Kiên trì đúng nghĩa giúp bạn đi đúng hướng, còn Cố chấp là trò chơi của nỗi đau và nhu cầu tâm lý

09/10/2020 19:00
Kiên trì đúng nghĩa giúp bạn đi đúng hướng, còn Cố chấp là trò chơi của nỗi đau và nhu cầu tâm lý

Chúng ta mê mẩn những lời khen và những cặp mắt ngưỡng mộ của mọi người nhưng lại ngại kiên trì để biến mục tiêu đã định thành sự thật.

Có một sự thật rằng nhiều người tuyên bố rằng có thể làm tốt công việc ngay lập tức nhưng không thể kiên trì như vậy mãi. Những mục tiêu đầy tham vọng có thể biến mất ngay tức khắc chỉ với một vài lý do.

Trên thực tế, kiên trì cũng là một loại tu luyện, có thể được trau dồi thông qua kiến ​​thức và hiểu biết của bản thân.

1, Sự kiên trì của bạn có liên quan đến ý chí của bạn

Trong nhiều trường hợp, không thể kiên trì không phải vì chúng ta không thể chịu đựng được khó khăn, mà là vì chúng ta không sẵn sàng làm điều đó.

Để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện của bạn thân thời cấp 3 của tôi. Thể lực và sức bền của cô ấy không tốt nên mỗi lần trong giờ thể dục, việc chạy đường dài khiến cô ấy thường xuyên bị đau đầu và buồn nôn.

Vì lý do này, cô bị áp lực tâm lý trước mỗi lần chạy. Không những thế, các mục tiêu giảm cân mà cô bạn này đã đặt ra thường không thể đạt được hiệu quả trong một sớm một chiều, nên tùy theo tâm trạng của cô mà thực hiện, bởi thế nên chúng thường diễn ra ngày một ngày hai rồi kết thúc rất nhanh.

Nhưng một năm trở lại đây, tình hình đã thay đổi. Cô ấy rất tích cực kiên trì chạy bộ buổi sáng. Không phải vì đột nhiên cô gái ấy trở nên mạnh mẽ, mà vì một lý do đặc biệt không ai nghĩ đến, đó là: có thể ở một mình trong một thời gian ngắn.

Kể từ khi lên chức mẹ của hai đứa con, cô ấy thường xuyên bận rộn đến mức nhiều lúc tôi cảm thấy việc đi uống cà phê đối với cô là một điều xa xỉ. Sáng sớm, đưa đứa con nhỏ còn chưa dậy về gia đình nhà nội hoặc ngoại, cô đi hóng gió mát trên con phố vắng, hít thở không khí trong lành, đeo tai nghe và nghe vài bản nhạc yêu thích… Dù chỉ vỏn vẹn nửa tiếng nhưng tất cả những điều này đã khiến cô ấy tràn trề năng lượng và sinh khí.

Mặc dù tim cô đập rất nhanh sau khi chạy 400-500 mét, bị đau đầu, tay chân đau nhức không nhấc lên được nhưng đối với cô ấy, miễn là tôi có thể ra ngoài thư giãn, việc gì cô cũng làm được.

Những khó khăn ban đầu tưởng chừng như không thể vượt qua thì chỉ cần bạn sống chậm lại một chút để tận hưởng cuộc sống này và điều chỉnh nhịp thở, bạn sẽ như được tiếp thêm sức mạnh để làm tốt các công việc thường ngày.

Cố chấp là một trò chơi của nỗi đau và nhu cầu tâm lý. Nếu cơn đau càng rõ ràng thì việc kiên trì sẽ trở nên khó khăn, nếu tâm lý càng tốt thì kiên trì chỉ là quá trình đã được định sẵn và bạn chỉ bắt tay thực thi mà thôi.

Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Chỉ cần bạn muốn làm điều gì đó từ tận đáy lòng, bạn nhất định sẽ huy động mọi tiềm năng trong cơ thể để làm tốt công việc.

Kiên trì cũng là một loại tu luyện: Kiên trì đúng nghĩa giúp bạn đi đúng hướng, còn Cố chấp là trò chơi của nỗi đau và nhu cầu tâm lý  - Ảnh 1.

2, Sự kiên trì của bạn có liên quan đến nhịp điệu của bạn

Trước đây, tôi không muốn chạy bộ dù chỉ là vài bước, nhưng vì muốn có một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng thon gọn và cơ thịt săn chắc nên tôi quyết định tập thể dục, tôi bắt đầu chạy chỉ vài trăm mét vào những ngày đầu, rồi tăng dần đến 2km và chạy nước rút 5km.

Trước đây tôi không muốn đọc một trang sách nào, ngay cả sờ đến nó cũng khiến tôi ngán ngẩm. Vì muốn hiểu biết rộng thêm một chút nên tôi siêng đọc sách, dần dần từ một đứa ghét cay ghét đắng đọc sách, tôi đã lột xác và giờ đây, sách giống như vật bất li thân của tôi. Đi đến đâu, dù chỉ có 5 phút thư giãn, tôi cũng đọc vài dòng cho "đỡ thèm".

Tôi chưa bao giờ kéo giãn gân cốt của mình trước đây nhưng vì mong muốn có một cơ thể dẻo dai, tôi quyết định tập yoga. Tôi ngày ngày tập luyện để vóc người vốn cứng đờ của tôi trở nên dẻo dai và khỏe khoắn hơn.

Niềm đam mê này sẽ không tồn tại được lâu và sẽ sớm bị tôi bỏ dở nếu như tôi tập luyện nửa vời, cả thèm chóng chán và không kiên trì.

Có hai điều rất quan trọng trong cuộc đời của nhà văn Haruki Murakami đó là: viết và chạy.

Khi tác giả dành phần lớn thời gian để viết, ông nhận thấy cơ thể mình ngày càng yếu đi và ông bắt đầu chạy bộ.

Trong mắt người bình thường, tiểu thuyết gia chuyên nghiệp nên làm việc cả ngày lẫn đêm trên bàn làm việc thay vì tập thể dục với cường độ của những vận động viên chạy bộ. Nhưng cuộc sống của Haruki Murakami rất thoải mái và đều đặn. Sau khi thức dậy vào buổi sáng, ông tập trung vào việc viết lách, chạy bộ sau giờ nghỉ trưa, đọc sách và nghe nhạc vào lúc hoàng hôn.

Trong suốt mấy chục năm đồng hành với việc viết và chạy, ông vừa cần cù, chăm chỉ, đồng thời cũng cẩn thận để cho ra những tác phẩm tâm huyết, để bản thân không rơi vào trạng thái lười biếng hay làm việc quá sức.

Muốn việc kiên trì được lâu dài, chúng ta phải tiến hành từng bước, càng ngày càng phải nỗ lực hết mình. Không chỉ phải tìm ra nhịp điệu của chính mình, mà còn phải kiểm soát bản thân để bám vào nhịp điệu này. Không làm theo một cách mù quáng, không tùy tiện nhưng cũng không lười biếng.

Chỉ khi nhịp điệu không hỗn loạn, chúng ta mới có thể kiên trì.

Kiên trì cũng là một loại tu luyện: Kiên trì đúng nghĩa giúp bạn đi đúng hướng, còn Cố chấp là trò chơi của nỗi đau và nhu cầu tâm lý  - Ảnh 2.

 

3, Sự kiên trì của bạn liên quan đến trí lực của bạn:

Một lý do khác để bạn không thiết tha việc kiên trì có lẽ là do bạn suy nghĩ quá nhiều.

Bạn có thấy mình trong này không?

Sau khi tập thể dục trong vài tuần, bạn hi vọng có thể khoe hoặc lên mặt với ai đó về vóc dáng của mình.

Sau khi đọc vài cuốn sách, bạn hi vọng cuộc sống sẽ khác; sau vài tháng siêng năng, bất kể khi nào bạn có thể trở nên nổi tiếng vì độ kiên trì và siêng năng của bạn...

Chúng ta mê mẩn những lời khen và những cặp mắt ngưỡng mộ của mọi người nhưng lại không chịu kiên trì để biến mục tiêu đã định thành sự thật. Trí óc con người luôn nặng nề, nếu dồn quá nhiều áp lực, bạn sẽ bị choáng ngợp và buông xuôi.

Mong muốn quá nhiều khiến chúng ta khó nhìn thấy hi vọng. Sau khi tác phẩm đầu tiên của Haruki Murakami là "Lắng nghe gió hát" và tác phẩm thứ hai "Pinball năm 1973" ra mắt, mặc dù ông đã nổi tiếng hơn, nhưng những tác phẩm ấy không giúp cha đẻ của chúng giành được Giải thưởng Văn học Nhật Bản. Nhưng ông ấy rất thờ ơ với điều này và cảm thấy rằng điều quan trọng hơn là phải viết những tác phẩm làm hài lòng chính mình trước đã.

Sau đó, khi nhớ lại chuyện này, ông chia sẻ khi ấy vẫn đang điều hành một nhà hàng vào thời điểm đó và ông ấy lại nghĩ rằng sẽ rất tốt nếu ông ấy không giành được giải thưởng. Ít nhất ông ấy sẽ không có những cuộc phỏng vấn với tiếp tân về bản thảo, điều này ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của ông ấy.

Nghe có vẻ như một trò đùa, nhưng trên thực tế, dù viết sách hay chạy bộ, ông ấy cũng chỉ muốn phục vụ cho bản thân và đạt được những mục tiêu đã đặt ra cho bản thân.

Chính tâm lý muốn làm những gì trong khả năng và làm để bản thân vui đã cho phép ông ấy cống hiến hết mình cho những điều ông ấy yêu thích lâu dài hơn.

Biết chuyện gì đó là không đáng nhưng vẫn lao vào thực hiện không bao giờ là kiên trì đúng nghĩa, nên nhớ rằng chịu đựng không đồng nghĩa với kiên trì.

Khi không thể tiếp tục, tốt hơn hết bạn nên dừng lại và kiểm tra bản thân, khai thác năng lượng bên trong, tìm nhịp điệu của chính mình và khiến tâm lý của bạn bình thản hơn thay vì chỉ ép bản thân chết dần chết mòn.

Bất kỳ mục tiêu nào và sự kiên trì đều là một phần bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong một giai đoạn nào đó, việc kiên trì không cho bạn kết quả tốt ngay lập tức, nhưng thói quen kiên trì đúng đắn sẽ khiến chúng ta ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, bình tĩnh và quyết tâm hơn trước mọi thử thách mới.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024