Đệ nhất phu nhân “ngầu" nhất nước Mỹ: Từng chứng kiến cái chết của chồng con trong cơn dịch bệnh

04/05/2020 22:00
Đệ nhất phu nhân “ngầu" nhất nước Mỹ: Từng chứng kiến cái chết của chồng con trong cơn dịch bệnh

Bà Dolley Madison là vợ của cựu Tổng thống Mỹ James Madison và là một trong Đệ nhất phu nhân đáng nhớ nhất của Hoa Kỳ.

Dolley Madison là vợ của cựu Tổng thống Mỹ James Madison. Sinh năm 1768, bà đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử hình thành nên xứ sở cờ hoa và bà cũng là người có nhiều đóng góp trực tiếp trong quá trình đó.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy bà Dolley là một Đệ nhất phu nhân quý phái và đáng ngưỡng mộ nhưng đáng tiếc, cuộc đời lại không dành nhiều sự ưu ái cho bà.

Đầu tiên, không ai biết rằng cái tên Dolley Madison có phải là tên thật của vị đệ nhất phu nhân này hay không. Mặc dù đây là tên trong khai sinh và chữ ký của bà Dolley Madison cũng là Dolley nhưng không ít tài liệu lưu lại tên bà là Dollie. Một số nhà sử học lại tin rằng tên bà là Dorothea.

Trước khi kết hôn với Tổng thống Mỹ, bà là Dolley Payne sinh ra trong một gia đình giàu có làm đồn điền ở Bắc Carolina. Bố bà Dolley chống lại chế độ nô lệ nhưng bản thân lại là một điền chủ có trong tay nhiều nô lệ. Vì không muốn sống trong sự giả tạo thêm chút nào nữa, bố bà Dolley đã giải phóng hết nô lệ và chuyển nhà đến Philadelphia để sinh sống và gây dựng doanh nghiệp riêng.

Đáng tiếc, công việc làm ăn không suôn sẻ như mong muốn và cuối cùng, gia đình bà Dolley phải tuyên bố phá sản. Bất chấp gia đình có rơi vào cảnh khốn đốn thì bà Dolley vẫn rất được săn đón và nhan sắc được đánh giá là tuyệt mỹ nhất thời bấy giờ. "Ứng cử viên" sáng giá nhất được bà Dolley chọn lấy làm chồng là luật sư Quaker John Todd.

 Đệ nhất phu nhân “ngầu nhất nước Mỹ: Góa phụ chứng kiến cái chết của chồng con, có mối tình điều tiếng với Tổng thống và nghèo khó cuối đời - Ảnh 1.

Ảnh minh họạ.

Cuộc sống yên bình của bà Dolley không kéo dài được bao lâu. Kết hôn với chồng, bà hạ sinh 2 người. Năm 1973, căn bệnh sốt vàng (yellow fever) tấn công thành phố khiến cả gia đình bà Dolley đổ bệnh. Kết quả là căn bệnh này đã cướp đi tính mạng của chồng và đứa con út của bà Dolley trong khi bà và đứa trẻ còn lại được chữa khỏi bệnh.

Ở tuổi 25, bà Dolley đã trở thành một góa phụ và bà mẹ đơn thân. Sau cái chết của chồng con, bà Dolley quen được Tổng thống Mỹ tương lai, ông James Madison, thông qua một người bạn có tên là Aaron Burr. Cả hai nảy sinh tình cảm trước khi trở thành đề tài bàn tán của mọi người trong thị trấn.

Nguyên nhân bởi vì bà Dolley mới trở thành góa phụ cách đây không lâu và ông James lại còn lớn hơn bà tận 17 tuổi.

 Đệ nhất phu nhân “ngầu nhất nước Mỹ: Góa phụ chứng kiến cái chết của chồng con, có mối tình điều tiếng với Tổng thống và nghèo khó cuối đời - Ảnh 2.

Cặp đôi gặp gỡ vào tháng 5/1794 và đính hôn vào tháng 8 năm đó. Điều này đồng nghĩa với việc bà Dolley phải từ bỏ đạo giáo của chồng bởi ông James cơ bản không có đạo.

Vài năm trước khi trở thành Đệ nhất phu nhân, bà Dolley đã đóng góp phần công sức của mình trong Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark. Dù không trực tiếp đi xuyên đất nước nhưng bà đã thành lập một nhóm phụ nữ ở thủ đô Washington, D.C, để thu thập đồ quyên góp và cung cấp cho các nhà thám hiểm. Nhờ sự trợ giúp đó mà 2 nhà thám hiểm Meriwether Lewis và William Clark đã có thể hoàn thành bản đồ ở phía tây nước Mỹ.

Ông James Madison trúng cử Tổng thống Mỹ vào năm 1809 và bà Dolley trở thành Đệ nhất phu nhân thứ 3 của Hoa Kỳ. Trong thời gian Tổng thống James đương nhiệm, bà Dolley không chỉ làm tốt nhiệm vụ hậu phương mà còn khiến công chúng thay đổi cái nhìn về các bà vợ Tổng thống.

Bà Dolley chia sẻ quan điểm cá nhân về các vấn đề quốc gia, công khai ủng hộ chồng và tận dụng tối đa địa vị xã hội của mình để đóng góp cho chính trường. Không chỉ dừng lại ở đó, bà Dolley còn được đánh giá là một biểu tượng thời trang, nổi tiếng trong công chúng và thậm chí được ưu ái gọi là “Nữ Tổng thống", "Nữ hoàng Dolly".

Với gu thẩm mỹ được đánh giá cao, bà đã bắt đầu trang hoàng ngôi nhà mới của vợ chồng bà sau khi ông James Madison trúng cử Tổng thống Mỹ, thổi vào đó một luồng gió hoàn toàn mới. Nhà Trắng là biểu tượng của chính phủ Mỹ và bà Dolley đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và trang trí nội thất bên trong nó.

 Đệ nhất phu nhân “ngầu nhất nước Mỹ: Góa phụ chứng kiến cái chết của chồng con, có mối tình điều tiếng với Tổng thống và nghèo khó cuối đời - Ảnh 3.

Bà Dolley thỉnh thoảng tổ chức các bữa tiệc xa hoa với sự tham dự của hàng trăm khách mời. Là người tổ chức, lại có đầu óc sáng tạo và biết nắm bắt xu hướng, bà Dolley từng cho khách mời thưởng thức hương vị của món ngon mới mà người ta gọi là “kem”.

Sự khéo léo và đầu óc nhanh nhạy giúp bà Dolley để lại ấn tượng mạnh trong mắt những người từng có cơ hội tiếp xúc với bà. Bà được biết đến là một người phụ nữ thông minh, hài hước và ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, cũng dành nhiều sự ngưỡng mộ cho bà. Ngoài ra, bà Dolley còn duy trì tình bạn với những người phụ nữ quyền lực khác, trong đó có Đệ nhất phu nhân Louisa Adams.

Thời điểm Nhà Trắng bị Anh xâm chiếm vào năm 1814, bà Dolley đã từ chối rời đi để bảo vệ nơi đây cũng như những tài sản quý giá bên trong. Đệ nhất phu nhân này chỉ chịu rời đi khi quân đội Anh cách đó vài dặm. Lúc này, bà Dolley không thể mang theo hết tất cả những món đồ quý nhưng bà vẫn liều mình bảo quản bức chân dung nổi tiếng của cựu Tổng thống George Washington thời điểm Nhà Trắng bị quân xâm lấn đốt cháy chìm trong biển lửa.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống, ông James và bà Dolley rời khỏi Nhà Trắng mà không có nghề nghiệp cũng như thu nhập rõ ràng. Những mối quan hệ cao cấp đòi hỏi họ phải tiếp tục giữ vững lối sống xa hoa và điều này khiến số tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng ngày một vơi dần. Thói nghiện ngập cờ bạc của người con trai với chồng trước của bà Dolly càng khiến gia đình bà thêm khánh kiệt.

Cựu Tổng thống James Madison qua đời năm 1836 để lại bà Dolley đứng trên bờ vực của sự nghèo khổ. Bà bán đi hết những tài sản của gia đình và Quốc hội đề nghị mua lại một vài tài liệu của người chồng quá cố của bà để san sẻ gánh nặng tài chính.

 Đệ nhất phu nhân “ngầu nhất nước Mỹ: Góa phụ chứng kiến cái chết của chồng con, có mối tình điều tiếng với Tổng thống và nghèo khó cuối đời - Ảnh 4.

Mặc dù bà Dolley bị nhấn chìm trong hoàn cảnh nghèo khó cuối đời, nước Mỹ vẫn không quên vị cựu Đệ nhất phu nhân của họ. Quốc hội trao cho bà chiếc ghế danh dự được xem là một vinh dự đáng kể trong thời đại trước khi phụ nữ có được quyền bầu cử.

Bà Dolley qua đời vào năm 1849 ở tuổi 81. Sau này, Tổng thống thứ 12 của Mỹ là ông Zachary Tylor vẫn nhắc đến bà là “Đệ nhất phu nhân" và danh hiệu này gắn liền với cuộc đời bà Dolley Madison mãi về sau.

ICT Việt Nam


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

CEO Hannah Olala thẳng thắn: 'Lấy chồng không sướng hơn thì lấy làm gì?'

Đừng bắt phụ nữ phải chịu đựng, phải hy sinh, trong khi hôn nhân là của hai người", nữ CEO nhấn mạnh.
2

Vì sao có nhiều cô gái biết tình yêu độc hại, "red flag" tứ tung vẫn "đâm đầu" vào bằng được để chịu tổn thương?

Tình yêu và cách con người yêu từ lâu vẫn là một bài toán không thể giải mã hoàn toàn.
3

Cha đẻ phần mềm Unikey: Từng nhận bão dư luận khi ra mắt ‘‘bộ gõ quốc dân’’

Tại thời điểm Unikey mới được ra mắt, ông Phạm Kim Long đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều khi cung cấp phần mềm này miễn phí.
4

Hội chứng Peter Pan: Phổ biến ở nam giới, có xu hướng ‘nhảy’ từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác trong thời gian ngắn

Người phụ nữ từng yêu 1 anh chàng mang hội chứng Peter Pan cho biết bản thân thấy mình như một người mẹ chứ không phải là người yêu trong mối quan hệ này.
5

Từ thế hệ "bông tuyết" đến "thuỷ tinh": Chúng ta đang nuôi dạy con trẻ mong manh hơn hay chỉ đổi tên?

Thế hệ trẻ giờ đây đang bị gắn cho những cái tên nghe vừa kêu vừa… đáng lo.

3 kiểu nói dễ khiến con người gặp tai họa, phàm là người khôn ngoan đều tránh

Nếu không muốn bản thân gặp họa, tốt nhất hãy tránh 3 kiểu nói sau đây.

30 tuổi start up bị các nhà đầu tư từ chối, chàng trai thực hiện thay đổi nhỏ và chuyển mình thành công

Đừng vì người khác cự tuyệt mà phủ định bản thân, hãy gõ cửa phần sâu thẳm trong trái tim, tiếp nhận phần không đẹp của chính bản thân mình.

Hay tin vợ mất vì Covid-19, chồng tự tháo mặt nạ thở để ra đi cùng người bạn đời của mình

Chỉ vài giờ sau cái chết của vợ, người chồng cũng đã ra đi. Đây là điều cực kỳ đau xót đối với 2 cô con gái của họ.

Mẹ bật khóc vì đọc thư con trai bỏ ý định vòi tiền làm việc nhà mùa COVID-19

Sau khi bày trò viết giấy để vòi tiền làm việc nhà những ngày cách ly xã hội, cậu bé 16 tuổi đã thay đổi suy nghĩ hoàn toàn khi đọc thư mẹ gửi.

Bố mẹ chăm con ở nhà tránh dịch: Mong sớm trả lại cho... cô giáo

Những đứa trẻ thường ngày vốn được gửi gắm ở trường mầm non, điểm giữ trẻ, được cô giáo, cô bảo mẫu chăm nom thì nay cha mẹ phải nhận trách nhiệm này. Nhiều chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra trong những ngày này.

Biểu hiện đặc trưng của người bất tài: Nếu có, hãy thay đổi càng sớm càng tốt!

Nếu như thấy mình có biểu hiện được nhắc tới sau đây, hãy tích cực thay đổi bản thân để sống cuộc đời không uổng phí.

Người có 4 biểu hiện sau đây thường là kẻ tiểu nhân, lòng dạ nhỏ nhen, thiển cận

Quân tử trọng danh, tiểu nhân trọng lợi. Kẻ nào chỉ ôm lòng ganh ghét, đố kỵ, thích đâm sau lưng người khác đều khó tránh những biểu hiện sau đây.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.

Hội chứng Peter Pan: Phổ biến ở nam giới, có xu hướng ‘nhảy’ từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác trong thời gian ngắn

Phong cách sống - Đinh Anh - 01/04/2025 10:00
Người phụ nữ từng yêu 1 anh chàng mang hội chứng Peter Pan cho biết bản thân thấy mình như một người mẹ chứ không phải là người yêu trong mối quan hệ này.

Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025

Điện ảnh - Lệ An - 01/04/2025 09:00
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt đã khép lại, sự khép lại vẹn trọn của một kiếp người.

Sống an vui - Vì sao nỗi buồn ở lại lâu hơn niềm vui?

Từ sách - Phim - TĐ - 01/04/2025 08:00
Bây giờ chúng ta đã hiểu tâm con người rất phức tạp và ta cần biết cách kiểm soát tâm, kiểm soát cường độ của các loại cảm xúc như căng thẳng, lo âu...

Nghe nhạc Trịnh: Vẫn thấy bên đời còn có em

Giải trí - Tiểu Vũ - 31/03/2025 15:00
"Vẫn có em bên đời” không chỉ là một bản tình ca, mà còn là một lời tự sự đầy hoài niệm của Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam. Giai điệu nhẹ nhàng, ca từ sâu lắng đưa người nghe vào những xúc cảm tinh tế về tình yêu, sự chia xa và những dư âm còn vương trong ký ức.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 02/04/2025