Sếp tồi - Vạch rõ ranh giới với sếp quan trọng thế nào?

Thảo Thảo07/12/2024 08:00
Sếp tồi - Vạch rõ ranh giới với sếp quan trọng thế nào?

Với người sếp hiện tại, bạn có đủ can đảm tham gia những cuộc trò chuyện khó khăn với sếp, nói từ chối khi cần thiết, vạch rõ ranh giới về những gì bạn sẽ làm và sẽ làm, những gì bạn có thể và không thể chấp nhận không?

Việc sớm đặt ra các quy tắc cơ bản về cách làm việc với sếp sẽ rất có ích cho bạn về lâu dài. Bởi nếu bạn không đặt ra ranh giới giúp bạn cảm thấy thoải mái thì kết cục là bạn sẽ trở nên bực bội với sếp của mình.

Michelle Gibbings, tác giả cuốn “Sếp tồi”, từng cảm thấy đó là việc hết sức khó khăn - bởi vì cô là một người cầu toàn, thích làm hài lòng người khác và không bao giờ muốn làm sếp mình thất vọng.

Nếu sếp giao việc cho cô vào phút cuối trước giờ tan làm, cô sẽ càu nhàu nhưng vẫn sẽ làm. Nếu sếp gửi các email công việc cho cô vào cuối tuần, cô ấy vẫn sẽ xử lý chúng.

Dần dà, Michelle trở nên cực kỳ khó chịu. Thế nhưng ngay từ đầu, chính cô đã KHÔNG nói với sếp rằng cô không chấp nhận kiểu làm việc như thế.

Theo thời gian, Michelle Gibbings học được cách xác định rạch ròi những việc cô sẽ làm và không làm, đặc biệt là trong khoảng thời gian ngoài giờ làm việc tiêu chuẩn. Điều đó nghĩa là cô dần cảm thấy thoải mái khi từ chối làm một việc gì đó và khi nói rõ các kỳ vọng cũng như nhu cầu của cô trước lúc nhận một công việc mới.

Nếu bạn liên tục đồng ý làm những việc bạn không muốn làm, cuối cùng bạn sẽ từ bỏ quyền tự chủ và đánh mất quyền lực của bản thân.

Như nhà văn nổi tiếng Paulo Coelho từng nói: “Khi bạn nói ‘được’ với người khác, hãy đảm bảo rằng điều đó không đồng nghĩa với việc nói ‘không’ với chính bạn”.

Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn nên từ chối người khác một cách vô tội vạ. Thay vào đó, hãy từ chối bằng sự cân nhắc cẩn trọng cùng lòng trắc ẩn dành cho họ và cho chính bạn.

Các chuyên gia marketing có đề cập đến một hiện tượng gọi là “sức mạnh vòi vĩnh” của một đứa trẻ.

Khi một đứa bé cứ liên tục mè nheo buộc cha mẹ nó phải mua một món gì đó, thường thì các bậc cha mẹ sẽ nhượng bộ vì làm vậy thì dễ hơn nhiều so với việc giải quyết hậu quả khi từ chối đòi hỏi của con.

Chúng ta cũng có xu hướng cư xử với người lớn như vậy. Chúng ta thường miễn cưỡng đồng ý vì chúng ta không muốn làm tổn thương cảm xúc của người khác hoặc vì chúng ta lo lắng về hậu quả của việc từ chối.

Sẽ có những lúc bạn không thể không từ chối yêu cầu của người khác. Có thể là lúc bạn đang choáng ngợp với khối lượng công việc và cảm thấy bản thân không được coi trọng khi ngày càng có nhiều việc đổ lên đầu bạn.

Có thể là lúc bạn bị yêu cầu làm một việc gì đó mâu thuẫn với các nguyên tắc hay giá trị cá nhân của bạn. Có thể là lúc bạn bị yêu cầu đi công tác xa nhà vào thời điểm khiến bạn bỏ lỡ một sự kiện quan trọng của gia đình.

Trong tất cả các trường hợp đó, bạn sẽ dễ dàng từ chối hơn khi đã thiết lập ranh giới - về những gì bạn sẽ làm và sẽ không làm, về cách bạn phản ứng với những yêu cầu làm việc ngoài giờ, về cách đôi bên giao tiếp với nhau và về các quy tắc quan trọng khác - trước khi lời yêu cầu được đưa ra…

Bạn đang khổ sở và kiệt sức dưới trướng với một vị sếp tồi; đang quản lý một sếp tồi; hay chính bạn là một sếp tồi?

 “Sếp tồi” (“Bad Boss”): Chỉ dẫn toàn diện để đối phó với những thách thức khó nhằn chốn công sở, là những đúc kết xương máu của nữ tác giả Michelle Gibbings sau hàng thập kỷ làm nhân viên, làm sếp và làm người tư vấn cho nhiều cá nhân & doanh nghiệp.

Lọt top ‘sách hay nhất về quản lý và nhân sự’ tại Úc.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025