Mỗi người trong chúng ta đều hi vọng bản thân có thể giúp đỡ người khác, nhưng giúp đỡ như thế nào mới được gọi là thông minh?
Đừng để lao tâm lao lực giúp đỡ người khác để rồi đến cuối cùng lại rước về một loạt những phiền phức.
Một dân mạng đã chia sẻ một câu chuyện mà chính anh ta đã trải qua như sau:
Tôi có một người bạn có căn nhà mãi mà không bán được, vừa may tôi lại quen một người bạn làm bên môi giới bất động sản và đã giới thiệu hai người bạn này với nhau.
Căn nhà sau đó không những được bán đi một cách thuận lợi mà giá cả cũng rất cao, vượt quá cả mong đợi của người bạn bán nhà, vì vậy mà trong lòng anh ta rất biết ơn tôi. Nhưng sau đó, anh bạn bán nhà kia biết được hàng xóm của mình cũng bán được nhà mà giá lại còn cao hơn căn nhà của anh ta, anh ta bắt đầu đi khắp nơi oán trách, căn nhà anh ta bán với giá quá thấp khiến anh ta bị lỗ nặng. Hơn thế, anh ta còn nghi ngờ tôi – một người bạn thân của anh ta có thể đã kiếm không ít lợi từ việc này.
Hàng loạt những rắc rối, phiền phức như thế này tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua, bản thân luôn đem ý tốt đi giúp đỡ người khác và cũng không mong được báo đáp gì, thế nhưng đổi lại lại là sự tàn nhẫn, khiến cho đối phương nghi ngờ lòng tốt của mình.
Ảnh minh họa.
Đương nhiên khi một người ngay thẳng, hành sự công chính thì không có gì phải áy náy không phải sợ người ta nói này nói kia, chỉ là trong cách đối nhân xử thế, chúng ta không nên chỉ suy nghĩ một cách đơn thuần, mà phải sáng suốt xem xét, giúp đỡ một cách khôn ngoan, như vậy mới có thể bảo vệ được chính bản thân mình.
Dưới đây là 2 việc mà chúng ta không nên nhiệt tình giúp đỡ người khác, bởi nếu không, sẽ rất dễ gây ra hàng loạt hậu quả về sau.
1. Những việc đại sự trong cuộc sống của người khác
Đừng xem nhẹ việc giúp người khác đưa ra quyết định lớn của đời người. Thay người khác đưa ra quyết định, bất luận là tốt hay xấu, sau này bản thân chúng ta vẫn có thể gặp phải những phiền phức như anh bạn trong câu chuyện được nhắc đến ở trên.
Lúc người khác có khó khăn muốn nhờ chúng ta giúp đỡ, chúng ta có thể đưa ra ý kiến tham khảo và quan điểm, nhưng tuyệt đối không được áp đảo ý kiến, thay đối phương quyết định, cho dù quan hệ của đôi bên có thân thiết gần gũi đến đâu đi chăng nữa.
Bởi vì đó là việc của họ, chúng ta thay họ đưa ra quyết định, nếu kết quả không như ý muốn, có thể bạn sẽ bị người ta hận cả đời.
Có thể quyết định của chúng ta lúc đó đưa ra không tồi nhưng cùng lắm, nó cũng chỉ khiến cho đối phương cảm kích trong chốc lát, thậm chí là trong vòng 3 phút ngắn ngủi mà thôi.
Đó là chưa kể đến khả năng như trong câu chuyện trên, đã từng biết ơn nhưng sau đó quay ngoắt 180 độ sang chỉ trích, oán trách.
2. Mâu thuẫn trong gia đình của người khác
"Pháp luật khó can dự việc nhà", những tranh chấp, cãi vã trong gia đình người khác tuyệt đối không nên nhúng tay vào.
Đương nhiên đối với những mâu thuận trong nội bộ gia đình người khác, chúng ta có thể khai sáng cho đối phương, khuyên thiện không khuyên ác, khuyên hợp không khuyên li, nhưng đừng bao giờ phán xét ai sai ai đúng, ai thị ai phi.
Bởi vì nếu chúng ta làm như vậy, có thể chỉ vì một câu nói sai của chúng ta mà khiến cho mẫu thuẫn trong gia đình họ ngày càng kịch liệt, kết quả là rõ ràng lúc đầu chúng ta có ý tốt mà cuối cùng lại trở thành kẻ xấu đi phá hoại gia đình họ.
Có thể sau này gia đình họ hòa hợp lại, vậy hai bên phải đối mặt với nhau thế nào?
Đối với một người có hiểu biết, ngoài việc phân rõ thị phi, biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm, tuyệt đối không quan tâm chuyện bao đồng nhà người khác. Cho dù là anh chị em trong nhà thì cũng không nên can thiệp quá sâu, nên biết giới hạn điểm dừng.
Có lòng tốt giúp người không phải là xấu nhưng lòng tốt của chúng ta phải có nguyên tắc, đối nhân xử thế, cần phải biết khi nào tiến, khi nào lùi, tuyệt đối không vì cho rằng việc đó là việc tốt nên làm mà giúp đỡ quá đà, đem lại những tại họa không đáng có cho bản thân.
Pháp luật và bạn đọc