Bạn đã từng gợi ý cái gì đó cho người lãnh đạo của bạn nhưng được trả lại bằng một câu: “Biết rồi.” Nhiều người lãnh đạo công ti quá bận rộn không học được những điều mới nhưng họ không muốn thừa nhận điều đó cho nên họ thường nói “Biết rồi” để tránh nói về cái gì đó họ KHÔNG biết. Tuy nhiên những người lãnh đạo công ti mà muốn vẫn còn hiệu quả trong việc lãnh đạo của họ phải liên tục học bằng việc lắng nghe nhiều hơn những người của họ.
Sự kiện là nhiều người lãnh đạo công ti, đã từng thành công KHÔNG thực sự biết nhiều điều hơn họ dám thừa nhận. Việc thiếu tri thức mới là vấn đề chính trong nhiều công ti vì người lãnh đạo của họ quá bận rộn với công việc hàng ngày và không chú ý tới những điều mới. Chính “phía mù” này làm họ và công ti của họ bị tổn hại. Lí thuyết kinh doanh gọi điều này là triệu chứng “Tù nhân của thái độ và thói quen cố định” và coi nó là nguyên nhân số một của thất bại của công ti khi người lãnh đạo không thể thấy được rõ ràng để lãnh đạo công ti thêm nữa.
Việc của người lãnh đạo công ti là đặt ra viễn kiến và mục đích chiến lược. Thỉnh thoảng khi người quản lí trở thành người lãnh đạo, họ thường hành động như người quản lí thay vì là người lãnh đạo có cái nhìn xa, gây ra khó khăn cho công ti không tiến bộ được trong thời đại thay đổi nhanh chóng này. Và đó là lí do tại sao nhiều công ti đã thất bại. Là người lãnh đạo biết nhìn xa có nghĩa là liên tục học điều mới để đặt mục đích xác định và đạt tới chúng. Tất nhiên, một số quyết định có thể là không phổ biến nhưng cần đưa công ti đạt tới mục đích doanh nghiệp của nó. Bằng việc giải thích rõ ràng viễn kiến, người lãnh đạo công ti giúp các công nhân hiểu cách quyết định này đã được làm. Mọi công nhân có thể không đồng ý với nó, nhưng họ cảm thấy rằng họ được thông báo về phương hướng. Bằng việc nói “Biết rồi” những người lãnh đạo dập tắt các gợi ý và ngăn cản những người khác chia sẻ mối quan tâm của họ về công ti và đó là một sai lầm.
Bốn mươi năm trước, khi một nhân viên của Digital Equipment, công ti thiết bị máy tính lớn thứ hai thế giới, gợi ý rằng công ti làm kế hoạch xây dựng máy tính cá nhân tương tự như Apple, người lãnh đạo công ti nói: “Biết rồi, không ai muốn có máy tính ở nhà đâu.” Năm năm sau đó, Apple computer bán nhanh hơn và Digital Equipment nộp đơn xin phá sản. Hơn mười năm trước, một kĩ sư ở Nokia gợi ý rằng công ti tích hợp điện thoại và máy tính vào một đơn vị và thậm chí xây dựng bản mẫu để chứng minh điều đó. Người lãnh đạo công ti nói: “Biết rồi, điện thoại là điện thoại và máy tính là máy tính và hai thứ này không trộn lẫn được.” Khi Steve Jobs nghe nói điều đó ông ấy lập tức tạo ra iPhone và đánh sập toàn thể ngành công nghiệp điện thoại. Ngày nay iPhone là điện thoại thông minh bán chạy nhất và Nokia không còn trong kinh doanh điện thoại di động.
Làm sao người lãnh đạo công ti có thể tránh được triệu chứng này? Cách tốt nhất là giữ tâm trí mở và sẵn lòng lắng nghe điều mọi người gợi ý để cho họ có thể vẫn học và thay đổi để tránh “thái độ cố định và thói quen cũ.” Mọi người lãnh đạo đều có động cơ nào đó, nhưng qua thời gian tham vọng lắng xuống trừ phi họ tự tạo động cơ cho họ bằng việc liên tục học những điều mới. Những người lãnh đạo thành công nhất là những người biết nhiều hơn người khác về công nghệ đang nổi lên để cho họ sẽ lãnh đạo thay vì đi theo sau. Đó là lí do tại sao họ bao giờ cũng nắm thị trường trước khi bất kì ai khác làm điều đó. Steve Jobs thường nói: “Tôi lắng nghe điều đang xảy ra quanh tôi và kết nối những chấm này và đó là lí do tại sao chúng tôi bao giờ cũng tạo ra các sản phẩm mới lí thú trước bất kì ai khác.” Bill Gates cũng nói: “Nếu bạn muốn vẫn còn tích cực, bạn phải giữ học tập và thử những điều mới.”
Khi lần đầu tiên tôi trở thành giáo sư tại CMU, tôi đã hỏi lời khuyên của giáo sư của tôi Ts. Herb Simon và ông ấy nói: “Anh học nhiều nhất từ những người khác ý kiến anh. Nghe họ và học từ họ đi.” Bao nhiêu người có thể cho bạn những lời khuyên quí giá như điều đó? Chúng ta có muốn dành thời gian với những người đích xác giống chúng ta không, các giáo sư từ cùng lĩnh vực học tập, bạn bè cùng chung mối quan tâm, và những người làm việc ở cùng nghề nghiệp? Chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái với họ và qua thời gian chúng ta sẽ trở thành triệu chứng “Tù nhân của thái độ và thói quen cố định” của riêng chúng ta đã được mô tả trong lí thuyết kinh doanh.
Điều quan trọng để học là lắng nghe từ những người có thể không cùng ý kiến với bạn, đặc biệt sau khi bạn đã đạt tới vị trí lãnh đạo. Bạn cần giữ tâm trí mở với các ý tưởng mới và gợi ý mới. Bất kể liệu bạn là người lãnh đạo nhà trường, người chủ công ti, hay giáo sư, bạn đều phải tự hỏi bản thân bạn: “Mình có đang học nhanh như thế giới đang thay đổi không?” “Mình có liên tục học những điều mới không?” “Mình có thái độ học cả đời không?”
Hàng nghìn năm trước, Socrates, triết gia Hi Lạp đã nói với học trò của ông ấy: “Một điều mà tôi biết chắc là tôi không biết cho nên tôi vẫn học từ các trò.” Ngay cả Socrates cũng thừa nhận điều đó làm sao bạn có thể nói rằng “Biết rồi?”