nhắc đến nhiều trong những cuộc tranh luận về showbiz Việt. Khi khán giả đã chán nghe xin lỗi, họ cần một giải pháp nghiêm khắc hơn để thể hiện sự thất vọng của mình, cũng như nhìn thấy được sự trả giá của người nổi tiếng. Khán giả có thể tổn thương vì những hành xử không chuẩn mực của nghệ sĩ, và sự tổn thương đó - trong nhiều trường hợp, không thể bù đắp được bằng một vài lời xin lỗi chung chung.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 10.
 

Với người nổi tiếng, có lẽ tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cũng cần có một khung luật để xử lý những vi phạm của họ. Thay vì một lời xin lỗi cho xong, nghệ sĩ cũng cần có những án phạt để họ phải có trách nhiệm với chính hành vi và lời nói của mình. Giống như một ngôi sao gần đây đã bị cấm diễn 9 tháng, nộp phạt hành chính 27.500.000 vì vi phạm trong việc sử dụng trang phục trái với thuần phong mỹ tục. Đây là một mức phạt rất nặng và mang tính răn đe cao cho một nghệ sĩ, đồng thời cũng là tín hiệu cảnh báo tới tất cả những nghệ sĩ và người nổi tiếng khác. Rằng đã đến lúc, khán giả và cả chính quyền không còn đủ sự kiên nhẫn để bao dung cho những lỗi lầm mang tính nghiêm trọng mà các bạn cho là mình chỉ vô tư mắc phải. Hãy nhớ, đất nước, văn hóa và tôn giáo là những phạm trù bất khả xâm phạm và đòi hỏi người nổi tiếng phải tiếp cận bằng sự tôn trọng tuyệt đối.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 11.
 

Với khán giả, tôi nghĩ để kết thúc cái vòng lặp mắc lỗi - xin lỗi - (lại) mắc lỗi, có lẽ cũng đã đến lúc chính khán giả cần nghiêm khắc với quyết định của mình. Chúng ta không thể nói thất vọng vì những sai lầm của nghệ sĩ, trong khi chúng ta lại là người sẵn sàng dung túng cho những sai lầm đó - hết lần này đến lần khác. Chính bởi sự bao dung và dễ tha thứ của khán giả Việt trong không ít trường hợp, đã khiến người nổi tiếng cảm thấy rằng chỉ cần một lời xin lỗi và tạm vắng mặt một thời gian là mình có thể quay lại showbiz hoạt động, và rồi khán giả… lại quên. Khi sự nghiêm khắc trở thành một công thức dễ đoán, người nổi tiếng sẽ không còn thấy việc bị tẩy chay là một hệ quả nghiêm trọng mà mình phải đối mặt. Việc mạnh tay, quyết liệt và tận dụng sức mạnh cộng đồng một cách văn minh chính là cách để chính khán giả thể hiện tiếng nói nghiêm túc của mình trước những hành vi lệch chuẩn của người nổi tiếng.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 12.
 

Nhưng, đòi hỏi cao ở nghệ sĩ, thì cũng cần phải có đòi hỏi ngược lại phía công chúng - những người tạo ra làn sóng tẩy chay này. Phải thật sự có những rào chắn riêng để văn hóa cancel không biến tướng thành một làn sóng thù ghét và công kích độc hại. Khi đã xác định văn hóa tẩy chay là một phần trong đời sống văn hóa, thì cũng cần hiểu rằng việc lên tiếng quay lưng với một ai đấy cần cả sự tử tế và văn minh của chính khán giả. Chúng ta có thể phản đối, có thể bất bình, có thể tức giận vì người nổi tiếng làm sai. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta cho mình quyền bóp méo, xuyên tạc, lan truyền thông tin sai lệch và xúc phạm đến người nổi tiếng, bởi điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đang đầu độc chính môi trường mạng xã hội mình đang sử dụng.

Bên cạnh đó, chính người nổi tiếng cũng cần trang bị cho mình kiến thức luật pháp để làm điểm tựa trước những làn sóng mang tính bôi nhọ. Ở Hàn Quốc, thậm chí đã những người nổi tiếng kiện ngược lại kẻ tung tin đồn ác ý và miệt thị mình. Và nếu bạn còn nhớ, Trấn Thành từng nhờ tới pháp luật giải quyết một kẻ tung tin đồn mình sử dụng ma túy. Mới đây thôi, Midu đã tìm cách kiện một kênh Tiktok vì lan truyền tin thất thiệt về mình. Dù những biện pháp này mới chỉ mang tính răn đe và kiểm điểm, nhưng cũng là một tín hiệu cho thấy, nghệ sĩ không lẻ loi trong việc tự bảo vệ mình.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 13.
 

Và điều quan trọng nhất - nói sau cùng, để vòng tròn niềm tin giữa nghệ sĩ và khán giả không tiếp tục xấu đi, chính bản thân nghệ sĩ cũng phải ý thức được vị trí và trách nhiệm của mình trong lòng khán giả. Rất nhiều người nổi tiếng cho rằng những phẫn nộ của khán giả đến từ sự đố kị và soi mói quá đáng vào đời tư cá nhân. Điều đó có nghĩa là họ đã đặt cái tôi của mình lên trước tình yêu của khán giả, và nghĩ cả thế giới đang xoay quanh bản thân hay mọi điều mình làm đều là đúng. Hãy tự hỏi rằng: Nếu không có tình yêu thương của khán giả, chắc gì bạn đã ở vị trí hiện tại? Trân trọng điều đó bằng cách tự nghiêm khắc với chính mình, cởi mở và tìm cách lắng nghe mọi ý kiến đóng góp để hoàn thiện theo chiều hướng tốt hơn, khiêm nhường và cầu thị.

Trong mối quan hệ đầy phức tạp giữa người nổi tiếng và khán giả, chỉ có sự chân thành mới là thứ kéo chúng ta lại gần nhau. Dù rất có lẽ, sự chân thành ấy sẽ phải thể hiện qua rất nhiều tháng năm mới lấy lại được những niềm tin đã mất đi.

Văn hóa tẩy chay: Độc hại hay cần thiết?- Ảnh 14.
 

Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Giáo sư ĐH danh tiếng chỉ rõ 5 loại năng lực giúp bạn sống nhàn tênh trong 10 năm tới

5 khả năng khan hiếm sau đây đủ để khiến một người nổi bật trong mười năm tới, chẳng bao giờ lo bị đào thải!
2

Những người giỏi kiếm tiền đều có chung bộ 3 quy tắc “bất di bất dịch”

Đâu là thứ làm nên sự khác biệt giữa người giỏi kiếm tiền với người mãi không thể tăng thu nhập?
3

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.
4

Ông Hoàng Nam Tiến: Gen Z phải biết biến AI thành “con sen” và “osin”

Đó là những chia sẻ của ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT tại phiên chia sẻ "Experience Now - Trải nghiệm ngay tại đây" vào chiều 13/11. Chương trình nằm trong khuôn khổ Diễn đàn công nghệ quốc tế - FPT Techday 2024.
5

‘Bộ trưởng’ Elon Musk: 2 quy tắc quan trọng nhất giúp thay đổi số phận một người

Vị tỷ phú "siêu nhân" giàu nhất thế giới này chỉ ra quy luật đơn giản mà nhiều người không hiểu khiến cuộc đời mãi tầm thường, không có thành tựu nổi bật.

Tỷ phú Rockefeller: 3 bài học để trở nên giàu có

Những bài học được đúc rút từ các bức thư chứa đựng bí quyết thành công của dòng họ giàu hàng đầu thế giới suốt hơn 100 năm qua.

Trở ngại lớn nhất của người nghèo là ở 3 từ 'tôi không thể'

Càng nghèo khó, bất hạnh, bạn càng phải tránh xa 3 từ này.

Tư duy giải quyết vấn đề: Người tầm thường tìm kết quả, người khôn ngoan tìm nguyên nhân

Khi gặp cần giải quyết vấn đề, hãy đặt ra nhiều câu hỏi tại sao, như bóc từng lớp vỏ hành, dần dần, bạn sẽ tìm được cốt lõi.

Tỷ phú Rockefeller khuyên: Hãy coi tất cả là kẻ thù, bào chữa là căn bệnh phải diệt tận gốc

Tỷ phú Rockefeller thường dành thời gian để ghi lại những hiểu biết của mình về sự giàu có, bí quyết thành công, rồi viết chúng dưới dạng những bức thư và giữ chúng trong gia đình.

Tỷ phú Rockefeller ‘vạch mặt’: Kết giao với 2 KIỂU người này giống như nạp chất kịch độc

Sở dĩ con cháu của Rockefeller có thể tiếp nối vinh quang và thành công cho đến ngày nay là nhờ sự giáo dục của gia đình.

Ngoài 40 tuổi, những người có được mọi thứ trong tay đều dùng chung một công thức

Khi đến tuổi trung niên, biết cách từ bỏ sự liều lĩnh, đối đầu và học cách chấp nhận và thích nghi, biết thời cơ, nắm bắt vận may và chấp nhận số phận là sự tỉnh táo hiếm có.

Tỷ phú Rockefeller: Đừng lúc nào cũng nói ‘thất bại là mẹ thành công’, nhớ rằng con lợn có thể trèo cây nếu được ngợi khen!

Bí quyết giàu có, giúp khối tài sản tăng lên nhanh chóng hoá ra không phải điều gì đó cao xa, mà đã được "ông vua" dầu mỏ thế giới đúc kết trong 4 điều.

Xem ‘Dưới bóng giai nhân’ ngẫm về phụ nữ thời nay

Giải trí - Nguyễn Huy - 24/11/2024 12:00
Vở kịch "Dưới bóng giai nhân" (đạo diễn Quang Thảo, cảm tác từ "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du) là một tác phẩm mượn chuyện xưa liên hệ với bối cảnh xã hội hiện đại.

Bí ẩn truyền nhân của Hư Trúc, bị thương nặng vẫn đấu lại Dương Quá

Thư giãn - Nguyệt - 24/11/2024 11:00
Bài viết này sẽ phân tích một số chi tiết về cuộc đời Hư Trúc sau khi lui về ở ẩn và hé lộ về một truyền nhân của cao thủ này.

“Manifest” từ được nói đến nhiều nhất trong năm 2024, lý do được chọn cực thuyết phục!

Phong cách sống - S.A - 24/11/2024 10:00
Mới đây, nhà xuất bản từ điển Cambridge đã công bố “manifest” là từ của năm 2024. 

Từ chuyện Lâm Đại Ngọc được tặng hoa trong Hồng Lâu Mộng: Bài học cho giới trẻ

Từ sách - Phim - Diệp Anh - 24/11/2024 09:00
Lâm Đại Ngọc, một nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ điển Trung Hoa. Từ câu chuyện của nàng, chúng ta có thể rút ra bài học về tầm quan trọng của việc rèn luyện EQ, đặc biệt là cho giới trẻ ngày nay.

Nững nhận xét thú vị về cuốn sách 'Biến tiềm năng thành tài năng'

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 24/11/2024 08:00
Cuốn sách 'Biến tiềm năng thành tài năng'của Adam Grant – giáo sư hàng đầu trong bảy năm liền của đại học Wharton và là tác giả cuốn 'Dám nghĩ lại' nổi tiếng – sẽ giúp chúng ta mở khóa tiềm năng của mình, từ đó vươn đến những thành tựu lớn lao.

Facebook Messenger công bố hàng loạt tính năng mới

Kỹ năng - Bình Minh - 23/11/2024 12:00
Người dùng có thể trải nghiệm các tính năng mới này từ ngày hôm nay.

Môn phái có tới 3 cao thủ đệ nhất thiên hạ nhưng đáng tiếc "sớm nở tối tàn"

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 23/11/2024 11:00
Môn phái nào có khả năng vượt mặt Thiếu Lâm?

Những người giỏi kiếm tiền đều có chung bộ 3 quy tắc “bất di bất dịch”

Suy ngẫm - Ngọc Linh - 23/11/2024 10:00
Đâu là thứ làm nên sự khác biệt giữa người giỏi kiếm tiền với người mãi không thể tăng thu nhập?

Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến với người dân vùng biên cương

Giải trí - THU HƯỜNG - 23/11/2024 09:58
Hành trình diễn ra từ ngày 26 đến 30-11-2024, tại các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái với các hoạt động ý nghĩa, như trao quà hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bão lũ Yagi; tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo...

Biến tiềm năng thành tài năng - Lùi lại không phải là mất đà hay bỏ cuộc, mà là để tiến về phía trước

Từ sách - Phim - TĐ - 23/11/2024 09:00
Kỹ năng không phát triển với tốc độ ổn định nên việc cải thiện nó cũng giống như lái xe lên núi. Càng lên cao, đường càng dốc, sự tiến bộ của chúng ta cũng ngày càng ít đi. Khi hết đà, ta bắt đầu trì trệ.

Lựa chọn đồng đội quan trọng như thế nào? 7 lời khuyên từ sách 'Chiến thắng Con Quỷ bên trong'

Từ sách - Phim - Quìn - 23/11/2024 08:00
“Chiến thắng Con Quỷ bên trong”: 7 nguyên tắc giúp bạn vượt qua chướng ngại và tìm thấy thành công. Đã được dịch sang hơn 10 ngôn ngữ trên thế giới. Luôn nằm trong danh sách khuyến đọc của các doanh nhân, nhà lãnh đạo thành công.

TP. Hồ Chí Minh triển khai khảo sát DDCI năm 2024

Kỹ năng - Hoàng Kim - 22/11/2024 15:42
Khảo sát DDCI được tiến hành từ nay đến 15/12/2024, tập trung vào các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư đang triển khai dự án, các hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Lần đầu thấy cảnh người Việt Nam thu hoạch hoa súng, khách Mỹ choáng ngợp

Thư giãn - Huy Hoàng - 22/11/2024 12:00
Có chuyến đi tới đồng bằng sông Cửu Long cách đây không lâu, phóng viên người Mỹ chứng kiến cảnh người địa phương thu hoạch hoa súng nên thấy rất ấn tượng.

Dùng chatbot AI trả đũa kẻ lừa đảo

Kỹ năng - Cẩm Bình - 22/11/2024 11:00
Nhiều người khi phát hiện mình là mục tiêu bị lừa đảo đã cố gắng làm lãng phí càng nhiều thời gian của kẻ lừa đảo càng tốt.

Sau trào lưu xé túi mù, giới trẻ lại lao vào 'cuộc chiến' đập hộp mù

Phong cách sống - Hoàng Hà - 22/11/2024 10:00
Trào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 24/11/2024