Câu chuyện từ trái tim của PGS -TS. BS Nguyễn Lân Hiếu

Tiểu Vũ11/06/2021 19:30
Câu chuyện từ trái tim của PGS -TS. BS Nguyễn Lân Hiếu

Câu chuyện từ trái tim’ của bác sĩ là những chia sẻ chân thành về chuyện nghề của đời bác sĩ – ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu.

PGS - TS. Nguyễn Lân Hiếu là một bác sĩ có nhiều cống hiến cho nền y học nước nhà, đồng thời là chuyên gia tim mạch đầu tiên trong công tác nghiên cứu chữa trị bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em Việt Nam. Ngoài lĩnh vực chuyên môn ông còn là một vị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nổi tiếng với những phát biểu thẳng thắn đầy trách nhiệm về các lĩnh vực y tế, giáo dục.

dai-bieu-nguyen-lan-hieu.jpg
PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu trên bghị trường - Ảnh: Q.H

Trong vai trò là người thầy thuốc, PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu đã viết cuốn sách Câu chuyện từ trái tim để chia sẻ những điều ông đã từng trải qua trong quá trình làm việc.

Câu chuyện từ trái tim là những ghi mang tính thời sự đầy chân thật và sống động. Những câu chuyện về nghề thầy thuốc cùng bài phân tích về y tế, giáo dục, môi trường và nhiều vấn đề xã hội nóng bỏng khác dưới góc nhìn của một vị ĐHQH.

Không chỉ dừng lại ở đó, những góc khuất, điều "được" và "mất" trong sự nghiệp của mình cũng được PGS – TS. Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ :  “Có rất nhiều người đã hỏi tôi về những được và mất khi trở thành bác sĩ. Tôi trả lời rằng: sự được - mất biến đổi rất nhiều theo thời gian".

231641bs-nguyen-lan-hieu.jpg
PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu  tại nơi làm việc - Ảnh: BV Y Hà Nội

Theo PGS – TS. Nguyễn Lân Hiếu, bác sĩ cũng chỉ là một con người bình thường, có lúc vui, lúc buồn, lúc nóng giận, có lúc mắc sai lầm, ấu trĩ, cũng có những lúc không thể hoàn thành công việc… Ông chia sẻ: “Sau hơn hai mươi năm hành nghề với bao thăng trầm, bạn sẽ không còn phân biệt cái được hay mất khi làm bác sĩ nữa. Những niềm vui nho nhỏ khi thành công một ca mổ khó hay chẩn đoán được một bệnh thật hiếm cũng chỉ còn là món gia vị ngon trong cuộc sống bộn bề.

cau-chuyen-tu-trai-tim-2.jpg
Câu chuyện từ trái tim của do NXB Thế Giới và Nhã Nam ấn hành tháng 6.2021

PGS – TS Nguyễn Lân Hiếu cũng mạnh dạn chỉ ra những điều còn bất cập trong ngành y của Việt Nam như nạn bạo hành nhân viên y tế, tình trạng đào tạo sinh viên y khoa kém chất lượng đang diễn ra tràn lan và nhiều biểu hiện tiêu cực khác.

Trong cuốn sách Câu chuyện từ trái tim, PGS – TS Nguyễn Lân Hiếu cũng dành một số bài viết để chia sẻ về con đường trở thành một ĐBQH của mình.

Xen kẽ những bài phân tích thẳng thắn và sắc sảo về các vấn đề xã hội, người đọc vẫn bắt gặp rất nhiều thông điệp sống tử tế, quan tâm, yêu thương con người với một trái tim chân thành của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu.

Theo dự kiến PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu sẽ có buổi ra mắt sách để ông có dịp giao lưu cùng bạn đọc vào giữa tháng 6.2021. Tuy nhiên do dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp nên buổi giao lưu này đã được đổi sang hình thức trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội vào lúc 20 giờ - 21 giờ ngày 11.6.2021.

Năm 1989, tôi thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội và bắt đầu quãng đời sinh viên vừa đói ăn, vừa đói ngủ.

Học y rất áp lực vì chương trình nặng, các thầy lại vô cùng nghiêm khắc. Hồi đó, cứ hỏi trường đại học nào nhiều sinh viên đúp nhất thì 100% câu trả lời sẽ là: “Y Hà Nội”.

Tôi bước vào giảng đường với tâm thế sợ đúp nhưng tôi thích học lắm vì được biết nhiều thứ mới lạ. Bây giờ chỉ cần “hỏi Google” vài phút sẽ rõ ngay thế nào là vòng tuần hoàn sinh lý nhưng vào những năm 1995, chuyện đó chỉ sinh viên ngồi trên ghế trường Y mới biết. Chiều hôm trước học lý thuyết thấy bao điều kỳ lạ trên giảng đường, sáng hôm sau đi lâm sàng chúng hiện lên trước mắt. Sáng đi nghe tim cho bệnh nhân thấy tiếng tim đập rất lạ, chiều về thầy hướng dẫn nguyên lý tiếng thổi tâm thu.

Thế hệ chúng tôi vào đại học khi đất nước vừa qua thời bao cấp, kinh tế khó khăn, đồng tiền mất giá, ai cũng nghèo, cả lớp cắm đầu vào học vì mục tiêu học bổng, cuối tháng xôn xao hỏi nhau: “Mày được bao nhiêu phần trăm?” Học giỏi sẽ được học bổng 100%, kém hơn chút được 75%, rồi 50%, 25%. Nghe có vẻ oai chứ thực ra học bổng 100% được có 21 nghìn, đi ăn căng-tin ba hôm là hết vì phở 5 nghìn một bát. Đến năm thứ năm, các bạn nữ được thêm một phần học bổng ưu tiên, chúng tôi gọi đó là tiền “đền bù tuổi thanh xuân” vì trong khi sinh viên các trường khác đều đã tốt nghiệp, có việc làm nuôi thân thì chúng tôi vẫn phải học và thi hết kỳ này đến kỳ khác.

[..] Tôi chọn ngành tim mạch, bởi tim mạch là một ngành rất logic.

Không có một triệu chứng nào của bệnh về tim mạch mà không giải thích được vì nó liên quan đến huyết động. Bạn hãy tưởng tượng, vòng tuần hoàn nó đẩy như cái bơm mà ở đây quả tim là cái bơm và mạch máu là các đường dẫn nước. Mọi thứ hoạt động và tuân theo nguyên lý về áp lực và động lực của vật lý. Ví dụ như là tại sao máu nó chảy từ chỗ này sang chỗ kia, hay là chảy ngược lại, tại sao có bệnh nhân lại tím có bệnh nhân lại không… tất cả đều có lý do hết, đều cắt nghĩa được. Tôi rất thích, bởi khi mình cắt nghĩa được, mình học thuộc rất là nhanh. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ nguyên lý: nghe tiếng tim thổi tâm thu 2/6, 3/6 gợi ý gì, rồi dấu hiệu ngón tay dùi trống do đâu… Chính vì thế mà trong những năm đầu học đại học, tôi đã nắm vững những môn học liên quan đến tim mạch.

Tôi còn nhớ lúc tôi vẫn còn là sinh viên, có lần cậu bạn thân của tôi bị ngã xe sau khi chở người yêu đi sinh nhật về. Tai nạn rất nặng, đứt dây chằng khớp gối rồi dây thần kinh. Cậu bạn nhanh chóng được đưa đi cấp cứu. Tối hôm ấy tôi trực thì thấy cậu ấy khó thở, nhịp tim đập mạnh lên đến khoảng 150-160 lần một phút. Bác sĩ trực hôm ấy là một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, nhưng lại là bác sĩ mổ tiêu hóa chứ không phải mổ tim. Bác sĩ đến xem và cho cậu ấy uống digoxin. Về nguyên lý, digoxin đúng là thuốc trợ tim, tăng bóp cơ tim và làm chậm nhịp tim lại, nghe thì rất tốt nhưng nó lại chống chỉ định là: Nếu quả tim đấy nó bị suy hoặc quả tim bị “bọc” trong nước (ép tim), khi tim “bơi” trong nước như vậy mà càng cho digoxin vào thì càng nguy hiểm hơn, vì tim lúc đó không giãn ra được mà lại cứ bắt nó bóp lại. Tôi nghe được tiếng tim của cậu ấy rất mờ, không đập cạnh lồng ngực nữa. Tôi liền bảo với bác sĩ là cẩn thận, có khi cậu ấy bị ép tim. Vị bác sĩ ấy không nghe, vì ai lại đi nghe một ông sinh viên Y6. Lúc đấy tầm 1, 2 giờ sáng, chẳng biết làm thế nào nữa, tôi chạy vội đến nhà giáo sư Tôn Thất Bách để gọi ông. Thầy Bách đến viện, dẫn lưu ra được một lít máu trong tim cậu ấy.

Sau chuyện này, tôi lại hiểu mình hơn một chút, tôi nhận ra mình giỏi về tim mạch. Chú ruột tôi, đồng thời cũng là thầy giáo của tôi không khuyến khích tôi theo chuyên ngành tim mạch, chú bảo đây là một ngành rất nguy hiểm, chỉ cần sai sót một chút thôi là sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường.

Nhưng sau tất cả, tôi vẫn quyết định chọn tim mạch khi thi bác sĩ nội trú, năm 1995.Câu chuyện từ trái tim -  bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
3

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.
4

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.
5

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 2: Cả thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng

Trước quy mô của cuộc khủng hoảng Covid-19, FED đã công bố một loạt biện pháp bổ sung, bao gồm cung cấp thêm 2,3 ngàn tỷ đô-la cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và chính quyền địa phương, đồng thời mở rộng các biện pháp hỗ trợ thị trường nợ doanh nghiệp.

Hiệu ứng FOMO trong Marketing và cái bẫy tâm lý giúp bạn bứt phá doanh số

Khi đang lượn lờ Shopee hay Tiki tìm món đồ nào đó bạn muốn mua. Bạn chần chừ trước vài giây khi click đưa món đồ vào giỏ hàng. Bỗng nhiên, một chiếc áo, hẳn là đã được quảng cáo – lọt vào tầm mắt bạn.

Đường đến thành công - 15 biển báo từ Napoleon Hill giúp bạn tìm kiếm sự thành công

Tại sao thành công luôn mỉm cười với tất cả mọi người, còn với mình thì lại không? Tại sao việc đạt được điều bản thân mong muốn luôn trông dễ dàng với người khác, còn mình dù có nỗ lực bao nhiêu thì hai từ “thành công” vẫn cứ xa tầm với?

Tất cả chúng ta đều là những bệnh nhân tâm thần vào ban đêm nhưng điều đó lại tốt cho bạn

Nếu bạn thấy bản thân mình bay lên và các định luật vật lý bị đảo lộn, rõ ràng là bạn đang hoang tưởng.

An lạc và tỉnh thức trước những biến cố cuộc đời nhờ 3 mẹo thiền của Eckhart Tolle

Trạng thái thiền định không khó để đạt tới như quan niệm của đa số. Điều ta cần chỉ là một chỉ dẫn đơn giản và một cách thức phù hợp với bản thân.

5 điểm chết trong teamwork: Những nguyên tắc vàng trong thuật toán lãnh đạo

“5 điểm chết trong teamwork” có thể hiểu một cách đơn giản là những lỗ hổng sơ hở mà các tập thể, đội nhóm, một cách vô tình hay cố ý thường dễ mắc phải một cách tai hại.

Thức tỉnh mục đích sống - Thức tỉnh cho những người đã sẵn sàng để tỉnh thức

Bây giờ thì nhân loại đã sẵn sàng để chuyển hóa chưa? Tại sao lúc này mới thực là thời cơ? Bạn có thể làm gì để thúc đẩy quá trình chuyển hóa nội tại này?

Đằng sau một quyết định lớn - Sử dụng 5 câu hỏi giải quyết những vấn đề khó khăn nhất

5 câu hỏi kinh điển giúp nhà quản lý giải mã Vùng xám – vùng không có đúng sai nhưng lại có ý nghĩa then chốt đến tư duy và bản lĩnh của người dẫn đầu.

GS Nguyễn Lân Dũng: Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill - Hãy rèn luyện sự mạnh mẽ và suy nghĩ tích cực

Nếu bạn mong muốn kết bạn với những người tốt bụng, rộng lượng, thành đạt, trước tiên bản thân bạn phải trở thành một người như thế.

Tuyệt đỉnh Kungfu - "Làm người phải biết nhân nghĩa, bằng không giỏi đến mấy cũng chỉ là cặn bã"

Điện ảnh - Trương Lương - 26/07/2025 12:00
Cao thủ thực sự không cần đến danh tiếng..."

"Trí tuệ du lịch" của giới trẻ, họ giải quyết nhiều vấn đề khó khăn mà không tốn bất kỳ chi phí nào!

Kỹ năng - Nhật Anh - 26/07/2025 11:00
Khi đi du lịch, bạn phải theo kịp tốc độ của những người trẻ tuổi. Một số "trí tuệ du lịch" mà họ nghĩ ra thật tuyệt vời đến nỗi mọi người không thể không khen ngợi khi nhìn thấy chúng.

Kinh khủng hơn bất hiếu là kiểu con cái đang ăn mòn nhiều gia đình này

Suy ngẫm - Đông - CFB - 26/07/2025 10:00
Đáng sợ hơn, kiểu con cái này lại thường được ngụy trang dưới vẻ ngoài bận rộn.

‘Sức mạnh của người thấu cảm’ - Mở ra cánh cửa ‘siêu năng lực’ của người thấu cảm

Từ sách - Phim - FN - 26/07/2025 09:00
Sự thấu cảm như con dao hai lưỡi. Một mặt, nó là nền tảng của sự tử tế, lòng trắc ẩn và khả năng chữa lành, nhưng nếu không biết cách sử dụng, người thấu cảm có thể trở thành ‘thảm chùi chân’ của người khác đến mức đánh mất chính mình.

Muốn dữ liệu tạo ra giá trị, đừng bỏ qua 5 câu hỏi cốt lõi này

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2025 08:00
Nhiều doanh nghiệp đổ tiền vào hệ thống, AI, phân tích... nhưng quên mất một điều: dữ liệu chỉ hữu ích khi phục vụ đúng mục tiêu.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 25/07/2025 09:00
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi ngán ngẩm nhìn sang chồng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/07/2025 08:00
Tôi không nghĩ đến, có ngày mình rơi vào hoàn cảnh này.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 26/07/2025