Mồ côi mẹ, tuổi nào cũng khổ

31/08/2020 12:30
Mồ côi mẹ, tuổi nào cũng khổ

Bây giờ thì dù muốn được mẹ làm phiền cũng không thể, vì mẹ đã đi xa. Được ăn cơm mẹ nấu, được nghe mẹ kể chuyện ngày xưa… chỉ còn là mơ ước. Mồ côi, tuổi nào cũng khổ, nhất là mồ côi mẹ, mẹ ơi!

     Ngày Vu lan là dịp nhớ về cha mẹ - Ảnh: Internet  

Buổi trưa, nhà gọi điện vào, giọng nghẹn ngào: “Mẹ yếu lắm rồi, không ăn được nữa”. Cả tháng nay, gần như mẹ không ngủ. Từ ăn cơm nhão, chuyển qua cháo. Giờ chỉ nhấp chút sữa và uống nước. Người chỉ còn da bọc xương. Không yếu sao được. Xế chiều vừa họp xong, con đón xe về với mẹ. Tới nhà đã khuya, gia đình các em đang quay quần đọc kinh. Mẹ nằm thiêm thiếp. Thấy con về, mẹ mở mắt chào, rớm lệ. Con cầm tay mẹ, cố cắn răng mà nước mắt cứ tuôn trào. Có lúc mẹ tỉnh, thều thào: “Con hát cho mẹ nghe”. Mẹ gác chân lên đùi con, con vừa xoa nhẹ, vừa đưa võng nhẹ nhàng, vừa hát vừa khóc.

Cũng như bao đêm qua, mẹ vật vã, kêu tên đứa này đứa khác. Cứ mươi phút lại: “Cho mẹ ngồi dậy”. Vừa ngồi lên lại nằm xuống. Rồi đắp mền, dỡ mền, xỏ vớ, cởi vớ, đi vệ sinh, uống nước… và liên tục hỏi: “Mấy giờ rồi”. Mẹ thiếp đi mấy phút, tỉnh dậy, thấy con bên cạnh, mẹ lại thều thào: “Các con đi ngủ đi”. Mẹ vẫn thương chúng con đau đáu, không muốn làm khổ con cháu nhưng bị bệnh hành hạ. Bao nhiêu vất vả cực nhọc, suốt đời tảo tần với 7 đứa con như dồn lại những ngày cuối đời, trên đôi vai gầy của mẹ.. Những đêm thức trắng với mẹ, chúng con càng hiểu, nỗi truân chuyên của mẹ khi từng đứa ốm đau. Không biết bao nhiêu đêm mẹ đã đã thức trắng vì chúng con sốt cao, quấy khóc. Chắc chắn một điều, mẹ không hề trách mắng, mặc nhiên đón nhận như thiên chức thiêng liêng của các bà mẹ. Xoay vòng thức đêm với mẹ, con và các em có đôi lúc cũng bực mình vì mệt mỏi.

Trước đây, có nhà báo hỏi: “Hạnh phúc lớn nhất của anh là gì?”. Con đã trả lời không chút đắn đo: “Hạnh phúc lớn nhất của tôi hiện nay, là bằng này tuổi, tôi vẫn đang còn mẹ và mẹ tôi vẫn khỏe”. Nhà báo hỏi tiếp: “Thú vui giải trí của anh là gì?”. “Tôi không có thú vui, chỉ có niềm vui là thỉnh thoảng về ăn cơm với mẹ, do mẹ nấu”. Hạnh phúc và những niềm vui đó giờ chỉ còn là những kỷ niệm. Mẹ đã về với bố và em. Hai mươi năm trước, khi tiễn bố đi xa, mẹ đã ước: “Sau này, mẹ chỉ xin ra đi nhẹ nhàng như bố”. Bố mất, mẹ càng hụt hẫng. Chắc mẹ hối hận vì những lần cằn nhằn bố quá hiền, quá siêng. Ông Trời không thuận, nên để mẹ vật vã đớn đau cả tháng như muốn thử thách cả mẹ lẫn chúng con.

Có lẽ phải mất khá lâu, chúng con mới vơi bớt nỗi đau vì bất lực khi nhìn mẹ bị bệnh già hành hạ mà không có thể làm gì để san sẻ. Những tuần cuối đời, mẹ vật vã, đớn đau. Chúng con đứt ruột vì biết mẹ đói mà không thể ăn, mệt mà không thể ngủ. Chúng con ước, được chia bớt những đớn đau, vật vã của mẹ mà không được, dù chỉ là chút ít. Đứa nào cũng cầu mong cho mẹ sống thêm. Nhưng nhìn mẹ đau đớn từng giờ, chỉ mong mẹ được giải thoát sớm. Chúng con khổ để mẹ bớt đau.

Ai cũng bảo mẹ khó tính và nghiêm khắc. Phải nói là kỹ tính thì đúng hơn. Mẹ dạy từ chuyện nhỏ, hay la tụi con, nhất là các em gái vì “Mẹ la các con để sau này về làm dâu người ta không mắng mẹ”. Là con gái rượu của ông đồ, mẹ được cưng chiều, miễn làm việc nặng, nhưng vẫn không được đi học như các cậu, chỉ vì sợ “con gái học chữ sau này viết thư cho trai”. Mẹ chỉ học lóm nhưng đọc thông viết thạo, khéo tay, nấu ăn rất ngon và sống tình nghĩa. Những cô chú bên nội, cứ về là qua nhà mình ở. Con nhớ nhất những lần gặp bữa, mẹ mời những người già ăn xin vào ăn cơm chung đạm bạc với gia đình một cách trân trọng. Mẹ hỏi han, sớt cho họ ít gạo và chút tiền. Nhiều người đã khóc vì cảm động.

Mẹ nấu ăn rất ngon. Con đi nhiều nước, ăn đủ thứ món ngon, nhưng không thể đậm đà và ngon như những món mẹ nấu. Con và các em vẫn nhớ các buổi chợ hằng tháng xa xưa với những món quà quê như sương sa, hạt lựu, mấy trái xoài xanh rụng bé tí, vài khúc mía, miếng đường. Ở quê, không được học hành nhưng mẹ rất tâm lý. Trong làng, chỉ chúng con là có các bạn nữ trên tỉnh về nhà chơi. Khi đó, mẹ thường xuống bếp, để chúng con tự nhiên trò chuyện và cả quậy phá. Mẹ bảo: “Mẹ không muốn vô tình làm khổ các con như ông bà đã vô tình làm khổ mẹ (vì khoảng cách thế hệ)”. Nhưng hễ đứa nào làm gì sai là bị phạt ra trò. Phải tự tìm roi, quét chỗ nằm, tự nhận tội và hình phạt. Mẹ thường tăng số roi bị phạt nhưng chỉ đánh một nửa, còn một nửa roi treo, lần sau tái phạm phạt gấp đôi.

Chúng con từng đứa, cứ hai năm rưỡi lần lượt ra đời. Đứa nào cũng lớn lên nhờ sữa mẹ, chứ không biết ăn dặm. Chừng nào có em mới nhường lại. Chiều tối đi làm ruộng về, lần nào sữa cũng ra ướt cả ngực mẹ. Năm 1982, con suýt bị bắt sống và thoát chết không tưởng ở Campuchia. Bà mẹ Khmer, nơi đơn vị đóng quân, buộc chỉ tay, đuổi tà ma, mừng con thoát nạn rồi nói: “Sữa mẹ của con rất tốt. Chính mẹ con đã cứu con”. Đến giờ, con vẫn không hiểu làm sao bà biết? Hay là do trực giác hoặc nhìn con là biết mẹ?

Sau mấy dịp lần lữa, gần 60 tuổi, con mới theo mẹ về quê ngoại. Lần đó, mẹ vui như trẻ nhỏ. Mẹ đưa con đi thăm bà con, kể về những kỷ niệm ngày xửa ngày xưa, khi mẹ còn là thiếu nữ xinh xắn nhất làng. Mẹ chỉ cho con chỗ mẹ té, khi con còn trong bụng mẹ. Mẹ kể về hành trình vác bụng bầu xuyện Việt và sinh con ở Quảng Trị. Vừa tròn tuần tuổi, con đã được đi xe lửa, rồi xe đò vào tận Phan Thiết. Năm 1974, con vào Sài Gòn, tự thân lập nghiệp, vừa đi học vừa đi làm. Hoàn cảnh đẩy đưa, 40 tuổi mới tập tành làm du lịch nhưng cái nghiệp đi đó đi đây đã vận vào con từ lúc mới đẻ. Con đã đưa mẹ đi Đà Nẵng, Huế, Phong Nha, Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau… và vài nước lân cận. Muốn cùng mẹ đi nhiều hơn mà sức khỏe mẹ không cho phép. Thấy trên tour, con mẹ được mọi người cảm mến và quý trọng, ánh mắt mẹ sáng lên niềm tự hào, hạnh phúc.

Bố ít nói, siêng năng và bao đồng. Mẹ hoạt ngôn, quán xuyến hết việc nhà, từ nội trợ, dạy dỗ, học hành của con cái đến quan hệ hàng xóm, bà con. Chúng con, đứa giống bố, đứa giống mẹ. Mẹ hơi khó chịu vì các con trai của mẹ, đứa nào cũng “đội vợ lên đầu” (lời mẹ nói). Với mẹ, chuyện bếp núc, giặt giũ, giữ con là của đàn bà. Nhờ thương mẹ, chúng con biết chia sẻ việc nhà với vợ. Nhà mình nền nếp. Bố mẹ chưa bao giờ cãi nhau. Chỉ có mẹ thi thoảng la bố. Anh em hòa thuận, thương yêu và đùm bọc nhau, sống nghĩa tình với làng xóm là nhờ mẹ.

Các con của mẹ đều đã trưởng thành, có cuộc sống ổn định. Khi con vào Sài Gòn, các em thay con, cùng bố mẹ vượt qua thời gian khó khăn nhất. Những ngày cuối đời của mẹ, các em cũng vất vả nhiều hơn. Chúng con xem đó là trách nhiệm và phần nào báo đáp công ơn trời bể của mẹ. Con ở xa nhất nhưng hễ rảnh là tranh thủ về với mẹ. Hai bữa nay, nhà mình đầy hoa. Cả làng, chưa bao giờ nhiều hoa như thế. Từ trong nhà ra kín sân. Đêm cuối ở nhà của mẹ, khuya trời mưa như trút nước.

Sáng nay, cả làng tiễn mẹ về trời với bố, với ông bà nội ngoại và những người thân khác. Mẹ cứ ra đi thanh thản vì đã sống hết mình vì chồng con, vì mọi người. Vắng mẹ, tổ ấm của chúng con năm xưa lặng ngắt nhưng tràn ngập kỷ niệm về mẹ. Vắng bố mẹ, chúng con càng biết yêu thương, đùm bọc nhau hơn để luôn xứng đáng là những đứa con ngoan như bố mẹ hằng mong muốn, kỳ vọng.

Bây giờ thì dù muốn được mẹ làm phiền cũng không thể, vì mẹ đã đi xa. Được ăn cơm mẹ nấu, được nghe mẹ kể chuyện ngày xưa… chỉ còn là mơ ước. Mồ côi, tuổi nào cũng khổ, nhất là mồ côi mẹ, mẹ ơi!

NVM - Con trai của mẹ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Dưỡng sinh có đắt tới đâu, cũng không đắt bằng tiền viện phí

Bạn nếu không kiên cường, tỏ ra yếu đuối cho ai xem!

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Nhiều người trẻ trông ngầu… nhưng bên trong đổ vỡ, trống rỗng

Thế giới của người trẻ - nơi sự sống tưởng như ngập tràn hoá ra lại là địa hạt u xám, tăm tối, có sự đứt gãy nhất định trong mối quan hệ với cha mẹ và xã hội.

Chàng trai một tay vượt lên số phận làm vlog truyền cảm hứng

Từ một công chức trẻ với tương lai tươi sáng, Trần Ngọc Hoàng (Lào Cai) bỗng trở thành người khuyết tật và mất tất cả cùng với cánh tay phải của mình.

3 kiểu hàng xóm chớ lại gần, 3 kiểu người nên tránh mặt để cuộc sống được yên ổn

Hãy xem đặc điểm nhận diện 3 kiểu hàng xóm và 3 kiểu người thân nên giữ khoảng cách này là gì để tránh không va chạm trong cuộc sống hàng ngày.

Có những thứ mà tuổi nào cũng nên biết: Đàn ông có tiền, với ai cũng có duyên!

Sự bất đồng trong quan điểm của chúng ta: cô ấy hi vọng tôi biến đất bùn thành vàng bạc; tôi hi vọng cô ấy xem vàng bạc là đất bùn.

Nữ sinh 9 năm luyện võ giành 16 HCV, muốn trở thành MC chuyên nghiệp

Ít ai biết, nữ sinh xinh đẹp Bùi Minh Anh có niềm đam mê với môn võ Karatedo và giành được nhiều giải thưởng liên quan đến bộ môn này, tính đến nay cô đã có 9 năm theo đuổi võ thuật.

Mối tình 1 ngày và cuộc sống kỳ lạ của Robert - Vân tại nơi tận cùng hy vọng

Ở đó không điện, không nước máy, không internet, không ti vi, không sóng radio, chỉ có một thứ “sóng” duy nhất là Sóng Tình Yêu.

Thư tuyệt mệnh của cô bé mắc bệnh bạch cầu: "Nếu có kiếp sau, xin Thượng Đế cho con lại được là con của mẹ!"

Chúng ta nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi vì những lời cằn nhằn của mẹ và thường cãi lại mẹ mình. Thế nhưng thực tế chỉ ra rằng, hầu hết các bà mẹ sẽ không bỏ rơi con cái mình dù có thế nào đi chăng nữa, họ sẽ luôn luôn ở bên cạnh chúng cho đến cuối cuộc đời.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.

Vì sao Google Maps không chỉ đường ngắn nhất mà lại chỉ đường vòng, đây là lý do!

Kỹ năng - KV - 15/01/2025 12:00
Đôi khi nhập địa chỉ cần đến trên Google Maps, bạn sẽ nhận được kết quả là một tuyến đường xa hơn thay vì đường ngắn nhất. Đây là thắc mắc của rất nhiều người, nhưng hóa ra điều bất thường này có nguyên nhân cả đấy.

Câu hỏi Olympia test trí nhớ về câu chuyện tuổi thơ, tưởng không khó mà khó không tưởng khiến cả trường quay "đứng hình"

Thư giãn - Trang Vũ - 15/01/2025 11:00
Truyện thì có thể đã đọc qua nhưng chi tiết này không phải ai cũng nhớ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025