Dạy Công nghệ thông tin

GS John Vu03/04/2023 11:00
Dạy Công nghệ thông tin

Trên khắp thế giới, từ châu Á tới châu Phi, từ châu Âu tới Australia, mọi trường đang xô vào chấp nhận Công nghệ thông tin (CNTT) trong chương trình của họ.

Ở Trung Quốc, khẩu hiệu phổ biến là: “Không bằng cấp công nghệ, không việc làm,” và ở Ấn Độ, khẩu hiệu còn trực tiếp hơn: “Không việc làm phần mềm, không hôn nhân.” Với nhu cầu cao và cung cấp thấp về công nhân có kĩ năng công nghệ trong thị trường việc làm toàn cầu, dễ hiểu tại sao mọi hệ thống giáo dục đều nhiệt tình với CNTT. Sự sút giảm liên tục về giá máy tính, laptops, máy tính bảng và điện thoại di động làm cho việc dùng CNTT thành việc đảm đương được cho mọi người.

Khi tôi ở Ấn Độ năm ngoái, một quan chức chính phủ bảo tôi: “Chúng tôi sẽ cung cấp mười triệu máy tính bảng cho các trường tiểu học và trung học trong nước chúng tôi. Trong mười năm tới, chúng tôi sẽ là “Trung tâm công nghệ của thế giới.” 

Về sau khi tôi ở Trung Quốc, một hiệu trưởng phổ thông nói cùng điều này: “Chúng tôi sẽ trang bị cho mọi trường ở nước chúng tôi bằng máy tính và trong mười năm tới, chúng tôi sẽ là nước công nghệ hàng đầu trên thế giới.” Tôi đọc trên báo chí rằng nhiều nước ở châu Phi cũng có những kế hoạch đưa nhiều máy tính vào lớp học của họ. Dường như là đưa nhiều phần cứng hơn vào trong lớp sẽ làm cho học sinh trở thành “thiên tài công nghệ” nhưng có những câu hỏi nào đó cần được đề cập nhưng tôi đã KHÔNG thấy câu trả lời.

Khi tôi hỏi: “Làm sao công nghệ thông tin giúp đạt tới mục đích giáo dục?”, “Ai sẽ dạy công nghệ?”, “Chi phí thực hiện công nghệ trong trường của bạn là gì và ích lợi được mong đợi là gì? “Làm sao bạn đo thành công của thực hiện công nghệ?” Câu trả lời được cho là ngây thơ và đáng nghi ngờ.

Một quan chức nói: “Máy tính bảng sẽ giúp học sinh truy nhập Internet.” “Thầy giáo sẽ dạy học sinh về công nghệ?” Người khác giải thích: “Sinh viên sẽ có được việc làm tốt bởi vì họ biết máy tính.” Một hiệu trưởng dường như không thoải mái: “Chi phí là chi phí về máy tính thôi. Cái gì khác nữa? Và sao thầy hỏi vậy?”  Không ai có khả năng trả lời những câu hỏi về làm sao đo được thành công.

Học về công nghệ KHÔNG đơn giản thế. Bạn không thể đặt máy tính vào trong phòng học và mong đợi học sinh trở thành “Bill Gates hay Steve Jobs”. Bạn cần các thầy giáo đào tạo họ và không có kế hoạch đào tạo thầy giáo, bạn sẽ không bao giờ nhận ra ích lợi. Mua phần cứng là dễ, mua phần mềm cũng dễ nhưng đào tạo thầy giáo KHÔNG đơn giản thế. Có những thầy không muốn thay đổi và có những thầy sau đào tạo sẽ bỏ việc dạy để làm việc trong công nghiệp để có lương tốt hơn.

Mua máy tính là rủi ro, vì yếu tố lỗi thời. Công nghệ máy tính thay đổi nhanh chóng và không có kế hoạch đúng tại chỗ, trong một thời gian ngắn, mọi phần cứng sẽ lỗi thời và chi phí thay thế là rất đắt. Phần mềm đào tạo cũng rủi ro, bởi vì yếu tố lỗi thời. Bạn có thể dạy sinh viên lập trình Java ở trường tiểu học nhưng đến lúc chúng vào trường trung học, lập trình có thể đổi sang cái gì đó khác cho nên học sinh sẽ không bao giờ có cơ hội dùng nó.

Mười năm trước, Window XP là “nóng” rồi trong vài năm qua, Window 7 đã là “nóng hơn” và ngày nay có Window 8 và Microsoft không còn hỗ trợ cho Window XP. Không lâu trước đây, máy để bàn Desktop là “nóng” rồi Laptop là “nóng hơn” và ngày nay bạn có máy tính bảng và vài người thậm chí không mua desktop nữa.

Học về công nghệ như xử lí văn bản, tìm Web, gửi emails, tải xuống và tải lên các bài báo, thực hiện tính toán và viết các ứng dụng đơn giản tất cả đều là những “kĩ năng cơ bản” có thể được học trong vài ngày hay vài tuần nhưng không có đào tạo đúng từ các thầy giáo có chất lượng, nó có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Chẳng hạn, một bộ kiểm tra chính tả trong xử lí văn bản có thể giúp kiểm tra chính tả cho một số từ, nhưng không đảm bảo từ đúng được dùng.

Điều này yêu cầu kĩ năng viết mà chỉ có thể do thầy giáo dạy. Web có thể cung cấp nhiều thông tin, nhưng KHÔNG phải mọi tài liệu đều đúng, các kĩ năng khác được cần để kiểm nghiệm tài liệu này và điều đó chỉ có thể được dạy bởi thầy giáo. Về căn bản máy tính KHÔNG THỂ thay thế cho thầy giáo, vì bạn cần có thầy giáo trong mọi lớp học để cung cấp việc đào tạo đúng cho học sinh. Tuy nhiên, khi tôi kiểm điểm mọi kế hoạch về thực hiện CNTT trong nhà trường, tôi đã KHÔNG thấy bản kế hoạch nào nhắc tới đào tạo thầy giáo.

Đây là câu trả lời duy nhất, trong vội vàng mua thêm nhiều máy tính và công nghệ, nhiều người đã quên mất rằng trong giáo dục thầy giáo là quan trọng nhất. Họ là quan trọng hơn mọi phần cứng và phần mềm. Họ quan trọng hơn mọi máy phục vụ và mạng internet mà mọi trường đang vội vàng đưa vào tại chỗ. Chi phí mua những trang thiết bị này là khổng lồ, trong nhiều trăm triệu đô la nhưng không có thầy giáo, trong vài năm chúng tất cả sẽ lỗi thời. Và điều đó có nghĩa là sẽ không có ích lợi. Nhưng nếu bạn đưa số tiền đó vào đào tạo thầy giáo, đầu tư vào mọi thầy giáo trẻ người vẫn đang học trong các đại học để phát triển thế hệ mới những thầy giáo công nghệ, mọi sự sẽ khác.

Năm ngoái, khi một nhóm quan chức chính phủ từ các nước đang phát triển tới thăm CMU, một quan chức giáo dục mức cao đã hỏi tôi về cách cải tiến hệ thống giáo dục. Câu trả lời của tôi là rõ ràng: “Các ông không thể cải tiến được hệ thống giáo dục nếu không có thầy giáo. Các ông phải bắt đầu với các thầy giáo thì mọi sự sẽ tốt.”

Ông ấy dường như ngạc nhiên: “Thế về máy tính bảng và laptop thì sao? Chúng tôi cần cái đó cho sinh viên của mình. Tôi mong đợi câu trả lời khác từ ông như một nhà chuyên môn máy tính.” Tôi mỉm cười: “Đừng quên rằng tôi cũng là một thầy giáo.” Về sau khi ông ấy tới thăm văn phòng của tôi, tôi chỉ cho ông ấy một áp phích trên bàn tôi: “Nếu bạn có thể đọc được điều này, cám ơn thầy của bạn.” Ông ấy gật đầu vì ông ấy hiểu thông điệp của tôi và chúng tôi bắt tay.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Mục đích của dự án

Phần lớn các kĩ sư phần mềm đều muốn dự án của mình thành công. Một phương pháp tôi dạy cho họ là xác định mục đích ưu tiên ở ngay lúc bắt đầu dự án và liên tục kiểm điểm sự tiến triển theo mục đích này trong thời gian điều hành dự án.
2

AGILE

Câu hỏi: Ý kiến của thầy về lập trình AGILE (mau lẹ) là gì? Tôi có một tổ muốn thực hiện nó, nhưng họ gần như là theo cách tiếp cận “viết mã & cho chạy”.
3

Thầy giáo

Để thành công trong kinh doanh, bạn phải biết khách hàng của mình muốn gì, và cung cấp cho họ điều họ muốn, sau rốt tất cả các khách hàng sẽ trả tiền cho bạn về việc kinh doanh này. Cũng có thể nói cùng điều như vậy với việc quản lí.
4

Công nghiệp Ấn Độ

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.
5

Phần mềm

Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Học Big Data ở đâu?

Nếu Big data là quan trọng như thầy đã viết, em học nó ở đâu?

Nhu cầu về Big data

Trong sáu tháng qua, nhiều công ti tới CMU để tìm người tốt nghiệp Big data vì thiếu hụt kĩ năng này đang tới lúc gay cấn.

Điện thoại thông minh

“Chúng em thảo luận về công nghệ và em trích dẫn blog của thầy về điện thoại thông minh sẽ thay thế cho máy tính cá nhân. Phần lớn sinh viên trong lớp không tin điều đó. Họ nói điện thoại là thiết bị liên lạc và không thể thay thế cho máy tính được.”

Thế giới được công nghệ dẫn lái

Chúng ta hiện thời đang trong “Thời đại tri thức” nơi công nghệ đang làm thay đổi nhiều điều và tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp nếu họ biết cách nắm lấy chúng.

Các trang web học Big data

Nhiều sinh viên viết cho tôi hỏi lời khuyên về các công vụ và kĩ thuật Hadoop và MapReduce mà họ muốn học. Sau đây là những bài học nhanh về Hadoop mà bạn có thể dễ dàng học:

Thế giới thay đổi

Công nghệ thay đổi nhanh chóng và đe doạ mọi doanh nghiệp cũng như mọi nước.

Phần mềm nguồn mở

Một sinh viên hỏi: “Phần mềm nguồn mở và nguồn đóng là gì và ích lợi là gì? Xin thầy giúp.”

Học cả đời là một thái độ

Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, mọi người đều cần có kĩ năng học cả đời.

Người đàn bà trong tôi - Sự thật đằng sau tấm ảnh cạo trọc đầu của Britney Spears

Chúng ta vẫn thường biết về Britney Spears với hình ảnh một ngôi sao trượt dốc, trở nên điên loạn và bị kiểm soát suốt nhiều năm, nhưng có lẽ ít người biết đằng sau những phản ứng bốc đồng của cô trong quá khứ là những nỗi đau giấu kín suốt nhiều năm.

AGILE

Blog GS John VU - GS John Vu - 01/05/2024 12:00
Câu hỏi: Ý kiến của thầy về lập trình AGILE (mau lẹ) là gì? Tôi có một tổ muốn thực hiện nó, nhưng họ gần như là theo cách tiếp cận “viết mã & cho chạy”.

Bức thư trong buổi họp phụ huynh - Người yêu thương bạn nhất nhưng không bày tỏ

Truyền cảm hứng - PV - 01/05/2024 11:00
Bố không hay thể hiện tình cảm với con như mẹ, nhưng đằng sau sự im lặng dõi theo đó là cả một bầu trời yêu thương.

Không phải lười biếng, đây mới là điều khiến nhiều người nghèo khó cả đời

Suy ngẫm - Huyền Giang - 01/05/2024 10:00
Có 3 thói quen quan trọng dễ khiến bạn trở nên nghèo khó nhưng bạn không hề hay biết. Nếu muốn có cuộc sống giàu sang, khá giả, bạn cần thay đổi ngay hôm nay.

Người đàn bà trong tôi - Sự thật đằng sau tấm ảnh cạo trọc đầu của Britney Spears

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 01/05/2024 09:00
Chúng ta vẫn thường biết về Britney Spears với hình ảnh một ngôi sao trượt dốc, trở nên điên loạn và bị kiểm soát suốt nhiều năm, nhưng có lẽ ít người biết đằng sau những phản ứng bốc đồng của cô trong quá khứ là những nỗi đau giấu kín suốt nhiều năm.

Chân dung những điệp viên hoàn hảo

Tủ sách - Minh Đức - 01/05/2024 08:00
Vì tính chất bí mật của hoạt động tình báo mà các nhà tình báo Việt Nam ngay cả khi đã hoàn thành nhiệm vụ và về hưu thì phần lớn họ vẫn chọn một cuộc sống hết sức thầm lặng, thậm chí không muốn tiết lộ bất cứ điều gì về nghiệp vụ của mình.

Làm thế nào để áp dụng những gì bạn đọc vào cuộc sống?

Kỹ năng - TĐ - 30/04/2024 12:00
Dưới đây là những lời khuyên như một cách để tự thử nghiệm áp dụng những gì bạn đọc vào cuộc sống của mình, từ đó có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ca sĩ Bùi Anh Tuấn ‘Vẽ lại bức tranh của mẹ’

Thư giãn - Tiểu Vũ - 30/04/2024 11:00
Sau nhiều năm vắng bóng, ca sĩ Bùi Anh Tuấn đã trở lại với ca khúc “Vẽ lại bức tranh” trong OST “Lật mặt 7” của Lý Hải.

Trước 40 tuổi, làm 4 điều này càng sớm càng tốt để tương lai ổn định, thảnh thơi!

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 30/04/2024 10:00
Chỉ khi bạn đã làm việc chăm chỉ trong nửa đầu cuộc đời, bạn mới có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái trong nửa sau của cuộc đời.

Cuộc đời hai mặt bí ẩn của nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 30/04/2024 09:00
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thập kỷ nhưng đến nay, cái tên Phạm Xuân Ẩn vẫn còn gây nhiều tò mò, không chỉ với người Việt Nam, mà còn đối với nhiều chính khách lẫn báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ.

Minh chứng thiên đường - Thiên đường chữa lành cho những trái tim tổn thương

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 30/04/2024 08:00
“Minh chứng thiên đường” là những ghi chép của Eden Alexander về giai đoạn “cận tử”. Quyển sách đã được cả thế giới đón nhận nồng nhiệt bởi sự mới lạ, cuốn hút và hướng chúng ta đến cảm xúc an lạc.

Mục đích của dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 29/04/2024 12:00
Phần lớn các kĩ sư phần mềm đều muốn dự án của mình thành công. Một phương pháp tôi dạy cho họ là xác định mục đích ưu tiên ở ngay lúc bắt đầu dự án và liên tục kiểm điểm sự tiến triển theo mục đích này trong thời gian điều hành dự án.

TP.HCM: Hơn 400 cây xanh sắp bị đốn hạ làm tuyến Metro số 2 gây tiếc nuối

Suy ngẫm - Lương Ý - 29/04/2024 12:00
Việc nhiều cây lớn có tán rộng mà người dân TP.HCM xem như "báu vật xanh" sẽ bị chặt hạ để làm tuyến Metro số 2 gây nhiều tiếc nuối.

Podcast: Người đàn bà trong tôi - Phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ

Từ sách - Phim - FN - 29/04/2024 11:00
Tôi quyết định phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ. Tôi ra tòa vào năm 2014 và bày tỏ lo ngại về thói nghiện rượu cùng cách hành xử thất thường của cha tôi, yêu cầu tòa cho ông ấy kiểm tra chất kích thích.

Cuộc sống có 4 sự lãng phí mà hầu như ai cũng mắc phải

Suy ngẫm - Trung Hạ - 29/04/2024 10:00
Sự lãng phí lớn nhất của cuộc đời: Lo lắng, than thân trách phận, đổ lỗi và so sánh!

Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” tập 1: Sẽ thấy yêu thêm Sài Gòn

Tủ sách - FN - 29/04/2024 09:00
Sài Gòn từ thuở sơ khai vốn là vùng đất mà dân tứ xứ khắp nơi quy tụ về. Mỗi nhóm người đến đây lại đem theo văn hóa, giọng nói của họ và biến Sài Gòn thành một khu vườn muôn màu muôn vẻ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 01/05/2024