Thì thầm với gốm cùng họa sĩ Ngô Trọng Văn – Nguyễn Thị Dũng

10/09/2020 21:00
Thì thầm với gốm cùng họa sĩ Ngô Trọng Văn – Nguyễn Thị Dũng

Ngày 12.9 tới đây, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM sẽ diễn ra triển lãm "Lời thì thầm" của hai vợ chồng họa sĩ Ngô Trọng Văn và Nguyễn Thị Dũng với hàng trăm tác phẩm làm từ gốm.

      Vợ chồng nghệ sĩ Ngô Trọng Văn – Nguyễn Thị Dũng - Ảnh: NVCC  

Triển lãm sẽ kéo dài từ Thứ 7 ngày 12.9 đến hết ngày 21.9, mở cửa từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày, từ thứ 2 đến Chủ nhật.

Dưới đây là vài nét phác họa con đường đi đến với nghệ thuật gốm cặp vợ chồng nghệ sĩ này:

Ngô Trọng Văn – Con đường gập ghềnh với gốm

Hoạ sĩ Ngô Trọng Văn mang tới triển lãm bộ tác phẩm “Nguyệt dạ” gồm 8 tác phẩm với nhiều kích cỡ khác nhau.

“Với tôi, người phụ nữ đẹp nhất ở độ trăng tròn. Nguyệt dạ đại diện cho tính nữ, cho cái đẹp tròn trịa, dịu dàng, mềm mại, nhưng đặc biệt là luôn ẩn chứa những câu chuyện đầy tính thân phận, nỗi cô đơn, tính kiên nhẫn, sự hy sinh lặng thầm. Phụ nữ như bông hoa quỳnh không dễ phô diễn, lúc nở đẹp nhất, toả sáng nhất lại rơi vào những thời khắc ngặt nghèo hoặc những bối cảnh, không gian éo le, vẻ đẹp rực rỡ ấy chưa chắc đã được người đời chiêm ngắm. Nhưng cũng chính vì giá trị lặng thầm mà vô cùng quyến rũ đó, tính nữ luôn giữ một quyền lực mềm khiến cho một nửa còn lại của thế giới không thể làm ngơ” – Ngô Trọng Văn tự sự.

8 tác phẩm trong bộ “Nguyệt dạ” là sự thể hiện ý niệm hoàn chỉnh về tính nữ trong quan niệm của Ngô Trọng Văn, có những khoảnh khắc thanh xuân tươi trẻ, có cả thời khắc người phụ nữ mang bầu.

Mặc dù ý niệm về tính nữ được thể hiện đậm nét trong “Nguyệt dạ” nhưng với bộ tác phẩm này, Ngô Trọng Văn đã tìm được một cách thể hiện khác biệt, mới mẻ về ngôn ngữ hình khối chứ không phải chỉ là những vuốt ve mềm mại dáng nét phụ nữ thông thường.

Ngô Trọng Văn xuất thân đã là sinh viên theo học ngành gốm, nhưng đi làm gốm cực quá, cuộc sống với gánh lo cơm áo gạo tiền cuốn trôi khiến Văn bỏ gốm đi học thiết kế thời trang, mở công ty, rẽ hướng hoạt động.

Nhưng sau mấy năm thử sức trong lĩnh vực khác, bên trong Văn vẫn đau đáu nỗi niềm với ngôn ngữ của hoả biến. Và cuối cùng, anh không thoát được khỏi niềm đam mê với đất, với lửa.

Ngô Trọng Văn bên tác phẩm "Mơ hoa"

Đồng hành trong gia đình nhỏ cùng Ngô Trọng Văn là một hoạ sĩ gắn bó với gốm trên hai mươi năm Nguyễn Thị Dũng. Nguyễn Thị Dũng nổi tiếng là không chịu thất bại, cho dù nghiên cứu quá nhiều và cũng không ít lần bật khóc vì không đón được tác phẩm ra lò.

Thấy vợ miệt mài say sưa, trái tim "rừng rực" lửa gắn bó với hình khối, với những cánh hoa gốm nối nhau nở ra sáng rực sau mỗi mẻ nung, sợi dây rung cảm đã truyền vào sâu thẳm trong Ngô Trọng Văn những cảm xúc thổn thức với gam màu, hình khối, thách thức qua từng mẻ nung đã kéo anh trở lại cùng đam mê thuở trước.

Vậy là Ngô Trọng Văn quyết định quay lại với gốm kể từ năm 2014, hai vợ chồng cùng đầu tư mua lò nung, thuê xưởng, mỗi người mỗi góc miệt mài suy tư với gốm.

“Hạt trời” màu nâu, có màu sắc của hạt cà phê Tây Nguyên, có hình dáng của tượng gỗ Tây Nguyên, nặng khoảng 100 kg, kích cỡ gần bằng người thật, sức một người không thể bê nổi.

Bức tượng gốm sần sùi khắc khổ mà lúc nung xong nhiều thợ gốm cứ lắc đầu tưởng là sản phẩm hỏng, họ không biết rằng Ngô Trọng Văn đã tính toán hết cho những lớp đất sần sùi sau nung, vỡ toác ra màu nâu của đất, được hoạ sĩ mang về kỳ cạch hoàn chỉnh tác phẩm ở công đoạn mài đi nhiều khúc quanh, nhiều đồi núi, thung lũng, với rất nhiều “địa hình” hiểm trở.

“Cuộc sống là vậy. “Hạt trời” được gieo xuống, thì cho dù đất đai màu mỡ hay khô cằn đá sỏi hạt cũng phải nảy mầm, phải vươn lên, đón ánh sáng, chiến đấu với tất cả các thế lực xung quanh để sinh tồn” – Ngô Trọng Văn chia sẻ.

Ngoài ra, Ngô Trọng Văn còn mang đến triển lãm những tác phẩm khác như “Nữ hoàng”, “Hề xiếc” (Bộ 2 tác phẩm)…,

Ngô Trọng Văn chia sẻ: “Khá đáng tiếc là hôm đi xin phép triển lãm thì quên không gửi ảnh tác phẩm nên bị bỏ lỡ mất tác phẩm “Nhịp trầm” không mang đến giới thiệu với công chúng yêu nghệ thuật”.

Khác với “Nguyệt dạ” tôn vinh tính nữ, “Nhịp trầm” là một tác phẩm đầy tính tự sự nam tính, giống như cách nghĩ, lối ứng xử, đường đi nước bước đầy trầm tĩnh của một người đàn ông.

Mỗi tác phẩm gốm đều phải trải qua quy trình từ lúc nặn, chờ khô, đem nung qua lửa, mất vài tháng liền.

“Có sáng tác sử dụng men sâu nhiều màu, khi ra lò, tác phẩm phồng lên tùm lum, nổ như bọt xà phòng, phải thêm công đoạn mài sẽ ra hiệu ứng khác. Thậm chí mài xong, có thể nung lại lần 2, rồi lại mài tiếp. Như bộ 8 tác phẩm “Nguyệt dạ” là nung tới 3 lần. Để hoàn thiện một tác phẩm, phải mất tới vài tháng” – Ngô Trọng Văn chia sẻ.

Ngô Trọng Văn - Nguyễn Thị Dũng bên tác phẩm "Mộng dưới hoa"

Nói về 4 chiếc bình gốm cỡ cực lớn, trong đó có 2 chiếc sáng tác chung với vợ, Ngô Trọng Văn kể: “Lần đó đi trại sáng tác, hai vợ chồng đăng ký làm bình cỡ lớn vì chỉ có ở không gian đó mới có đủ điều kiện và có lò để nung tác phẩm cỡ lớn như vậy. Nhưng đáng tiếc là chiếc bình đầu tiên nung xong vỡ vụn thành hàng trăm mảnh nhỏ. Đứng nhìn đống mảnh vỡ, vừa tiếc, vừa nản. Nhưng cuối cùng, hai vợ chồng cùng quyết chí làm lại. Và để chắc ăn thì làm luôn một cặp. Cả hai lao vào làm điên cuồng để kịp thời gian. Cuối cùng, thật may mắn là thành phẩm tuyệt đẹp được đón ra lò”.

Cặp bình gốm men cỡ lớn (112x55) là công sức sáng tạo chung của cả hai vợ chồng họa sĩ Ngô Trọng Văn – Nguyễn Thị Dũng được đặt tên là “Mộng dưới hoa” và “Mơ hoa”.

Nguyễn Thị Dũng – Niềm đam mê rực cháy

Ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới 2020, hoạ sĩ Nguyễn Thị Dũng và Ngô Trọng Văn đã cùng tham gia triển lãm “Gốm Sài Gòn” 2020 (từ ngày 4.1 đến hết ngày 15.1.2020) với hàng trăm tác phẩm khoe vẻ độc đáo ngôn ngữ của hỏa biến cùng với 5 hoạ sĩ khác đến từ nhiều vùng miền.

Nguyễn Thị Dũng mang tới triển lãm hồi đầu năm khoảng 20 tác phẩm, trong đó serie Mầm xanh đã được Dũng sáng tác trong các năm 2017-2018; serie chủ đề Những đóa hoa nẩy mầm (hoa Cúc, Cúc mẫu tử, Mẫu đơn…) được sáng tác năm 2019 và chủ đề hoa trái của năm 2020 gồm có Hoa và trái bưởi, Hoa và trái chuối, Mùa xuân

Với triển lãm “Lời thì thầm” lần này (từ 12.9 đến hết ngày 21.9.2020), Nguyễn Thị Dũng mang tới thêm vài chục bộ tác phẩm gốm, mỗi bộ là hàng chục tác phẩm khác nhau.

Thế mạnh men, màu và tính sáng tạo liên tục đã khiến Nguyễn Thị Dũng nổi bật trong việc đưa các sản phẩm gốm thông dụng trở thành những tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời, tác phẩm nghệ thuật gốm của Dũng luôn mang tính hữu dụng thực tế, phải sử dụng được chứ không phải chỉ để trưng bày.

Nguyễn Thị Dũng bên tác phẩm Bình mẫu đơn tím

Chẳng hạn như những chiếc bình trà, được Nguyễn Thị Dũng đánh giá là khó nhất trong các kỹ thuật gốm, vì phải nhanh, nhất quán, không được bỏ qua các “giai đoạn vàng” trong chế tác. Màu sắc của ly, bình trà, tống, khay… phải thống nhất. Đã vậy, hoạ sĩ muốn làm bình trà phải có cảm xúc rất nhiều đủ thăng hoa để gửi gắm vào từng bộ tác phẩm.

Khó vậy, nhưng Nguyễn Thị Dũng đã tự nâng mức thách thức bản thân lên rất cao. Chỉ trong một năm, Dũng làm tới vài trăm bộ bình trà. Triển lãm “Lời thì thầm” lần này, Dũng sẽ giới thiệu khoảng 10 bộ.

Đặc biệt, chiếc bình trà kiểu cổ không cho nước vào từ bên trên mà lật đáy bình lên để châm nước đã được Nguyễn Thị Dũng nghiên cứu, chế tác thành công.

Nguyễn Thị Dũng miệt mài nặn từng cánh hoa

Hoạ sĩ kể: “Hồi đầu những người chơi đồ cổ cho Dũng xem ảnh, nghe họ tả hoài nhưng vẫn không hiểu phải làm thế nào. Lúc đầu chế tác thử, chỉ có cái quai ấm thôi cũng phải cắt gọt 2 ngày mới xong, nghĩ cực quá mà đến lúc vào lò nung xong, thành phẩm nhìn thì đẹp mắt nhưng không xài được vì cái vòi nó bị bít. Dù đã hỏng đến vài lần nhưng tôi không nản, mà ngưng lại để suy nghĩ. Tôi không chịu thua. Nghĩ cho chín rồi mới làm lại, và những lần gần đây đã thành công rồi. Bình châm trà mẫu xưa độc đáo hoàn toàn có công dụng thực sự”.

Quá trình hỏa biến mang lại điểm độc đáo của tác phẩm gốm và tác động đến cảm xúc của người nghệ sĩ...

“Tính tôi, chỉ thích làm đồ khó. Nhất là màu và men, người khác thì lúc được lúc không nhưng tôi có thể kiểm soát màu rất tốt. Phải để tác phẩm trong một phòng riêng, chờ khô tự nhiên trong 2-3 tháng, đạt đủ độ ẩm mới bắt đầu làm men. Làm bộ tác phẩm hoặc hai bộ thì phải đợi đủ bộ mới chuyển đi nung. Tôi thường làm rất nhiều màu men, lúc dày lúc mỏng, có độ đậm nhạt khác nhau, nếu nung các mẻ khác nhau thì màu men sẽ không đều, nên có những bộ tác phẩm phải chờ nhau từ đầu năm đến cuối năm mới được chuyển đi nung” – Họa sĩ Nguyễn Thị Dũng cho biết.

Nguyễn Thị Dũng - Ngô Trọng Văn tại lò gốm

Họa sĩ cho biết cảm giác rất thú vị mỗi lần đốt lò và ra lò gốm, nên dù rất mệt nhưng vẫn bị đam mê gốm kích thích khám phá, trải nghiệm.

“Nhiều bộ tác phẩm có hàng ngàn cánh hoa, hai tác phẩm là 2.000 cánh hoa, tôi phải làm việc liên tục cả ngày cả tối, kéo dài 6 tháng mới xong một bộ tác phẩm, nắn từng cánh, rồi đập, xong 1.000 cánh hoa muốn… rụng tay luôn. Làm xong một bộ tác phẩm là bị trật khớp, phải nghỉ đến cả tháng cái tay mới có thể hoạt động trở lại” – Nguyễn Thị Dũng kể.

Không phải lúc nào cũng có thể thành công. “Hồi hai vợ chồng quyết định cùng làm chung chiếc bình lớn đầu tiên, mất tới nửa tháng sáng tác, đến lúc vào lò nung, nó bể thành hàng trăm mảnh luôn, trời ơi, buồn gì mà buồn đến não cả ruột. Nản mất … 1 ngày. Đến chiều lại quyết định làm lại. Lần này thì làm luôn hai cái. Mà tôi lạ lắm, hễ cứ thấy đất là … mê tơi luôn, lao vào làm không cần ăn, khỏi cần ngủ, quên mất tiêu chuyện cái bình trước đó mới bể tanh bành. Đó chính là bộ bình “Mơ hoa” và “Mộng dưới hoa” – Nguyễn Thị Dũng trải lòng.

Nói về những tác phẩm sáng tác chung, Nguyễn Thị Dũng kể: “Anh Văn tạo hình và bố cục còn tôi thì làm bông, hoa và màu men. Khó khăn nhất với một tác phẩm làm chung là hai người phải đồng thuận được trong nội dung câu chuyện chuyển tải vào tác phẩm. Thật vui vì “đứa con chung” của hai vợ chồng đã lấy được những điểm mạnh nhất từ cả hai người”.

Tiểu Vân


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Chàng trai dòng dõi hoàng tộc Ấn Độ là biểu tượng thời trang thế giới

Sở hữu khối tài sản khổng lồ, chàng trai thuộc dòng dõi hoàng tộc Padmanabh Singh còn là biểu tượng thời trang khi liên tục xuất hiện trên tạp chí danh tiếng như Elle, Hello, GQ…

Oscar công bố tiêu chuẩn mới cho hạng mục Phim xuất sắc nhất

Nhằm hướng tới sự đa dạng trong cơ cấu xã hội và trong điện ảnh, Viện Hàn lâm Nghê thuật và Điện ảnh Mỹ đã đề ra một bộ tiêu chuẩn mới cho các phim tranh giải.

Cần xử lý nghiêm những video nấu ăn câu like phản cảm

Mới đây, video nấu cháo gà nguyên lông của Hưng Vlog, con trai bà Tân Vlog đã gây bức xúc dư luận và nhận về vô số sự chỉ trích. Hầu hết cộng đồng mạng cho rằng nội dung clip là tàn nhẫn, lãng phí thực phẩm và mất an toàn vệ sinh.

Vì sao con hẻm cổ xưa ở Sài Gòn cấm quay phim, chụp hình?

Chỉ vì người tới chụp hình, quay phim ngày một đông và khiến cuộc sống cư dân trong hẻm trăm tuổi ở khu vực Q.5, TP.HCM bị xáo trộn nên mới đây, một tấm biển cấm quay phim, chụp hình đã được dựng lên.

Đề nghị công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới của UNESCO

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng xin ý kiến chủ trương lập hồ sơ di tích lịch sử địa đạo Củ Chi trình Tổ chức giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi vào danh mục di sản thế giới.

Ngày càng bê bối và kém chất lượng, show thực tế của Kim Kardashian sẽ dừng phát sóng

Gia đình Kim Kardashian thông báo sẽ ngừng phát sóng chương trình thực tế sau 20 mùa và 14 năm phát sóng.

Ca sĩ Bảo Anh gặp rắc rối vì bình luận ‘vui’ trên mạng xã hội

Nữ ca sĩ bị cộng đồng mạng chỉ trích vì một bình luận trong một bức hình của ‘người tình tin đồn’ – diễn viên Quốc Trường.

Rap Việt, MV “siêu rẻ”... đang đè bẹp trào lưu MV tiền tỉ?

Sự lên ngôi của rap Việt và chuyện “làm mưa làm gió” của một số MV “siêu rẻ” trên thị trường âm nhạc thời gian qua đã làm cho trào lưu MV tiền tỉ dần bị thoái trào?

Podcast: 'Ánh sáng trong ta' - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - FN - 12/05/2025 13:00
Đọc “Ánh sáng trong ta”, bạn sẽ nhận được những lời khuyên sâu sắc và cả gợi ý về những chiến lược giúp bạn khám phá ra sức mạnh, điểm khác biệt của chính mình; nhìn ra giá trị bản thân, sự thiếu tự tin trong cuộc sống đầy khó khăn, thử thách...

Càng xem nhân vật này trong phim Sex Education, tôi càng sợ hãi “quyền lực làm cha” của chính mình

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 12/05/2025 12:00
Nhân vật này trong phim Sex Education dù sao vẫn còn vô cùng may mắn…

ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 12/05/2025 11:00
Trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng quá tải, chi phí khám-chữa bệnh tăng cao và thời gian chờ đợi kéo dài, ngày càng nhiều người tìm đến các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để tìm kiếm lời khuyên y tế.

Thiên kiến AI

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 12/05/2025 10:00
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Phong cách sống - M.Tee - 12/05/2025 09:00
Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 12/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Xem Sex Education, tôi dạy con gái 1 bài học dám chắc về sau con sẽ không bao giờ tái phạm

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/05/2025 13:00
Rất nhiều đứa trẻ cũng có tính xấu này giống con gái tôi.

Hơn 1,9 triệu người đặt 7 câu hỏi về 'chuyện chăn gối' với Chat GPT, AI có phải bác sĩ tâm lý?

Kỹ năng - Nguyễn Phượng - 11/05/2025 12:00
Tình dục là một trong những nội dung được người dùng mạng đặt ra câu hỏi nhiều nhất cho AI.

Dương Quá chết dưới tay cao thủ, người đã tạo ra tuyệt kỹ từ Ngọc Nữ Tâm Kinh?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 11/05/2025 11:00
Có một cao thủ ẩn danh với võ công thâm hậu được cho là có liên quan đến cái chết bí ẩn của Dương Quá, sự thật là gì?

Facebook gieo mầm cô đơn, Mark Zuckerberg nay lại kêu gọi kết bạn và trò chuyện với AI

Suy ngẫm - Sơn Vân - 11/05/2025 10:00
Trong tầm nhìn mới nhất của Mark Zuckerberg (Giám đốc điều hành Meta Platforms) về tương lai, chúng ta có thể lấp đầy những khoảng trống cô đơn bằng cách trò chuyện với AI.

Podcast: Chân trần chí thép – Cuộc chiến trong lòng đất

Từ sách - Phim - FN - 11/05/2025 09:00
Sự hình thành hệ thống địa đạo Củ Chi là một bằng chứng về lòng kiên trì, quyết tâm và kỹ năng của du kích Củ Chi trong suốt ba mươi năm. Trong cuộc đọ sức về ý chí dưới lòng đất, du kích địa đạo là những tường thành vững chãi, không bao giờ bị đánh bật.

Bắt đầu hành trình chuyển hóa thân tâm trong mùa Vesak 2025

Tủ sách - Đan Thanh - 11/05/2025 08:00
Những cuốn sách Phật giáo giúp bạn soi rọi lại chính mình để thực sự sống trọn vẹn, thảnh thơi trong từng sát-na của hiện tại.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 12/05/2025