Sa Tăng trong 'Tây du ký' là người Tây Vực hay Nhật Bản?

Anh Tú06/03/2023 13:31
Sa Tăng trong 'Tây du ký' là người Tây Vực hay Nhật Bản?

Tác phẩm "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân là tổng hợp kiến thức nhiều lĩnh vực từ lịch sử, văn hóa đến tôn giáo thời kỳ trước. Do đó, có những chi tiết khi giải mã sẽ mang lại kiến thức lý thú về xã hội thời xưa.

Trong ba người học trò của thầy trò Đường Tăng, chắc chúng ta đều biết Tôn Ngộ Không là yêu tinh khỉ do khi sinh ra từ đá đã là khỉ, được gọi là Thạch hầu; còn Trư Bát Giới vốn là Thiên bồng nguyên soái nhưng bị đầy xuống trần gian đầu thai từ con lợn (heo). Thậm chí con ngựa bạch mà Đường Tăng cưỡi cũng nhiều người biết nó chính Tam thái tử của Tây Hải long vương do phạm tội mà bị chặt vây, cạo vẩy hóa thành ngựa. Riêng người đồ đệ thứ 3 của Đường Tăng là hiện thân của con gì thì chắc nhiều người không biết.

sa1.jpg
Diêm Hoài Lễ đóng vai Sa Tăng

Trong phim Tây du ký, người đóng vai nhân vật Sa Tăng là Diêm Hoài Lễ cũng chẳng phải hóa trang khó nhọc như anh Khỉ và anh Lợn nên nhiều người nghĩ rằng Sa Tăng cũng là người.

Nhưng trong nguyên tác Tây du ký, Ngô Thừa Ân lại tả Sa Tăng không giống người cho lắm. Sa Tăng xuất hiện lần đầu ở hồi 22 được tả thế này:

"Thầy trò đang mải xem bia, bỗng thấy nước tung như núi, sóng cuộn tựa non, rồi ầm một tiếng, một con yêu tinh ở giữa sông chui lên trông thật vô cùng hung dữ:

Khắp đầu tóc đỏ rối tung,

Tròn xoe hai mắt sáng trưng như đèn.

Mặt thì xàm xạm đen đen,

Tiếng rồng như sấm thét lên vang lừng.

Mình khoác áo lông ngỗng vàng,

Lưng thắt hai dải mây rừng trắng bong.

Chín đầu lâu cổ đeo vòng,

Tay cầm bảo trượng oai phong vô cùng".

Nghĩa là tả Sa Tăng là một yêu tinh có dáng người nhưng cũng không hẳn là người. Xét về tiền kiếp của Sa Tăng thì ngày trước vốn giữ chức Quyển liêm đại tướng, là chức coi việc trông rèm, trông xa giá cho Ngọc Đế. Do làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên y bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái.

Tuy nhiên, tiền kiếp cũng không mang lại manh mối nhiều vì Bát Giới trước là Thiên Bồng nguyên soái mà xuống trần gian cũng bị làm yêu quái hình lợn đó thôi.

Ngoài ra, có một đoạn trong Tây du ký chắc ít người nhớ có tả cảnh quan nước Chu Tử mô tả 3 người đồ đệ ở hồi 68. Khi đó vua Chu Tử bị yêu quái bắt mất vợ nên không thiết ăn uống sinh bệnh. Ngộ Không dùng tài làm thuốc giúp trị bệnh nên được mời vào cung. Khi quan đến gặp thì thấy Bát Giới đầu tiên.

"Quan Dương Diện vừa nhìn thấy hồn vía đã rụng rời, run như cầy sấy, miệng lắp bắp: Ôi, quỷ lợn! Quỷ lợn!

Hành Giả thấy thế, túm chặt lấy Bát Giới nói: Chú em, phải có lễ độ một tý chứ, đừng giở cái thói quê mùa ra.

Mọi người nhìn thấy Hành Giả, lại kêu toáng lên: Ôi, tinh khỉ! Tinh khỉ!

Sa Tăng chắp tay nói: Các vị đừng sợ. Ba chúng tôi là đồ đệ của Đường Tăng đấy.

Mọi người nhìn thấy lại la rầm lên: Ôi! Táo quân! Táo quân!

Nghĩa là Sa Tăng có vẻ giống người nhất nhưng mà vẫn khiến người ta phải thất kinh đến mức la toáng lên thì ắt hẳn cũng khác thường lắm, chứ không bình thường như thể hiện trên phim được.

Sa Tăng là người Tây Vực

Tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân là tổng hợp kiến thức nhiều lĩnh vực từ lịch sử, văn hóa đến tôn giáo thời kỳ trước. Để đi tìm nguồn gốc Sa Tăng thì lại phải khảo cứu sách sử Trung Quốc. Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết gia thời nhà Minh và ông phóng tác Tây du ký dựa trên Đại Đường Tây Vực ký và các câu truyện dân gian nhỏ lẻ để ghép nối lại.

Nhưng khác với Tây du ký, thì Đại Đường Tây Vực ký ghi lại hành trình thỉnh kinh của Huyền Trang từ Trường An (nay là Tây An) về phía tây và chu du xuyên Tây Vực. Trên hành trình đó, nhà sư Huyền Trang đã mô tả văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của hơn 200 quốc gia và thành phố, cũng như nhiều nhóm sắc tộc. Phong tục tập quán, hôn nhân, ma chay, trị bệnh, ca múa nhạc, kiến ​​trúc… được ghi lại trong đó có giá trị tư liệu rất quan trọng đối với việc nghiên cứu địa lý lịch sử cổ đại của Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Pakistan.

Vào năm Trinh Quán thứ 17 (năm 643), chuyến du hành của Huyền Trang kết thúc, ông từ chối sự lưu giữ của các nhà sư Ấn Độ để trở về kinh đô Trường An hai năm sau đó với 657 bộ kinh phật. Tổng hành trình đó kéo dài 19 năm và đi 50.000 dặm. Sau khi trở về Trung Quốc, Huyền Trang bắt đầu dịch kinh phật, và dưới sự thúc giục của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, Huyền Trang đã sai khiến đệ tử của ông là Biện Cơ viết và viết những gì ông thấy, nghe ở Tây Vực thành một cuốn sách. Cuốn này hoàn thành năm Trinh Quán thứ 20.

Mặc dù trong Tây du ký không nói rõ Sa Tăng là hiện thân của loài gì, nhưng điều đó được thể hiện một cách gián tiếp trong Đại Đường Tây Vực ký. Theo đó, Huyền Trang trên đường đi lấy kinh phật đã gặp thách thức là một sa mạc cát lún rộng 800 dặm. Đã vậy, khi Đường Tăng ở giữa đường vô tình làm đổ túi nước, đến nỗi bị ngất xỉu vì không uống được nước trong 4 - 5 ngày. Trong lúc ông đang hấp hối và tưởng chừng cầm chắc cái chết trong tay thì bỗng thấy một người đàn ông cao lớn, râu ria xồm xoàm kêu ông: Dậy đi, phía trước không xa có nước đó.

Huyền Trang giật mình tỉnh giấc nên nhất quyết lên lưng ngựa và được ngựa cõng về phía trước. Nhà sư không cần đi quá xa là đã nhìn thấy dòng suối. Dòng nước đó đã cứu sống Huyền Trang và khơi dòng Phật học chảy từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Sau đó, Huyền Trang được người dân địa phương kể rằng người đã nói chuyện với ông chính là thần bảo hộ sa mạc. Khi Ngô Thừa Ân viết Tây du ký, ông đã biến 800 dặm cát lún thành Lưu Sa hà dài tám trăm dặm mà lông ngỗng rơi xuống cũng chìm. Trước kia người ta tưởng Ngô Thừa Ân chỉ thuận bút mà hư cấu chi tiết này nhưng chi tiết lông ngỗng chìm trên sông là có thật vì cát mà đã lún thì có cái gì trên đó không chìm đâu. Do đó, Sa Tăng có thể là hiện thân thần cát lún. Sa, theo chữ Hán nghĩa là cát.

Còn trên thực tế, người đã cứu sống Đường Tăng khi cận kề cái chết có thể là một người vùng Tây Vực (chỉ các quốc gia ở phía tây nhà Đường thời đó). Hình ảnh một người đàn ông râu ria xồm xoàm phù hợp với hình ảnh của những người Tây Vực khi đó. Các lái buôn thời ấy thường thuê người bản địa gồng gánh hàng băng qua các con đường hiểm trở cũng phù hợp với Sa Tăng chăm chỉ gánh hành lý trong truyện.

Đi tìm Sa Tăng từ… Nhật

Đối với câu hỏi Sa Tăng là hiện thân từ đâu thì còn có thể tra cứu ở nhiều nền văn hóa khác nữa. Người nước láng giềng Nhật Bản lại gợi ý một câu trả lời được chấp nhận. Khi trẻ em Nhật Bản nhìn thấy sự xuất hiện của Sa Tăng trong Tây du ký trên màn ảnh truyền hình, chúng thường reo lên nói: "Ồ, Kappa có tên là Sa Ngộ Tịnh".

sa2.jpg
Sa Tăng trong mắt người Nhật

Vậy Kappa là loài yêu quái gì?

Kappa là một loài lưỡng cư nổi tiếng ở Nhật Bản. Theo truyền thuyết cổ xưa của Nhật Bản, Kappa thích sống trong các hang động gần sông. Giữa đầu chúng có một phần trũng xuống và có mỏ chim, chân thì của ếch. Thân và mai của ba ba. Chúng được mô tả là giỏi từ dưới nước lẻn tấn công vào gia súc và con người, ăn các cơ quan nội tạng của con mồi. Trong tâm thức của con người Nhật Bản, chúng là những con quái vật nguy hiểm.

Nhưng mối quan hệ giữa Kappa và Sa Tăng là gì nhỉ?

Khi Tây du ký lần đầu tiên được giới thiệu đến Nhật Bản vào thời Minh Trị, một học giả Nhật Bản duy tâm tin rằng điều đầu tiên cần làm là tìm ra bản tướng nhân vật trong tác phẩm đó. Đường Tăng là người, Tôn Ngộ Không là khỉ và Trư Bát Giới là lợn. Còn Sa Tăng là gì thì người Nhật cũng chưa biết.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, người Nhật tin rằng nhà Sa Tăng có đỉnh đầu nhẵn nhụi, tóc xù xung quanh, ngoại hình xấu xí. Sa Tăng đã nhảy ra khỏi sông lên cạn, rồi từ trên cạn nhảy ùm xuống sông rất dễ dàng. Liệu có thể là gì khác nếu đó không phải là một Kappa? Các học giả Nhật Bản cũng đã xác minh rằng vũ khí của Sa Tăng là cây trượng hình nửa mặt trăng, thực chất là một nông cụ được sinh ra từ Nhật Bản.

Ngoài ra còn có bằng chứng mạnh mẽ khác. Trong truyền thuyết Nhật Bản, Kappa sợ khỉ nhất. Ví dụ, có một truyền thuyết ở tỉnh Kumamoto rằng Kappa thường xuyên quấy rối con người trong những ngày đó. Lãnh chúa của Kumamoto, Kiyomasa Kato, đã tìm thấy nhiều con khỉ từ những ngọn núi và chúng đã xua đuổi thành công Kappa xuống một con sông hẻo lánh. Trong Tây du ký, Sa Tăng luôn sợ hãi khi gặp Tôn Ngộ Không và không dám rời khỏi nước, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của Kappa.

Vì vậy, bất cứ khi nào người Nhật chuyển thể Tây du ký, từ truyện, tranh ảnh đến phim ảnh, truyền hình, hình ảnh Sa Tăng đều được đặt thành một Kappa với mái đầu nhẵn nhụi và những chỏm tóc lông bông.

Câu hỏi đặt ra là Đường Tăng chỉ đi đến tây phương để thỉnh kinh thì làm sao ông có thể tìm kiếm một đồ đệ là Kappa vốn chỉ có ở Nhật. Nhưng vào thời kỳ Ngô Thừa Ân sống thì đã có sự giao lưu mạnh mẽ văn hóa giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Rất có thể Ngô Thừa Ân cũng chịu ảnh hưởng từ những câu chuyện dân gian của Nhật để xây dựng một hình tượng nhân vật kỳ lạ yêu không ra yêu mà người cũng không phải người.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Danh tướng duy nhất "đọc vị" được Bát trận đồ của Gia Cát Lượng

Bối cảnh ban đầu về "Bát trận thạch đồ" của Gia Cát Lượng đã bị thất lạc từ lâu và trận địa được lưu truyền rất có thể nằm trên bãi Nam Giang ở thành Vĩnh An.

Tác giả bộ truyện tranh đình đám One Piece nhờ ChatGPT để tìm cảm hứng sáng tác

ChatGPT đã vượt qua các kỳ thi, có khả năng viết báo, sách điện tử và tạo ra mã. Thế nên có lẽ không ngạc nhiên khi tác giả One Piece - Eiichiro Oda đã nhờ chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI để tìm cảm hứng.

Vì sao Tây Lương nữ quốc trong 'Tây du ký' biến mất?

Không chỉ trong tác phẩm lừng danh "Tây du ký", mà trên thực tế, trong ghi chép "Đại Đường tây vực ký" (tạm dịch: Ghi chép về các khu vực phía tây nhà Đường) của sư Huyền Trang cũng có miêu tả chi tiết về nước Nữ nhi.

Sách điện tử do ChatGPT viết bùng nổ trên Amazon: Từ ý tưởng đến xuất bản chỉ vài giờ

Đến gần đây, Brett Schickler không bao giờ tưởng tượng mình có thể trở thành một tác giả cuốn sách được xuất bản dù từng mơ ước về điều đó. Song sau khi biết về ChatGPT, Brett Schickler nghĩ rằng cơ hội đã đến với mình.

Ký họa cuộc sống đô thị Việt Nam qua góc nhìn của họa sĩ Pháp

Một họa sĩ người Pháp đã tái hiện sống động hình ảnh của phố thị Việt Nam qua các bức ký họa đô thị bằng bút mực và rửa mực.

Dân tình sốt rần rần với cảnh cầu hôn đẹp như mơ trong MV 'Em đồng ý'

Mới đây, ngay sau khi MV “Em đồng ý" (I do), một sản phẩm hợp tác của Đức Phúc và nhóm nhạc huyền thoại 911 ra mắt, dân mạng sốt xình xịch muốn đến ngay Phú Quốc để check-in cây cầu siêu lãng mạn – Cầu Hôn.

Kỷ niệm 20 năm ra đời tủ sách Hạt Giống Tâm Hồn: Ra mắt bộ đàn đá Hạt Giống Tâm Hồn chế tác từ đá núi lửa

Bộ đàn đá đặc biệt này đã được trưng bày và biểu diễn tại Hội hoa xuân TP.HCM, công viên Tao Đàn trong dịp Tết Quý Mão vừa qua.

Kịch và phim mùa Tết Quý Mão: Tiếp tục chiến thắng doanh thu phòng vé

Mùa tết âm lịch luôn được xem là thời điểm vàng của các loại hình giải trí, trong đó, có phim và kịch. Tuy vậy, sau 3 năm dịch bệnh, các nhà sản xuất phim, ông bà bầu sân khấu có phần e dè, chuẩn bị tinh thần cho việc người xem sẽ ít hơn nhưng điều bất ngờ đã xảy ra.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024