Tuần lễ trưng bày các tác phẩm của hai họa sĩ Văn Giao và Lê Văn Xương được mở cửa từ ngày 4 và kéo dài đến ngày 10.10 như một nét chấm phá tuyệt đẹp khi Hà Nội bắt đầu sang thu. Không gian trưng bày tác phẩm của Lê Văn Xương và Văn Giao đã tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc cho công chúng yêu nghệ thuật.
Nếu như tranh của Lê Văn Xương đưa người xem đến một Hà Nội trong sương khói mùa thu hòa mình trên đường phố xưa, với các di tích gắn liền thành phố và chìm đắm trong cảnh quan ngoại thành thì tranh của Văn Giao mang cảnh thiên nhiên hữu tình mang đậm dấu ấn nghệ thuật Phương Đông, đặc biệt với nghệ thuật Đường-Tống của Trung Hoa.
Lễ khai mạc triển lãm
Họa sĩ Lê Văn Xương sinh năm 1917, năm 12 tuổi ông được cha gửi lên Hà Nội đi học, ở cùng người anh rể là họa sĩ La Chấn Hưng, ông đã tiến bộ rất nhanh trong việc học mỹ thuật. Ông không thi vào Trường Mỹ thuật chính quy mà mời thầy về dạy tại gia.
Năm 1941, Lê Văn Xương mở triển lãm tranh cá nhân đầu tiên tại Sài Gòn. Năm 1949 ông triển lãm cá nhân tại phòng tranh riêng, thu hút sự quan tâm của nhiều giới. Tại phòng tranh của mình, ông cũng thường xuyên giới thiệu các sáng tác mới, gặp gỡ bạn bè trong giới mỹ thuật và giới sưu tầm. Năm 1951, ông triển lãm cá nhân tại Đà Lạt, trong đó có nhiều tác phẩm vẽ phố phường Hà Nội.
Hà Nội năm 1952 - Tranh: Lê Văn Xương
Nhà phê bình Thụy Khuê viết: “Lê Văn Xương không để lộ cá tính của họa sĩ, ông tự xóa cá tính của mình đi, để chỉ bộc lộ cá tính của nhân vật và thần khí của bức tranh và ở đây là thần khí đường phố. Ông chú ý đến mọi chi tiết, đến từng động tác của nhân vật, chính những chi tiết nhỏ nhặt ấy đã cấu tạo nên nhân vật, tạo nên hành động của nhân vật. Mỗi nhân vật dù bé, dù xa thế nào, cũng được ông khảo sát rất kỹ các cử chỉ, thái độ của họ: họ kéo xe, họ đi, họ gánh... tất cả mọi động tác của chân, tay, lưng, đầu... dù chỉ có với vài vết bút quét nhanh, phác vội, như vô tình, nhưng đều có ý nghĩa, có chủ đích, đều mang những dấu hiệu chính xác”.
Phố Gầm Cầu, (bột màu trên giấy, 43,7cm x 60cm) - Tranh: Lê Văn Xương
Họa sĩ Văn Giao sinh năm 1919 tại Hà Nội và có nhiều sáng tác nặng lòng với Hà Nội. Thủa nhỏ ông thích vẽ, lớn lên vẽ tranh truyện cho các nhà in tòa soạn, có thời ông mở nhà in riêng mang tên “Cây Thông”. Hòa bình lập lại, ông vẽ pano, áp phích tại các rạp chiếu bóng, và làm việc tại Sở Văn hóa Hà Nội. Khi đã tích lũy.
Trong tuần lễ trưng bày lần này chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến người yêu nghệ thuật, các nhà sưu tập và công chúng Thủ Đô các tác phẩm của hai họa sĩ Lê Văn Xương và Văn giao.
Công chúng Hà Nội thưởng lãm tranh
Họa sĩ Văn Giao sinh năm 1919 tại Hà Nội và tất nhiên ông có nhiều sáng tác nặng lòng với Hà Nội. Thủa nhỏ ông thích vẽ, lớn lên vẽ tranh chuyện cho các nhà in tòa soạn, có thời ông mở nhà in riêng mang tên “Cây Thông”. Hòa bình lập lại, ông vẽ pano, áp phích tại các rạp chiếu bóng, làm việc tại Sở Văn hóa Hà Nội. Ông là nghệ nhân cây cảnh được phong danh hiệu “Bàn tay vàng”. Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm ông chuyển hẳn sang vẽ tranh lụa và gặt hái được nhiều thành công.
Sapa tan sương - Tranh: Văn Giao
Họa sĩ Văn Đa chia sẻ: “Mỗi người đến với nghệ thuật đều theo con đường riêng của mình. Họa sĩ Văn Giao thuộc lớp người Hà Nội xưa. Trong giao tiếp, ông là người hào hoa phong nhã. Trong nghệ thuật ông chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Phương Đông, đặc biệt với nghệ thuật Đường-Tống của Trung Hoa. Tuy nhiên, ở tranh ông vẫn hiện ra cái vẻ rất riêng.
Triển lãm thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần công chúng
Đối với ông, thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận, ông vẽ theo cái cảm hứng chứ không phải cái thấy. Do đó, ở tranh ông có cái gì đó vừa thật lại vừa hư. Dù một khóm trúc, một nhành mai hay một cảnh sông núi bao la đều gợi cho ta một thế giới thơ mộng và thanh cao”. Năm 1994 ông tổ chức một cuộc triển lãm cá nhân tại Hà Nội. Năm 1999 triển lãm tại gallery Thế Giới, tranh của ông được sưu tập nhiều ở cả trong và ngoài nước.
Tuần lễ trưng bày các tác phẩm của hai họa sĩ Văn Giao và Lê Văn Xương kéo dài đến ngày và sẽ kết thúc vào ngày 10.10.2019 tại địa chỉ 63 Hàm Long, Hà Nội.
Một số hình ảnh tại triển lãm:
Tiểu Vũ