Mùa hè năm ngoái khi tôi dạy môn “Khởi nghiệp và phát kiến” ở Trung Quốc, một giáo sư than: “Người tốt nghiệp ở nước chúng tôi có hơn triệu kĩ sư một năm. Trong mười năm qua, chính phủ chúng tôi đã đầu tư vài tỉ đô la vào các đại học. Chúng tôi có những phòng thí nghiệm hiện đại nhất tương tự như các phòng thí nghiệm tốt nhất trên thế giới. Nhưng mặc cho những nỗ lực này, chúng tôi đã không tạo ra được phát kiến lớn nào có thể nâng nền kinh tế của chúng tôi lên. Chúng tôi đã không tạo ra ai đó như Bill Gates hay Steve Jobs. Chúng tôi không biết tại sao phát kiến không xảy ra?”
Tôi giải thích: “Mặc dầu chính phủ các ông đã đầu tư nhiều tiền vào hệ thống giáo dục, xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại nhưng những điều này không thể tạo ra phát kiến được. Phát kiến tới từ con người, người chuyên tâm để tạo ra những thứ mới. Nhưng điều này là không thể được trong một nước mà mọi người sao chép mọi thứ, làm các thứ giả, và đánh cắp công trình của người khác. Về căn bản những điều này ngăn cản mọi người phát kiến. Tại sao tạo ra cái gì đó phát kiến khi ai đó có thể sao chép công trình của bạn? Tại sao dành cả đời bạn để phát minh ra cái gì đó nhưng người khác có thể đánh cắp nó? Ông có thể thấy những bằng chứng này ở mọi nơi, từ đồng hồ Rolex giả, túi Gucci, tới điện thoại thông minh, và ô tô.”
Bạn tôi không hài lòng lắm nhưng thừa nhận: “Vâng, đúng là nhiều người sao chép và đánh cắp công nghệ từ người nhưng vì họ không thể phát kiến được …”
Tôi bảo ông ấy: “Nhưng đó không phải là cái cớ. Về mặt lịch sử, người Trung Quốc có tính phát kiến, họ đã phát minh ra nhiều thứ trong quá khứ nhưng trong vài thập kỉ qua họ đã thay đổi. Thay vì tạo ra các thứ, họ sao chép các thứ, làm đồ giả và những việc vô đạo đức này là chấp nhận được cho xã hội. Nó không có nghĩa là họ không thể phát kiến được vì tôi đã dạy các sinh viên Trung Quốc ở CMU, nhiều người đã tạo ra những phát kiến kì diệu. Một số trở thành người sáng lập các công ti ở Thung lũng Silicon. Họ đã làm tốt vì họ được lợi từ hệ thống giáo dục thúc đẩy tư duy phê phán và giải quyết vấn đề. Để khuyến khích các công ti khởi nghiệp và phát kiến, ông phải bắt đầu với hệ thống giáo dục. Ông không thể bơm tiền vào hệ thống cổ lỗ và hi vọng rằng nó sẽ thay đổi. Ông không thể mua trang thiết bị hiện đại cho phòng thí nghiệm và tự hào rằng chúng là tốt nhất. Tiền và máy móc không thúc đẩy phát kiến, mà con người mới thúc đẩy. Thay vì chi tiền vào những thứ vật chất, ông nên đầu tư vào con người. Hệ thống giáo dục cổ lỗ không thể tạo ra được con người sáng tạo nếu việc đào tạo vẫn dựa trên ghi nhớ va qua được kì thi.”
Ông ấy ngần ngại rồi đồng ý: “Ông có thể đúng, vậy chúng tôi có thể làm gì tốt hơn không?”
Tôi giải thích: “Theo ý kiến của tôi, để khuyến khích phát kiến, ông phải bắt đầu với đào tạo thầy giáo. Thay vì đầu tư tiền vào các phòng thí nghiệm mới; ông nên đầu tư vào thầy giáo bằng việc nâng lương của họ để cho họ có thể chuyên tâm cải tiến việc dạy trên lớp. Cải tiến phải bắt đầu với con người, những người có vai trò quan trọng nhất trong giáo dục: thầy giáo. Ông không thể có được người giỏi nhất làm việc như thầy giáo nếu lương là thấp. Không có thầy giỏi nhất để hướng dẫn học sinh, phòng thí nghiệm hiện đại và trang bị tốt nhất chẳng là gì và phát kiến sẽ không bao giờ xảy ra. Để cải tiến hệ thống giáo dục, một số phương pháp dạy cũng phải thay đổi để điều chỉnh theo thế hệ sinh viên trẻ hơn những người lớn lên cùng công nghệ. Việc ghi nhớ sự kiện để qua kì thi là thứ của quá khứ rồi và phải bị thay thế bởi việc học tích cực nơi sinh viên được dạy về các năng lực, tư duy phê phán và giải quyết vấn đề. Không có những kĩ năng này, sẽ khó thúc đẩy phát kiến để cải tiến nền kinh tế.”
Ông ấy dường như thích điều đó: “Điều đó hợp lí. Ông có thể gợi ý cái gì khác nữa không?”
Tôi giải thích: “Ngày nay phần lớn các lớp khởi nghiệp đều được dạy trong chương trình quản trị kinh doanh. Theo ý kiến tôi để thúc đẩy phát kiến, chương trình khởi nghiệp nên được dạy trong chương trình kĩ thuật. Chương trình này có thể dạy các khái niệm doanh nghiệp cơ bản cho sinh viên kĩ nghệ và khoa học nơi các giảng viên khách mời là các nhà doanh nghiệp thực. Các nhà doanh nghiệp tương lai nên học từ các nhà doanh nghiệp thành công. Họ cũng nên học về các công nghệ mới và xu hướng đang nổi lên để cho họ biết tương lai có thể là cái gì. Có lẽ cách hiệu quả nhất để khuyến khích sinh viên kĩ thuật bắt đầu công ti riêng của họ là cung cấp chương trình bằng cấp đặc biệt hội tụ vào phát kiến và khởi nghiệp được dạy bởi các nhà doanh nghiệp thành công vì chương trình hàn lâm truyền thống có thể không hiệu quả.”
Tôi tiếp tục: “Vấn đề khác cần được giải quyết là ngăn cản sao chép và đánh cắp công trình của người khác. Điều đó có nghĩa là trong các môn công nghệ và doanh nghiệp, chương trình cũng phải có môn học về đạo đức. Nếu nhà doanh nghiệp sợ các phát kiến của họ bị người khác đánh cắp thì họ có thể bắt đầu công ti phát kiến của họ ở chỗ nào đó khác nơi họ có thể được bảo vệ. Đó là lí do tại sao nhiều người giỏi nhất của các ông đã di cư sang Mĩ và xây dựng công ti của họ ở Thung lũng Silicon. Cho dù với hàng triệu kĩ sư và nhà khoa học tốt nghiệp mỗi năm nhưng không có việc làm thích hợp để hỗ trợ họ, nhiều người phải làm việc trong các việc làm mà thậm chí không yêu cầu giáo dục đại học và các ông đang phung phí tài năng con người. Để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và giải quyết thất nghiệp, nước các ông cần khuyến khích người trẻ trở thành nhà doanh nghiệp và bắt đầu công ti riêng của họ. Điều đó nghĩa là hệ thống giáo dục của các ông phải thay đổi và nó nên bắt đầu với đầu tư vào thầy giáo và phương pháp dạy.”