"Giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ": Vì sao bị ném đá?

30/09/2021 18:00
"Giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ": Vì sao bị ném đá?

Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" gây tranh cãi trên mạng xã hội. TS Vũ Thu Hương- tác giả quan điểm này cho rằng, có thể điều này không "lọt tai" nhưng tốt cho trẻ.

Trao đổi với PV Dân trí rõ hơn về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương cho rằng, từ "phạt" nghe không "lọt tai" nhưng thực ra nên hiểu hình thức "phạt" như thế nào. Trong khi dùng từ "khuyên nhủ nhẹ nhàng", thoạt nghe rất "lọt tai" nhưng hoàn toàn không ổn với đứa trẻ.

"Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc đánh đập hay hành hạ trẻ em nhưng hãy cứ phạt theo cách mà tôi nói ở trên, tôi tin sẽ tốt cho chúng", TS Hương nói.

Nên hiểu "phạt" theo hình thức nào

Quan điểm "giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" mà bà đưa ra gây tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội. Bà suy nghĩ gì về điều này?

- Khi đưa ra quan điểm "giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ", tôi cho rằng, người lớn đã trưởng thành, hiểu biết và rất ý thức nhưng tại sao phải sống và làm việc theo pháp luật? Là vì điều đó giúp kiểm soát được hành động của họ. Tất cả những việc sai trái đều phải phạt, đây là cách để mọi người nhìn vào và tránh vượt quá giới hạn cho phép trong cuộc sống để ở giới hạn bình thường.

Khi bản thân bị trả giá hoặc đơn giản chỉ cần nhìn người khác bị trả giá nếu làm sai luật pháp hoặc sai quy tắc, chúng ta lập tức rút kinh nghiệm. Chẳng hạn đi trên đường, nhìn thấy một người bị cảnh sát phạt vì vượt đèn đỏ, rõ ràng sẽ không có ai dám vượt đèn đỏ nữa.

Với trẻ em cũng vậy. Trẻ em khác người lớn ở chỗ, từ khi sinh ra đến khi đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chúng không phải chịu quy định của pháp luật.

Giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ: Vì sao bị ném đá? - 1

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội. 

Nhiều người nói đúng, khi bé chúng không hiểu gì cả nhưng nhiệm vụ của nhà giáo dục là làm sao từ khi bé đến trưởng thành, trẻ em hiểu rằng, chúng cần phải tuân thủ pháp luật. Điều này khiến cho trẻ con không vi phạm những điều không thể chấp nhận được.

Chẳng hạn việc trẻ đánh bạn là sai. Khi người lớn hết lời khuyên nhủ chúng, đấy là điều sai trái nhưng trẻ nghe xong, lần sau lại tiếp tục đánh bạn, vậy phải làm thế nào? Tôi cho rằng, chỉ cần phạt một lần thôi, lần sau chúng sẽ tự rút kinh nghiệm.

Một tài liệu tâm lý ở nước ngoài đã chỉ ra, áp dụng hình phạt với trẻ nhỏ không những không có tác dụng, ngược lại, có thể khiến chúng cảm thấy tồi tệ hơn, thậm chí đau đớn và xấu hổ, dễ nảy sinh hành động tiêu cực. Bà lý giải gì về điều này?

- Tôi nghĩ, điều quan trọng hình phạt đó là gì? Phần lớn mọi người đều nghĩ, phạt là đánh, là mắng, là chửi nhưng theo tôi, hình phạt tôi đề cập đến hoàn toàn không phải như vậy.

Có rất nhiều kiểu hình phạt. Thậm chí trong hành động tra tấn, bạo hành trẻ nhiều khi chưa hẳn là hình phạt. Chẳng hạn bố mẹ cáu lên đánh con, đó là sự trút giận. Những hành động gây tổn hại đến thể chất và tinh thần sức khỏe của trẻ, là bạo hành. Còn những hành động không gây bất cứ tổn hại gì cho đứa trẻ, tại sao lại gọi là hình phạt?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, là một chuyên gia giáo dục.

Mới đây, Tiến sĩ Vũ Thu Hương có bài chia sẻ quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt" với trẻ nhỏ.

Nữ tiến sĩ giáo dục chia sẻ, trẻ không bị phạt dễ nảy sinh tính coi thường cha mẹ, coi thường người lớn, coi thường mọi luật lệ, quy tắc lễ phép.

Quan điểm này gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Khi con đánh bạn, nhà giáo dục đưa hình phạt để giáo dục trẻ đơn giản có thể là bắt chép phạt. Con phải chép nhiều hơn các bạn trong lớp một trang vở. Nếu học sinh đó chép nhiều hơn các bạn khác trong lớp một trang, tôi nghĩ không vấn đề gì về cả tâm lý lẫn sức khỏe.

Thế nhưng tác dụng của hình phạt đó đưa đến cho đứa trẻ có thể rất lớn. Lần sau cứ mỗi lần đánh bạn, nghĩ lại hình thức phải chép phạt trong giờ đáng ra được chơi, đứa trẻ sẽ không dám đánh bạn nữa.

Với những đứa trẻ bé hơn, chưa có khả năng viết, hình phạt có thể yêu cầu con ngồi yên một chỗ không được đi lại trong khoảng 5-10 phút để nghĩ về những việc con đã làm. Tại sao chúng ta phải khuyên nhủ khi đứa trẻ hoàn toàn ý thức được việc gì được làm, việc gì không được làm?

Dần dần, với cách thức áp dụng như trên, đứa trẻ sẽ hình thành ý thức hành vi nào được và không được phép. Điều này vừa đảm bảo an lành cho đứa trẻ, vừa giúp lập lại trật tự xã hội.

Từ "phạt" không lọt tai nhưng không phải vấn đề kinh khủng

Nhiều nhà tâm lý thường rất ngại dùng từ "phạt" khi đề cập đến vấn đề giáo dục trẻ nhỏ. Là chuyên gia về lĩnh vực này, từng có nhiều lớp đào tạo tham vấn tâm lý cho trẻ em, vì sao bà lại dùng từ dễ gây tranh cãi như vậy?

- Tôi vẫn muốn nhắc lại hình thức "phạt" ở đây là gì. Chẳng hạn một giáo viên tiểu học than phiền với tôi: "Ôi em rất ức chế vì cháu bé ấy viết rất xấu, ở trong lớp thường hay phá lớp. Em ấy việc tập viết để phạt một lúc trước giờ ăn. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến trẻ nhưng sau đó, phụ huynh lại kiện". Vấn đề tôi đặt ra ở đây sau câu chuyện này, khi chúng ta quá nâng cao vấn đề, khiến sự việc trở nên trầm trọng.

Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều trẻ em từ nhỏ đến lớn và tôi luôn có hình phạt. Khi tôi hỏi "đi với bác các con cảm thấy thế nào"? Nhiều trẻ trả lời: "Đi với bác chúng con rất thoải mái vì biết được phép làm gì và không được phép làm gì. Bọn con chỉ cần tránh những điều bác phạt là được".

Giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ: Vì sao bị ném đá? - 2

"Phạt" mà tôi nói ở đây có khi chỉ là yêu cầu trẻ chép nhiều hơn các bạn khác một trang vở. 

Thực tế không phải tất cả trẻ con nào ở cạnh tôi đều bị phạt, thậm chí chúng trở nên rất ngoan bởi khi thấy một bạn nào đó trong lớp bị phạt, chắc chắn chúng sẽ tránh. Lấy thí dụ tầm 6h tối, tôi yêu cầu các con phải tắm, nếu giờ đó chưa tắm sẽ bị phạt. Như thế chúng sẽ phải kéo nhau đi tắm trước 6h. Dần dần, điều đó sẽ thành nếp và không trẻ nào vi phạm nữa.

Thay vì áp dụng hình phạt, theo bà tại sao chúng ta không tìm hiểu nguyên nhân khiến con sai để "điều trị" từ gốc?

- Vấn đề không phải trẻ con nào cũng lý giải được tại sao chúng làm như thế. Có nhiều điều trẻ con không hiểu nhưng nhà giáo dục thì biết, có những đứa trẻ không chỉ phá lớp mà đã phá ở nhà rất nhiều. Bố mẹ khuyên nhủ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.

Vì thế sau này khi gặp chuyện, đứa trẻ đó cũng sẽ khuyên nhủ người khác. Khi chúng ta sống và làm mọi việc trong khuôn khổ quy định, đứa trẻ đó cũng sẽ học theo.

Cho nên khi giáo dục trẻ con, chúng ta cũng đặt ra những quy định. Nhiều người nghĩ, "phạt" mà tôi nói ở đây là đánh, chửi, mắng…, nhưng hoàn toàn không phải như thế.

Chúng ta đưa ra quy tắc để hướng đến sự đối xử công bằng. Còn khi áp dụng việc khuyên nhủ, nghĩa là người lớn đang đặt vai trò mình là "bề trên" nói với người dưới và trẻ sẽ có phản ứng tâm lý không muốn lắng nghe nữa.

Nếu bố mẹ sợ hình phạt có ảnh hưởng tâm lý đến con mình, bố mẹ hãy đặt ra các quy định và bản thân mình cũng phải chịu phạt nếu sai. Như vậy đứa trẻ sẽ có tâm lý thoải mái và lần sau khi vi phạm, chúng sẽ vui vẻ chịu phạt.

Vì sao tôi nhấn mạnh chữ "phạt" bởi nếu không có các quy định, đứa trẻ sẽ khó tuân thủ.

Vì sao một số quốc gia ở nước ngoài tuân thủ luật pháp rất tốt, thậm chí quá nghiêm, chẳng hạn ném mẩu thuốc ra đường cũng bị xử phạt ngay, bởi vì họ tuân thủ điều đó đến mấy trăm năm.

Ở đây với trẻ con cũng vậy, ban đầu có thể chỉ vài ba quy định nhưng sau đó dần dần ta có thể tăng lên. Lúc đầu chúng có thể phạm luật và bị phạt nhưng tôi tin sau một thời gian, chúng sẽ có ý thức tốt.

Bà đánh giá thế nào nếu thay từ "phạt" bằng "kỉ luật tích cực"? Có lẽ tên gọi này phù hợp hơn khi áp dụng vào việc giáo dục trẻ nhỏ?

- Tôi nghĩ mỗi người tìm hiểu và đánh giá khoa học ở mỗi góc độ khác nhau. Nhưng khi nhìn tổng thể, ta sẽ thấy khác.

Nói đơn giản hơn, giáo dục khuyên nhủ như nhốt bọn thú cưng lại, vuốt ve yêu thương, rủ rỉ với chúng nhưng chỉ cần mở cửa đàn thú ấy sẽ chạy tung ra. Nhưng nếu được huấn luyện theo một nguyên tắc nhất định, chúng sẽ vẫn được ra ngoài, được hoạt động nhưng vẫn giữ được an toàn cho chúng nó.

Từ "phạt" nghe không "lọt tai" nhưng thực ra không phải vấn đề gì kinh khủng quá. Trong khi đó có thể dùng từ khuyên nhủ nhẹ nhàng, thoạt nghe rất lọt tai nhưng hoàn toàn không ổn với đứa trẻ.

Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc đánh đập hay hành hạ trẻ em nhưng hãy cứ phạt theo cách mà tôi nói ở trên, tôi tin sẽ tốt cho đứa trẻ.

Xin trân trọng cám ơn bà!

M. Hà (thực hiện)

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Chi hơn một chỉ vàng để mua Baby Three, Gen Z: Chúng tôi FOMO nhưng không thấy phí tiền

Ngoài niềm vui trước mắt khi xé túi mù, họ còn xem đó như là một cách chữa lành cho chính mình.
2

Đầy niềm tin và trân trọng - Quan điểm tình yêu và hôn nhân rất bất ngờ của Gen Z

Gen Z muốn kết hôn và cam kết hơn so với Gen Y không phải vì đó là tiêu chuẩn, mà đó là cuộc sống có ý nghĩa.
3

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!
4

Cuộc đời cha đẻ GM: Từng ở đỉnh cao rồi phải nhờ bạn nuôi, qua đời trong cảnh tay trắng

William Durant sáng lập một trong những tập đoàn xe thành công nhất lịch sử thế giới nhưng qua đời với 2 bàn tay trắng.
5

61% Gen Z không biết rán trứng, 42% người ở độ tuổi 18-28 không nấu được món xào cơ bản

Theo khảo sát này, việc nấu những món ăn cơ bản cũng là một “thử thách lớn” với Gen Z.

Ở miền Tây có một nơi sinh ra nhiều hoàng hậu nhất Việt Nam

Chuyện miền Tây có nhiều cô gái xinh đẹp không phải là lần đầu tôi được nghe. Dù có rất ít lần tin vào điều này thế nhưng nó vẫn khiến nhiều người tò mò, trong đó có cả tôi.

Ăn trong hạnh phúc

Chánh niệm là một khái niệm xuất phát từ văn hóa Phật giáo. Trong những năm gần đây, chánh niệm bắt đầu được quan tâm hơn tại nhiều quốc gia phương Tây, đặc biệt là trong ăn uống.

Cuộc đời của thần đồng hội họa 10 tuổi nhưng có cơ thể của bà lão 80

Cô bé Iryna Khimich đến từ Ukraine được biết tới như một thần đồng hội họa. Điều bất hạnh là cô bé bị mắc bệnh lão hóa sớm, khiến Iryna ở tuổi lên 10 nhưng có cơ thể rệu rã của một bà lão 80.

4 đặc điểm giúp phân biệt những tỷ phú thành công như Jeff Bezos hay Elon Musk với người khác

Các giám đốc điều hành hay lãnh đạo từ một số công ty thành công nhất trên thế giới, bao gồm LinkedIn, Facebook và Google đã tổ chức các cuộc họp “bằng chân” (tức là đứng hoặc đi bộ) vì họ tin rằng đó là lúc mọi người tập trung, sáng tạo và hiệu quả nhất.

Mất mà không tức giận, Được mà không kiêu ngạo, Yên lặng mà không tranh giành

Mất đi không tức giận, đời là thế; có được cũng không kiêu ngạo, mỉm cười cho qua; tĩnh lại, không tranh giành, tiêu diêu tự tại sống một đời bình yên. Mong rằng rất cả chúng ta đều có thể sống vui vẻ mỗi ngày, ăn ngon ngủ say giấc.

Phương thức sống tốt nhất: Đọc khi mơ hồ, vận động khi bận rộn, suy nghĩ khi một mình

Tương lai của một người, tiềm ẩn trong cách mà họ đang sống.

10 biểu hiện của một người không có tiền đồ: Quan ngại nếu chẳng may bạn sở hữu!

Nhiều người thường có thói quen tìm đủ lý do bao biện cho lỗi lầm của mình, nhưng đây là một thói quen xấu cần thay đổi gấp. Bởi chỉ có kẻ thua cuộc mới tìm lý do, còn người chiến thắng sẽ luôn tìm cách!

Bạn chưa từng nghèo, bạn sẽ không bao giờ có thể hiểu được cảm giác bất lực vì nghèo khó

Nghèo khó không phải lựa chọn của những người nghèo, nhưng hiểu lầm, coi thường những người nghèo khó lẽ nào không phải là sự nghèo nàn về suy nghĩ?

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.

Tự do - Như chim tung cánh: Con đường đi đến tự do đích thực

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 20/02/2025 10:00
Con đường đi đến tự do không phải là "tự do khỏi" một điều gì đó hay "tự do làm bất cứ điều gì mình muốn", mà là tự do được là chính mình.

Con đường chính trực - Hóa giải ý nghĩ địa ngục của bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 20/02/2025 09:00
Một khi niềm mong mỏi được thoát khỏi nỗi đau khổ, lấn át nỗi sợ tiến về phía trước của bạn, hãy đi theo con đường chính trực qua những bước sau đây.

Tối ưu hóa tiềm lực cho những mục tiêu mới

Tủ sách - Đan Thanh - 20/02/2025 08:00
"Đắc nhân tâm", "Quẳng gánh lo đi và vui sống", "Kích hoạt tiềm năng" và "Biến tiềm năng thành tài năng" là những cuốn sách kinh điển, mang đến những lời khuyên bổ ích và bài học ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh cho người đọc chinh phục những mục tiêu mới.

Học kỹ nghệ phần mềm mất bao lâu?

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/02/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng trước, một giáo sư toán học đã hỏi tôi: “Học kĩ nghệ phần mềm phải mất bao lâu?”

Xem phim Sex Education, tôi nhận ra lỗi sai kinh điển đẩy con vào tình cảnh đáng thương

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 19/02/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi cuối cùng cũng nhận ra một sai lầm mà bản thân đã mắc phải nhiều lần trong việc nuôi dạy con cái.

Cảnh báo 1,8 tỷ người dùng Gmail có thể bị đánh cắp dữ liệu ngân hàng

Kỹ năng - Nam Đoàn - 19/02/2025 11:00
Tất cả 1,8 tỷ người dùng Gmail đã được đưa ra "báo động đỏ" về một vụ lừa đảo cho phép tin tặc truy cập vào tài khoản.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025