Chúng ta đang sống trong thời đại mà khi nghe tới bất cứ một sáng chế công nghệ nào ra đời, thay vì ngưỡng mộ thành quả của người sáng chế thì chúng ta lại lắc đầu ngao ngán và lo sợ thất nghiệp vì sản phẩm đó ra đời thay thế hoàn toàn sức lao động của con người. Nhưng liệu sự thật có phải vậy không? Con người chúng ta có bị mất việc làm khi xuất hiện nhiều máy móc và công nghệ mới hay không?
Nếu lật ngược lại lịch sử thì bạn sẽ thấy, lời buộc tội rằng công nghệ là một yếu tố hủy diệt việc làm đã được đem ra bàn luận từ rất lâu. Có nghĩa là trong lịch sử văn minh nhân loại, máy móc và công nghệ phát triển đã có từ rất lâu chứ không phải bây giờ mới có. Và sự xuất hiện của các phát minh này đều được giới lao động đón nhận với thái độ giận dữ và thù địch.
Công nhân dệt ở Pháp đã phản đối khung dệt từ động bằng cách ném guốc gỗ vào những chiếc máy đó. Ở Anh, những người tham gia cuộc tuần hành Swing Riots đã phản đối máy tuốt lúa tự động bằng cách đập vỡ máy. Người chèo thuyền đã phá hủy những nỗ lực đầu tiên trong việc tạo ra một động cơ hơi nước, cái mà họ cảm thấy có thể khiến họ bị mất việc. Khi con thoi được phát minh để cải tiến công đoạn dệt tốt hơn, người chế tạo ra con thoi là John Kay đã bị một đám đông tấn công, và còn rất rất nhiều những phát minh khác đều có số phận tương tự.
Phản ứng của những người công nhân trên phần nào cũng có thể đúng. Vì đa số người lao động thời đó đều nghèo, họ đã dành cả cuộc đời để hoàn thiện kỹ năng trong một công việc với mức thu nhập vừa đủ sống nên việc phải cạnh tranh với máy móc và mất kế sinh nhai trong quá trình đó có vẻ quá đỗi kinh khủng, đến mức họ buộc phải triệt tiêu những cỗ máy quỷ quái này.
Nhưng hàng ngày, hàng giờ có vô số những phát minh được ra đời, chúng ta vẫn đập bỏ chúng không cho xuất hiện để đảm bảo công việc được không?
Chắc chắn là KHÔNG.
Nhiều việc làm đã bị thay thế bởi công nghệ: những người giữ ngựa đều đã mất việc khi xe hơi ra đời, những công nhân làm đèn dầu đã mất việc khi có điện, những người từng điều hành thang máy đã phải nghỉ khi thang máy tự động có mặt, từng có cả ngành công nghiệp giao nước đá cho đến khi tủ lạnh chạy bằng điện xuất hiện, …
Nhưng điều gì đã xảy ra với những người bị mất việc trên? Suy cho cùng, chúng ta chưa bao giờ nghe về những cựu nhân viên điều hành thang máy đi lang thang ngoài đường vì không tìm được việc làm. Câu trả lời rất rõ ràng: những người bị mất việc này đã tìm được những công việc khác.
Đó chính là sức mạnh phi thường của con người. Động vật trong tự nhiên chỉ có thể làm một số việc nhất định. AI, robot hay bất cứ cỗ máy nào cũng chỉ có thể làm được một việc theo một lập trình nhất định. Nhưng sự linh hoạt của con người thì gần như là không có giới hạn. Nguồn lực lớn nhất chưa được khai thác trong thế giới này chính là khả năng của con người. Càng triển khai nhiều công nghệ trong công việc của mình, nghĩa là sức lao động của chúng ta sẽ giảm đi, chúng ta lại càng có nhiều thời gian để làm được nhiều việc khác hơn, và như vậy, thu nhập của chúng ta sẽ cao hơn.
Chuyên gia kinh tế Lawrence Katz của Đại học Harvard đã phát biểu trên tạp chí MIT Technology Review: “Chúng ta chưa bao giờ bị mất hết công việc. Không có xu hướng dài hạn nào đang khiến công việc của con người bị mất đi. Về lâu dài, tỷ lệ việc làm sẽ khá ổn định. Con người trước giờ vẫn luôn có khả năng tạo ra việc làm mới. Con người sẽ nghĩ ra những việc mới để làm”.
Vì thế, ý tưởng cho rằng công nghệ đang loại bỏ nhu cầu nhân lực nghe có vẻ rất miễn cưỡng. Nhưng người lao động chúng ta cần làm gì để thích ứng với những sự phát triển công nghệ đó thì không phải ai cũng tự trang bị sẵn sàng cho mình. Và chính vì không chuẩn bị sẵn nên khi có bất kỳ sự thay đổi nào diễn ra, chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi, bị chênh vênh.
Vậy bạn cần chủ động hơn cho công việc và cuộc sống của mình để thích ứng với thời đại, lý giải những thắc mắc thời sự của bạn chắc chắn đang nằm trong cuốn sách: Thời đại thứ tư.