Anh hùng xạ điêu là tác phẩm võ hiệp nổi tiếng của nhà văn Kim Dung. Đây cũng là tiểu thuyết đầu tiên của Xạ điêu tam bộ khúc. Bối cảnh của Anh hùng xạ điêu xảy ra vào thời Tống (960 – 1279) khi tộc Nữ Chân bắt đầu tấn công vào phía bắc Trung Quốc.
Anh hùng xạ điêu cũng là tác phẩm có nhiều anh hùng võ lâm với võ công cao cường. Hôm nay chúng ta hãy cùng trang Sohu, Sina điểm danh 10 cao thủ hàng đầu của cuốn tiểu thuyết này nhé!
Trong Anh hùng xạ điêu, Quách Tĩnh vẫn đang trong quá trình trưởng thành. Vì thế, võ công của Quách Tĩnh tuy có nền tảng đáng kể nhưng vẫn còn non nớt so với các cao thủ khác. Đặc biệt, anh ta chưa nắm vững bản chất của Hàng long thập bát chưởng và không có nhiều kinh nghiệm thực chiến. Vì vậy, Quách Tĩnh ở thời điểm này chỉ có thể xếp hạng cuối.
Chu Bá Thông là người kế thừa của phái Toàn Chân. Võ công của ông ta rất giỏi, nhất là Không minh quyền và Song thủ hỗ bác đều là hiếm có trong giới võ thuật. Tuy nhiên, tính cách trẻ con và vô tư của Chu Bá Thông là điểm hạn chế khiến võ công của ông chỉ ở một mức độ nhất định và chỉ có thể đứng ở vị trí thứ 9.
Hoàng Dược Sư là đảo chủ đảo Đào Hoa, võ công của ông cũng rất cao siêu, nhanh, chuẩn, lạ và đẹp. Các môn tuyệt kỹ của ông là Lạc Anh thần kiếm chưởng, Ngọc Tiêu kiếm pháp, Đàn chỉ thần công, Lan Hoa Phất Huyệt Thủ, Hoàng Phong Tảo Diệp Thoái Pháp và Bích Hải Triều Sinh Khúc.
Thế nhưng, Hoàng Dược Sư lại có tính cách thu mình và không giỏi giao tiếp với người khác. Sự hiểu biết về võ thuật của ông ta cũng thiên về luyện tập cá nhân nên chỉ có thể đứng thứ 8.
Hồng Thất Công là bang chủ thứ 18 của Cái Bang, là một trong những người có võ công cao cường tuyệt đỉnh đương thời. Hai môn võ công nổi tiếng của ông là Hàng long thập bát chưởng và Đả cẩu bổng pháp. Tuy vậy, so với những cao thủ khác, thành tựu võ thuật của Hồng Thất Công có phần đơn lẻ, hiểu biết sâu về võ thuật cũng còn nhiều thiếu sót. Do đó, trong bảng xếp hạng này, ông chỉ đứng thứ 7.
Nhất Đăng đại sư hay còn gọi là Đoàn Trí Hưng vốn là hoàng đế của Đại Lý. Ông là cháu nội đời sau của vợ chồng Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh trong tác phẩm "Thiên Long Bát Bộ".
Kết thúc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Đoàn Trí Hưng trở thành một trong Thiên hạ ngũ tuyệt hiệu là Nam Đế, ông có võ công rất cao, nổi tiếng với tuyệt kỹ gia truyền Nhất dương chỉ. Võ thuật của Nhất Đăng đại sư đã đạt đến trình độ cao nhưng tới thời điểm diễn ra Thần điêu hiệp lữ mới là đỉnh cao nhất. Vì vậy, ông đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng này.
Âu Dương Phong là là chủ nhân núi Bạch Đà ở Tây Vực. Võ công của ông ta rất cao, thường dùng một cây gậy có thả hai con rắn độc ở đầu làm vũ khí. Tuyệt kỹ của y là Cáp Mô Công và Lục chỉ cầm ma. Khi buồn vì nhớ về người trong mộng, lão thường dùng đàn tranh để gảy Lục chỉ cầm khúc cho đỡ tủi thân nhưng Lục chỉ cầm ma lại là môn võ công đã thất truyền mà lại rất lợi hại.
Trong bối cảnh Thần điêu hiệp lữ, võ công của Âu Dương Phong tập trung nhiều vào thực chiến và sát thương mà bỏ qua cái cốt lõi của võ thuật. Do đó ông ta được xếp hạng thứ 5.
Vương Trùng Dương là người sáng lập ra Toàn Chân giáo. Trong truyện, Vương Trùng Dương mất trước khi thời đại Xạ Điêu bắt đầu. Những câu chuyện về ông thường được kể thông qua sư đệ Chu Bá Thông và các học trò của ông.
Võ công của Vương Trùng Dương là vô địch khi còn sống. Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương được bầu là người võ công cao nhất, hiệu là Trung Thần Thông, được giữ bộ Cửu Âm chân kinh. Thế nhưng, Vương Trùng Dương mất quá sớm nên sự hiểu biết về võ thuật của ông chỉ dừng lại ở thời điểm ông qua đời. Ngoài ra, sự xuất hiện của Vương Trùng Dương trong Anh hùng xạ điêu cũng tương đối thưa thớt nên người hâm mộ khó có thể đánh giá đầy đủ sức mạnh của ông. Vì vậy, ông được xếp hạng 4.
Lâm Triều Anh là người sáng lập ra phái Cổ Mộ. Bà được mô tả là có võ công cao hơn 4 người trong Thiên hạ ngũ tuyệt và bất phân thắng bại với Trung Thần Thông - Vương Trùng Dương. Dù vậy, bà cũng ít xuất hiện trong tiểu thuyết nên trình độ võ công khó có thể nắm bắt. Tuy nhiên, do những sự đổi mới trong võ thuật của bà, Lâm Triều Anh được xếp hạng thứ
Hoàng Thường là một nhân vật xuất hiện qua lời kể của Lão Ngoan Đồng trong tác phẩm Anh hùng xạ điêu. Ông sáng tạo ra Cửu âm chân kinh, nhưng tiếc rằng kẻ thù của ông đã qua đời nên không có cơ hội báo thù.
Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian. Đây là bộ tuyệt kỹ ẩn chứa sức mạnh vô biên, có thể giúp các cao thủ xưng hùng xưng bá giới võ lâm. Chính vì sự lợi hại của Cửu âm chân kinh nên thực lực của Hoàng Thường có thể tạm xếp hạng thứ 2.
Đạt Ma sư tổ là vị trụ trì đời thứ hai của Thiếu Lâm Tự. Không những vậy, ông còn là sư tổ của Thiền Tông Trung Hoa. Ông là người sáng tạo ra Cửu Dương thần công, là bộ tâm pháp tu luyện nội công. Cửu Dương Thần Công được phát hiện được kẹp bên trong Lăng Già Kinh, Giác Viễn thiền sư của Thiếu Lâm tự vô tình tìm ra nó.
Cửu Dương Thần Công là loại thần công cũng tựa như Cửu âm chân kinh nhưng uy lực mạnh hơn nhiều. Bí kíp này được Đạt Ma sư tổ kết hợp võ học với triết học, đạo giáo và nhiều triết lý khác để tạo ra môn võ này. Điều này đã phản ánh sự hiểu biết sâu sắc cũng như thành tích xuất sắc của ông với võ thuật. Do đó, ông được các fan nguyên tác xếp ở vị trí thứ nhất.
*Bài viết tổng hợp dựa trên các ý kiến chia sẻ quan điểm về những tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung từ trang tin Sina, Sohu.