'Dị nhân' thơ ca miền Nam, Nguyễn Đức Sơn nhẹ bước rời cõi ta bà

11/06/2020 14:00
'Dị nhân' thơ ca miền Nam, Nguyễn Đức Sơn nhẹ bước rời cõi ta bà

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, một trong tứ trụ của thi ca miền Nam đã qua đời ở tuổi 83 tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và rạng sáng nay (11.6.2020).

        Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn - Ảnh: Tư liệu   

Sáng sớm hôm nay, trên các trang cá nhân của một số văn nghệ sĩ Sài Gòn cùng nhau chia sẻ tin buồn nhà thơ Nguyễn Đức Sơn đã qua đời vào lúc 3 giờ sáng ngày 11.6 tại nhà riêng ở tại xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc.

“Vậy là khép lại một hành trình gian nan và nhọc nhằn “không biết từ đâu ta đến đây/ mang mang trời thẳm đất xanh dày/ lớn lên mang nghiệp làm thi sĩ/ sống điêu linh rồi chết đọa đày”.Thế nhưng, ông không chỉ là một nhà thơ. Người dân Bảo Lộc nói riêng và người dân Lâm Đồng nói chung, sẽ phải nhớ ơn ông đã trồng trọt, đã bảo vệ và đã để lại một đồi thông Phương Bối gần chục hecta xanh ngút ngàn”, nhà thơ, nhà phê bình Lê Thiếu Nhơn (TP.HCM) viết lời tiễn biệt ông trên trang cá nhân.

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn trong rừng Phương Bối - Ảnh: Tư liệu

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn sinh năm 1937 tại Dư Khánh, Ninh Thuận. Ông còn có bút danh Sao Trên Rừng. Nguyễn Đức Sơn làm thơ, viết văn từ rất sớm, khoảng thời gian từ những năm 1960 đến năm 1970 ông đã cho xuất bản hàng loạt tác phẩm và gây tiếng vang lớn trên văn đàn miền Nam, Việt Nam.

Giới văn chương tại miền Nam thời đó đã xếp Nguyễn Đức Sơn là một trong ba kỳ nhân của làng văn nghệ (hai người còn lại là Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền) và cũng là một trong tứ trụ thi ca của miền Nam (ba người còn lại là Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên).

Không chỉ nổi tiếng với thơ ca, Nguyễn Đức Sơn còn nổi tiếng bởi những cá tính đặc biệt, tên của ông thường được đi kèm với các biệt danh như “quái nhân", "kỳ nhân", "dị nhân", "lão quái", "con quỷ làm thơ” bởi cách sống, lối hành xử, những suy nghĩ nghịch đời khi nhìn nhận về thế giới vạn vật, cõi nhân sinh và cách phát ngôn diễn đạt không giống bất kỳ ai.

Nhận xét về nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, nhà văn Võ Phiếm viết: "Hầu hết những ai bắt đầu xun xoe vào làng văn đều muốn tỏ ra khác người, nghĩa là ngông nghênh. Để có thể tha thứ những bậy bạ hư hỏng ở một kẻ nào, ta tắc lưỡi kêu: hắn trót có tí "máu văn nghệ" trong người. Trong đám văn nghệ với nhau thì nhố nhăng nhất phải thú thật là những chàng thi sĩ. Một nhà nho như ông Tản Đà mà để xứng danh thi sĩ ông cũng làm trò con nít: gửi thư lên chị Hằng, gánh thơ đi bán chợ trời... Còn Chế Lan Viên thì thấy trăng sáng vội kêu: "Ta cởi truồng ra, ta cởi truồng ra" Nguyễn Đức Sơn không cần phải làm như thế. Hãy xem cốt cách của ông: điềm nhiên giản dị hơn biết bao:

đầu tiên tôi thở cái phào

bao nhiêu phiền não như trào ra theo

nín hơi tôi thở cái phèo

bao nhiêu mộng ảo bay vèo hư không...

(Một mình nằm thở đủ kiểu trên bờ biển).

Dù là "dị nhân trong đời thường" như người đời xưng tụng, nhưng đối với thơ ca, Nguyễn Đức Sơn không tự tách mình ra khỏi thế giới dịu dàng của "nàng thơ". Ngôn ngữ thơ ca của ông luôn đẹp đẽ, thanh cao, tinh tế trong ý tưởng, trau chuốt kỹ lưỡng trong vần điệu, đậm chất trữ tình, mang đầy tính triết học nhưng cũng rất bình dị gần gũi:

Tôi về lắng cả buổi chiều

Nghe chim ăn trái rụng đều như kinh

Còn một mình hỏi một mình

Có chăng hồn với dáng hình là hai

Nguyễn Đức Sơn vùng vẫy la hét ngông nghênh, thậm chí văng tục chửi bới ngoài đời thực như những dị nhân lão quái trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, nhưng với thơ ca ông không làm như thế. Ngoài những suy niệm mang tính triết học, đôi khi Nguyễn Đức Sơn dịu dàng hòa mình vào với thiên nhiên vạn vật xung quanh - thế giới mà ông đã chọn sống và gắn bó gần 40 năm nay.

Tôi đi và hát một mình

Rừng cây xanh và rừng cây xanh

Trời trong xanh và mây trong xanh

Trên đồi cây xanh dưới đồi cây xanh

Tôi dừng lại để nghe chim hót

Và theo điệu riêng tôi lại hát

Cho rừng thêm xanh cho ngày thêm xanh

Cũng như nhiều thi sĩ khác, cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn là một chuỗi dài lang bạt khắp nơi, ông từng sống ở Sài Gòn, Phan Rang, Bình Dương-Thủ Dầu Một, Blao,Lâm Đồng bằng nghề dạy ngoại ngữ, làm thơ viết báo, viết văn. Ông có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên đề rất nổi tiếng của miền Nam như Thế kỷ hai mươi, Khởi hành, Bách khoa, Sáng tạo, Thời nay, Văn, Văn nghệ…

"Tôi viết vì bị thúc đẩy bởi một lực ở đằng sau và được thu hút bởi một lực ở phía trước. Ðó là những ma lực làm tôi cảm khoái huyền diệu xa xăm. Thứ cảm khoái này kéo dài được chứ không ngắn như nhục cảm. Viết được một đoạn hay tôi đi lên đi xuống thưởng thức và khoái chí. Nên tôi nghĩ rằng sáng tác cho mình trước hết", nhà thơ Nguyễn Đức Sơn nói về quan niệm sáng tác của mình trên một tạp chí xuất bản ở Sài Gòn trước năm 1975.

Sau năm 1975, nhà thơ Nguyễn Đức Sơn thất nghiệp một thời gian dài. Nghề dạy ngoại ngữ của ông cũng không còn ai học. Ông cùng gia đình sống vật vã ở Bình Dương. Năm 1979 Nguyễn Đức Sơn dẫn gia đình lên ngọn núi Phương Bối, ở Bảo Lộc, Lâm Đồng sinh sống. Nguyễn Đức Sơn bắt đầu khai hoang làm nương rẫy. Hàng ngày ông dùng xe đạp thồ củi xuống chợ bán để nuôi chín đứa con và vợ. Theo nhà văn Ban Mai thì “từ đó, gia đình ông ăn chay trường, con ông hầu như đều tu tại gia, trong các am thất trên núi, giai đoạn đói khát một người con trai của ông hái trúng nấm độc, ăn và chết, gây cho ông một cú sốc”.

Thời gian sống ở Bảo Lộc ông gần như đoạn tuyệt với thế giới bên ngoài, ông sống riêng một mình trong một tịnh thất nhỏ làm bằng gỗ giữa một rừng thông bạt ngàn do chính tay ông trồng và canh giữ. Từ đó ông có thêm một biệt danh mới là Sơn Núi.

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn nhẹ bước rời xa cõi tạm ở tuổi 83, di sản của ông để lại cho hậu thế gồm 3 tập truyện ngắn Cát bụi mệt mỏi (An Tiêm 1968), Cái chuồng khỉ (An Tiêm 1969), Xóm chuồng ngựa (An Tiêm 1971). Về thơ ông các tuyển tập Hoa cô độc (1965) Bọt nước (1966), Lời ru (1966), Đêm nguyệt động (1967), Mộng du trên đỉnh mùa xuân (1972), hai tập thơ cuối cùng là Tịnh khẩuDu sĩ ca (An Tiêm 1973), và một tập chưa in là Ngồi đợi ngoài hành lang.

Tiểu Vũ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến với người dân vùng biên cương

Hành trình diễn ra từ ngày 26 đến 30-11-2024, tại các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái với các hoạt động ý nghĩa, như trao quà hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bão lũ Yagi; tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo...
2

Xem ‘Dưới bóng giai nhân’ ngẫm về phụ nữ thời nay

Vở kịch "Dưới bóng giai nhân" (đạo diễn Quang Thảo, cảm tác từ "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du) là một tác phẩm mượn chuyện xưa liên hệ với bối cảnh xã hội hiện đại.

Phim 'Cuốn theo chiều gió' bị xoá trên HBO vì phớt lờ nạn phân biệt chủng tộc

Bộ phim kinh điển "Cuốn theo chiều gió" bị gỡ khỏi dịch vụ phim trực tuyến HBO Max khi phong trào chống phân biệt chủng tộc đang diễn ra căng thẳng ở Mỹ.

Gương mặt Hồng Ngọc phục hồi sau khi bị bỏng nặng

Qua 1 tháng điều trị, ca sĩ Hồng Ngọc cho biết gương mặt cô đã bình phục sau khi bị bỏng nặng.

Khi các nhân vật trong tác phẩm hội họa danh tiếng được đeo khẩu trang vì COVID-19

Nhờ kỹ thuật photoshop, bảo tàng Fitzwilliam, thuộc thành phố ở Cambridge của Anh gây chú ý khi tung ra những tấm bưu thiếp mang hình ảnh của các tác phẩm hội họa danh tiếng với các nhân vật được đeo khẩu trang để gây quỹ giúp bảo tàng vượt qua khó khăn kinh tế.

Cuộc sống nhẹ nhàng của Ngọc Anh 3A tại Mỹ sau khi kết hôn với chồng Tây hơn 12 tuổi

Thay vì sự rộn ràng ở đô thị đông đúc, Ngọc Anh và ông xã lại lựa chọn cuộc sống nhẹ nhàng trong căn nhà xinh xắn bên bờ biển.

Vợ chồng nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ nên duyên nhờ tuyệt phẩm 'Bông hồng cài áo'

Sau 11 năm chồng mất, vợ nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ - ca sĩ Diệu Lý đã chia sẻ những hoài niệm sâu sắc về chồng cũng như tiết lộ kìm nén không dám nghe ca khúc nào của ông.

Ngô Tôn rơi nước mắt trong lễ cưới sau 16 năm bên nhau cùng Lâm Lệ Oánh

Đăng ký kết hôn từ năm 2004, tuy nhiên cho tới bây giờ cặp đôi Ngô Tôn - Lâm Lệ Oánh mới tổ chức hôn lễ hoành tráng.

Lý Nhược Đồng hào hứng nhảy trên nền nhạc 'Có chàng trai viết lên cây'

Đoạn video của nhảy hài hước của Lý Nhược Đồng cùng Trần Hạo Dân trên nền nhạc Có chàng trai viết lên cây của Phan Mạnh Quỳnh đang gây sốt trên mạng xã hội.

Hoàng tử Anh Andrew bị đề nghị thẩm vấn về mối quan hệ với tỷ phú ấu dâm Mỹ

Bộ Tư pháp Mỹ đã gửi đề nghị thẩm vấn Hoàng tử Anh Andrew về mối quan hệ với đường dây của tỷ phú ấu dâm Mỹ Jeffrey Epstein.

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ChatGPT trên máy tính chạy Windows

Kỹ năng - Quang Huy - 25/11/2024 12:00
Nếu là người thường sử dụng ChatGPT như một trợ thủ cho quá trình học tập hoặc hỗ trợ công việc, bạn nên cài đặt phần mềm ChatGPT trên máy tính để quá trình sử dụng công cụ này được thuận tiện hơn.

Câu đố huyền thoại của Einstein khiến thần đồng cũng phải chịu thua

Thư giãn - Hiểu Lam - 25/11/2024 11:00
Albert Einstein từng đưa ra câu đố hóc búa khiến những người có chỉ số IQ cao cũng phải chịu thua vì không thể tìm ra đáp án.

'Cuộc sống Chúa trời' và 'cuộc sống trẻ hư' của gen Z Hàn Quốc

Phong cách sống - Hoàng Hà - 25/11/2024 10:00
Gen Z Hàn Quốc đang sử dụng phổ biến hai cụm từ "Cuộc sống Chúa trời" và "Cuộc sống trẻ hư" như một cách phản ứng với những định kiến của xã hội đối với thế hệ mình.

‘Con đường chuyển hóa’ giúp ta đi tới chỗ an vui

Từ sách - Phim - FN - 25/11/2024 09:00
Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Biến tiềm năng thành tài năng - Nhân cách con người không đông cứng như thạch cao

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 25/11/2024 08:00
Chúng ta thường nhầm lẫn nhân cách với tính cách, và cho rằng "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời". Nhưng thực ra nhân cách là một phạm trù khác tính cách và nó không “đông cứng” như thạch cao mà có thể thay đổi và phát triển theo thời gian.

Xem ‘Dưới bóng giai nhân’ ngẫm về phụ nữ thời nay

Giải trí - Nguyễn Huy - 24/11/2024 12:00
Vở kịch "Dưới bóng giai nhân" (đạo diễn Quang Thảo, cảm tác từ "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du) là một tác phẩm mượn chuyện xưa liên hệ với bối cảnh xã hội hiện đại.

Bí ẩn truyền nhân của Hư Trúc, bị thương nặng vẫn đấu lại Dương Quá

Thư giãn - Nguyệt - 24/11/2024 11:00
Bài viết này sẽ phân tích một số chi tiết về cuộc đời Hư Trúc sau khi lui về ở ẩn và hé lộ về một truyền nhân của cao thủ này.

“Manifest” từ được nói đến nhiều nhất trong năm 2024, lý do được chọn cực thuyết phục!

Phong cách sống - S.A - 24/11/2024 10:00
Mới đây, nhà xuất bản từ điển Cambridge đã công bố “manifest” là từ của năm 2024. 

Từ chuyện Lâm Đại Ngọc được tặng hoa trong Hồng Lâu Mộng: Bài học cho giới trẻ

Từ sách - Phim - Diệp Anh - 24/11/2024 09:00
Lâm Đại Ngọc, một nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ điển Trung Hoa. Từ câu chuyện của nàng, chúng ta có thể rút ra bài học về tầm quan trọng của việc rèn luyện EQ, đặc biệt là cho giới trẻ ngày nay.

Nững nhận xét thú vị về cuốn sách 'Biến tiềm năng thành tài năng'

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 24/11/2024 08:00
Cuốn sách 'Biến tiềm năng thành tài năng'của Adam Grant – giáo sư hàng đầu trong bảy năm liền của đại học Wharton và là tác giả cuốn 'Dám nghĩ lại' nổi tiếng – sẽ giúp chúng ta mở khóa tiềm năng của mình, từ đó vươn đến những thành tựu lớn lao.

Facebook Messenger công bố hàng loạt tính năng mới

Kỹ năng - Bình Minh - 23/11/2024 12:00
Người dùng có thể trải nghiệm các tính năng mới này từ ngày hôm nay.

Môn phái có tới 3 cao thủ đệ nhất thiên hạ nhưng đáng tiếc "sớm nở tối tàn"

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 23/11/2024 11:00
Môn phái nào có khả năng vượt mặt Thiếu Lâm?

Những người giỏi kiếm tiền đều có chung bộ 3 quy tắc “bất di bất dịch”

Suy ngẫm - Ngọc Linh - 23/11/2024 10:00
Đâu là thứ làm nên sự khác biệt giữa người giỏi kiếm tiền với người mãi không thể tăng thu nhập?

Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến với người dân vùng biên cương

Giải trí - THU HƯỜNG - 23/11/2024 09:58
Hành trình diễn ra từ ngày 26 đến 30-11-2024, tại các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái với các hoạt động ý nghĩa, như trao quà hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bão lũ Yagi; tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo...

Biến tiềm năng thành tài năng - Lùi lại không phải là mất đà hay bỏ cuộc, mà là để tiến về phía trước

Từ sách - Phim - TĐ - 23/11/2024 09:00
Kỹ năng không phát triển với tốc độ ổn định nên việc cải thiện nó cũng giống như lái xe lên núi. Càng lên cao, đường càng dốc, sự tiến bộ của chúng ta cũng ngày càng ít đi. Khi hết đà, ta bắt đầu trì trệ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 25/11/2024