Có thể nói, trong số các danh họa của Việt Nam, Lê Phổ là một trường hợp hiếm hoi để lại một gia tài hội họa đồ sộ và "đắt giá" xét cả về giá trị nghệ thuật và... thương mại.
Họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) là họa sĩ bậc thầy của Việt Nam theo trường phái hậu ấn tượng. Sự nghiệp hội họa của ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm đắt giá. Lê Phổ được mệnh danh là "cây đại thụ" trong làng mỹ thuật Việt Nam. Từ năm 1937, ông sang Pháp định cư và sinh sống tại Paris.
Hình ảnh người phụ nữ Việt xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Lê Phổ. Ở giai đoạn đầu (1934-1945), người phụ nữ trong tranh ông thường mỏng manh, trang nhã, nhẹ nhàng. Giai đoạn tiếp theo (kể từ thập niên 1950), tranh sơn dầu của danh họa Lê Phổ vẫn đặt phụ nữ là tâm điểm, nhưng có thêm những nét tự do, phóng khoáng.
Phần lớn cuộc đời mình dù định cư tại Pháp, nhưng họa sĩ Lê Phổ vẫn luôn nhớ về quê hương với những tình cảm sâu đậm. Trong tranh ông, đất nước - con người Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận, hồn Việt trong tranh ông luôn được thể hiện rất đậm đà, qua hình ảnh người phụ nữ, trẻ nhỏ và phong cảnh thiên nhiên.
Có thể nói, trong số các danh họa của Việt Nam, Lê Phổ là một trường hợp hiếm hoi để lại một gia tài hội họa đồ sộ, với sức sáng tạo đáng nể xuyên suốt sự nghiệp cầm cọ, gia tài ấy vừa có giá trị lớn lao về mặt nghệ thuật vừa rất "được giá" trên thị trường mỹ thuật.
Tại các phiên đấu giá tranh của hai nhà đấu giá uy tín hàng đầu thế giới là Christie và Sotheby, tranh của danh họa Lê Phổ luôn nhận được sự quan tâm lớn từ giới sưu tầm, luôn đạt được mức giá cao so với mặt bằng chung về giá trả cho các tác phẩm hội họa thực hiện bởi họa sĩ Việt Nam.
Qua thời gian, các tác phẩm của danh họa Lê Phổ đã nhiều lần xác lập kỷ lục về giá trả cho tác phẩm mỹ thuật thực hiện bởi họa sĩ người Việt (tại các phiên đấu giá công khai).
Hãy cùng chiêm ngưỡng lại những tác phẩm đắt giá của Lê Phổ từng xuất hiện trên thị trường đấu giá quốc tế:
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Hạt giống tâm hồn.
Đến với làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh) không ai không biết đến anh hùng lực lượng vũ trang, Nghệ nhân Đinh Thế Văn - người đã dành cả tình yêu, lý tưởng cho việc bảo tồn nghệ thuật múa rối nước...
Ở tuổi 21, Bùi Công Sơn là một trong những người tài năng trẻ đưa tiếng hát xẩm rộn ràng trở lại, trên quê hương nghệ nhân Hà Thị Cầu - Người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ 20.
Có người bỏ ra 30- 40 tỷ đồng, trị giá bằng căn biệt thự để sở hữu một bức tranh. Còn những thương vụ mua bán tranh "khủng" hơn nhưng không được công khai…", nhà sưu tập tranh Nguyễn Minh tiết lộ.
Trong tháng 4 này, bảng xếp hạng về giá của các siêu phẩm hội họa Việt Nam có sự biến động về thứ hạng, có những tác phẩm mới xuất hiện trên thị trường đấu giá đã lọt top "siêu phẩm đắt giá".
Tại sự kiện đấu giá mỹ thuật quy mô lớn vừa được tổ chức tại Hồng Kông, 8 bức tranh của các danh họa Việt được đưa ra đấu giá và đều đạt những mức giá cao hơn kỳ vọng, thậm chí xác lập kỷ lục.
Vùng Caribbean được ví như lãnh địa thứ hai của ngành công nghiệp cà phê tại châu Mỹ, sau Brazil. Với khí hậu, thổ nhưỡng tuyệt vời, nơi đây đã sản sinh ra một loại cà phê tuyệt hảo bậc nhất thế giới – Cà phê Jamaica.
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống? Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.