Bài 2: Ông lão mù lênh đênh sông Hậu mưu sinh

04/08/2019 09:00
Bài 2: Ông lão mù lênh đênh sông Hậu mưu sinh

Thân hình khắc khổ nhỏ bé, cái lưng và khuôn mặt luôn cúi xuống, mỗi ngày trôi qua ông lão mù Trương Thanh Liêm chỉ cố gắng làm tốt 1 việc: nhặt nhạnh vài đồng về nuôi vợ và bầy chó ở nhà. Và bí quyết để ông kiếm tiền là nhờ vào tiếng đàn tự chế réo rắt vào lòng người.

Hoàn cảnh ra đời của cây đàn đặc biệt

Gần 5 giờ chiều, ông lão Trương Thanh Liêm lần tìm chiếc điện thoại “cùi bắp” rồi mò bấm số gọi cho người xe ôm quen thuộc. Ông cười mà rằng: “Tui mù thì mù vậy đó chứ tự gọi được điện thoại à nghen. Không tin, chú bấm số chú vô đây tui gọi lại cho coi”, và quả nhiên sau một lúc mò mẫm, ông làm được thật.

Xe ôm tới, ông Liêm tạm biệt vợ, bước ra khỏi căn nhà trọ ẩm thấp bắt đầu 1 buổi tối mưu sinh. Bà Nguyễn Thị Nhiễu (66 tuổi) vợ ông Liêm nhìn chồng lên xe rồi cũng khó nhọc bước vào nhà khép cửa lại. Họ là đôi vợ chồng già sống chung với nhau hơn 30 năm qua mà không có một mụn con nối dõi. Họ như sống ở một thế giới khác, ở đó chỉ có họ và bầy chó mà 2 vợ chồng hết mực thương yêu.

Hành trang ông Liêm mang theo rất đơn giản, 3 thứ gồm, 1 cái gậy được làm từ ống nước, 1 cái túi nhỏ đựng vé số. Và cái đặc biệt nhất là cây đàn tự chế có 1 không 2 mà người ta thường nói vui là “phá vỡ các định luật về âm nhạc”. Lịch sử ra đời của cây đàn này cũng hết sức tình cờ mà căn nguyên cũng xuất phát từ cái sự mù của ông mà ra.

Ông Liêm và vợ sống trong căn nhà trọ tồi tàn, ẩm thấp - Ảnh: Thanh Nguyên

Năm nay 68 tuổi, ông Liêm quê quán vốn miệt Năm Căn, Cà Mau. Thưở sinh ra, ông cũng là 1 đứa trẻ bình thường, sống trong 1 gia đình con cái nheo nhóc. Năm lên 3 tuổi, 1 cơn bệnh đã cướp đi đôi mắt của ông. Rồi từ đó, ông phải tập thói quen sống trong bóng tối. Lớn lên trở thành 1 thanh niên mù lòa cũng là lúc song thân không còn trên cuộc đời.

Gia đình ruột thịt mỗi người một cuộc sống nghèo khó, không ai có khả năng cáng đáng ông. Ông phẫn chí bỏ xứ ra đi cầu thực, hành trang mang theo không có gì ngoài khả năng chơi được đàn ghita sau nhiều năm khổ luyện.

“Lúc đầu mình nghe hay rồi để ý, tự đi kiếm đàn về tập, năm này qua năm khác rồi mình chơi được thôi. Lúc mới biết chơi, cây đàn tôi có được là do đi xin đàn cũ của người khác. Rồi cây đàn cũng bị trộm lấy mất, cần câu cơm của tôi không còn. Buộc tôi phải tìm cây đàn khác”, ông Liêm kể.

Thế rồi không có tiền mua đàn, cái khó ló cái khôn, ông nghĩ cách lấy 1 mảnh ván, đục đẽo thành hình thù như cây đàn sến dài tầm 70 phân (cm). Ở 2 đầu ông đóng 2 dãy đinh để căng 2 sợi dây thắng xe đạp tách nhỏ ra. Phần thùng đàn, ông dùng 1 chiếc thau nhôm úp vào mảnh ván. Vậy là ông căng 2 sợi dây thắng xe đạp ra, ở đầu cần đàn ông chèn vô thêm 1 chiếc bu lông để cố định dây đàn và cũng là thứ dùng để điều chỉnh dây đàn.

Rồi tay phải ông gảy, tay trái ông dùng 1 chai dầu thơm dạng bằng thủy tinh để ấn vào dây đàn tạo nên những nốt nhạc. Cái thứ đàn không giống ai đó dưới khả năng cảm âm cực nhạy của ông đã làm nên chuyện. Không biết bao nhiêu bài Đờn ca tài tử đã được ông gảy nên, giúp ông đặc biệt hơn trong quá trình khất thực.

2 mảnh đời

30 năm trước, lúc ông còn lang thang ở Bạc Liêu, tình cờ ông gặp 1 người phụ nữ cùng quê làm nghề gánh nước thuê. Đó là bà Nguyễn Thị Nhiễu (66 tuổi), vợ của ông hiện nay. “Mình cũng là người tha hương cầu thực, duyên số đưa đẩy gặp ổng rồi gắn bó với nhau. Tôi là 1 người phụ nữ bình thường, có thể tìm 1 tấm chồng tốt hơn để nương tựa. Nhưng không hiểu sao từ khi biết ông ấy, có 1 sự gắn kết kỳ lạ kết nối lại”, bà Nhiễu kể về khoảng thời gian đầu gặp chồng.

Thế rồi họ gắn bó với nhau trên dòng đời, cùng nhau mưu sinh tạo dựng cuộc sống. Rồi bà cũng mang thai, nhưng trong lúc gánh nước thuê bất cẩn, bà bị té dưới bờ sông. Tai nạn lần đó khiến bà mất đi đứa con đầu lòng khi cái thai mới hơn 3 tháng tuổi và khả năng làm mẹ cũng vĩnh viễn không còn…

Ông Liêm lên xe ôm, chuẩn bị đi lấy vé số để bán - Ảnh: Thanh Nguyên

Trong những câu chuyện về cuộc đời của 2 mảnh đời này cứ phảng phát một điều gì u uẩn. Đành rằng, đối với 1 người mù như ông Liêm thì luôn có những câu chuyện buồn trong cuộc sống. 1 người phụ nữ bất hạnh như bà Nhiễu thì mỗi ngày cũng khó có được 1 nụ cười trọn vẹn. Thế nhưng, những câu chuyện về họ là những xui rủi cứ chồng lấn lên nhau. Những điều này khiến họ thu mình lại, và chỉ cố sống sót qua ngày.

Rồi dòng đời xô đẩy họ lạc đến Vĩnh Long - Cần Thơ, nơi họ chọn sống là bờ sông Hậu thuộc địa phận TX.Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Hằng ngày, ông Liêm ôm cây đàn tự chế mò mẫm ở các bến phà Cồn Khương, Bình Minh để vừa bán vé số vừa khất thực. Còn bà Nhiễu cũng với xấp vé số rong ruổi từ sáng đến tối để kiếm vài chục ngàn sống qua ngày. Trong căn nhà trọ được thuê với giá 500.000 đồng mỗi tháng đó, không có lấy được một vật gì giá trị.

Thứ giá trị nhất đối với đôi vợ chồng già là bầy chó gồm 3 con: 2 cái, 1 đực. 2 con chó cái liên tục sinh nở, và hiện đang có 8 chú chó con do 2 người mẹ chó sinh ra. 3 chú chó con rất quấn chủ, nhất là khi thấy có người lạ trong nhà, chúng ngồi quanh ông Liêm và mắt luôn hướng về người khách để theo dõi nhất cử nhất động. 2 vợ chồng ông Liêm luôn thay nhau vuốt ve, cưng nựng mấy con chó như trẻ nhỏ trong nhà.

“2 vợ chồng làm không đủ ăn, sao nuôi chi cho nhiều vậy?”, 1 người hàng xóm mới của ông Liêm hỏi. “Thì nuôi cho trong nhà có thêm tiếng động, có thêm thành viên cho đỡ cô đơn. Chứ 2 vợ chồng già cũng sầu thúi ruột gan. Đợt rồi tôi bệnh nằm viện cả tuần trời, mấy “đứa nhỏ” ở nhà không ai chăm, nhớ muốn chết”, bà Nhiễu kể về những chú chó như con cháu trong nhà. Nghèo khó là thế, nhưng nhiều lứa chó con sinh ra, 2 vợ chồng không bán lấy 1 con nào mà chỉ để dành cho những gia đình cần nuôi chó thực sự.

Dáng ngồi khắc khổ của ông Liêm bên bến đò Cồn Khương - Ảnh: Thanh Nguyên

Cuộc sống cơ hàn đã bủa vây đôi vợ chồng già này ngay từ lúc chào đời. Thế nên, việc họ mơ ước mỗi ngày chỉ là làm sao kiếm đủ tiền để sống hết ngày. Một mong mỏi chính đáng và cũng vất vả, bất khả thi đối với họ. Mấy tháng nay, bà Nhiễu đổ bệnh khớp, rồi tiểu đường khiến bà không còn đi bán vé số được nữa, sau chuyến nằm viện phải đi vay mượn tiền bạc. Bây giờ gánh nặng trả món nợ hơn chục triệu một mình ông Liêm phải tính toán.

“Mà đã hết khổ đâu chú, ổng đi bán vé số vậy đó chứ có ngày cũng bị mất mát. Mấy người không có tâm, nói mua vé số, lấy cả cọc rồi giật luôn hoặc lấy nhiều tờ mà trả tiền ít. Lâu lâu lại mất mấy trăm ngàn, nợ cứ chồng nợ. Mà giờ không bán vé số, chúng tôi cũng không biết làm gì nữa”, người vợ kể.

Chúng tôi theo chân chiếc xe ôm đưa ông Liêm xuống bến đò Cồn Khương trong buổi chiều tà. Trên bến đò đông người qua lại, ông Liêm ngồi một góc, móc xấp vé số ra để trên đùi, bắt đầu 1 buổi mưu sinh. Khi có người mua vé số, ông giao hết cho họ cả xấp để họ lựa rồi chăm chú lắng nghe, dõi theo một cách khó khăn người mua. Để lừa được ông lão mù thì dễ như lấy đồ trong túi, nên ông chỉ biết trông chờ vào sự tử tế của những người qua đò.

Chờ những chuyến đò thưa khách, ông Liêm quơ chiếc gậy để lên đò bán vé số. Ông mò mẫm, len lỏi rồi dạo lên 1 khúc cổ nhạc phục vụ cho người qua đò. Sau 1 ngày làm việc mệt mỏi, qua đò hóng 1 luồng gió mát, nghe 1 khúc ca cổ từ cây đàn có 1 không 2 của ông mù, ai cũng gợn lên tâm tư. Người không mua vé số thì để vào cái ca nhựa ông mang theo vài ngàn đồng. Lòng hảo tâm đó đã giúp ông Liêm và vợ sống được mấy chục năm qua và có thể sẽ kéo dài nữa.

Cây đàn có 1 không 2 của ông Liêm - Ảnh: Thanh Nguyên

Ông Liêm trở về nhà lúc gần 9 giờ tối, khi chuyến đò cuối cùng trong ngày kết thúc. Và sáng hôm sau lại tiếp tục trở ra bến đò… Thời gian nghỉ hiếm hoi của ông là lúc chiều sau khi trả vé số bán không hết trước giờ chót, ông về nhà ăn cơm, vuốt ve những chú chó, ngả lưng một chút chờ đến 5 giờ chiều. 2 vợ chồng luôn cố gắng để mỗi ngày đều có thể trôi qua như thế. Nếu 1 ngày ông Liêm không ra bến đò được, thì những ngày sau đó sẽ khó khăn, họ sẽ đánh vật với những cơm áo gạo tiền chồng chất.

“Ở đây, ai cũng thương vợ chồng ông lão. Không biết đến sau này khi họ không còn nhấc chân bước đi kiếm ăn được nữa thì sẽ như thế nào”, 1 người hàng xóm của vợ chồng ông Liêm nói. Và đó cũng là suy nghĩ của vợ chồng ông Liêm, nhưng họ không biết làm gì hơn mà chỉ biết phó mặc cho số phận.

Thanh Nguyên


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Chi hơn một chỉ vàng để mua Baby Three, Gen Z: Chúng tôi FOMO nhưng không thấy phí tiền

Ngoài niềm vui trước mắt khi xé túi mù, họ còn xem đó như là một cách chữa lành cho chính mình.
2

Đầy niềm tin và trân trọng - Quan điểm tình yêu và hôn nhân rất bất ngờ của Gen Z

Gen Z muốn kết hôn và cam kết hơn so với Gen Y không phải vì đó là tiêu chuẩn, mà đó là cuộc sống có ý nghĩa.
3

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!
4

Cuộc đời cha đẻ GM: Từng ở đỉnh cao rồi phải nhờ bạn nuôi, qua đời trong cảnh tay trắng

William Durant sáng lập một trong những tập đoàn xe thành công nhất lịch sử thế giới nhưng qua đời với 2 bàn tay trắng.
5

61% Gen Z không biết rán trứng, 42% người ở độ tuổi 18-28 không nấu được món xào cơ bản

Theo khảo sát này, việc nấu những món ăn cơ bản cũng là một “thử thách lớn” với Gen Z.

Bài 1: Chàng trai mù bẩm sinh và sự dằn vặt của một gia đình

Cuộc đời lấy đi của họ đôi mắt, nhưng bù lại ban cho họ đôi tai thính, một sự cảm nhận cuộc sống theo cách không giống ai. Rồi tình cờ họ biết đến cây đàn ghita và sự say mê âm nhạc đã cứu vớt cuộc đời của họ ở nhiều khía cạnh…

Bị bạn gái "đá" vì nghèo, người đàn ông từ công nhân vệ sinh vươn lên thành CEO công ty

Từ một công nhân vệ sinh, Vernon Kwek (Singapore) vươn lên trở thành CEO công ty có doanh thu 12 triệu đôla Singapore/tháng (hơn 200 tỷ đồng). Tất cả bắt nguồn từ một câu nói gây tự ái của người yêu.

Rút 20 nghìn giúp 4 mẹ con vô gia cư, nhiếp ảnh gia thẹn thùng trước lời của người mẹ

Bức ảnh cùng câu chuyện về lòng tự trọng của người phụ nữ mưu sinh bằng nghề bán hàng rong trên phố để nuôi 3 con nhỏ được nhiếp ảnh đến từ Nha Trang chia sẻ khiến nhiều người lắng lòng suy ngẫm.

Cô gái múa một chân vượt lên chiếc bóng đời mình

Lần đầu tiên sau bi kịch, Bế Thị Băng (32 tuổi, hoa khôi Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết năm 2019) nhìn thấy chiếc bóng của mình, cô tự hỏi: "Là mình đây sao?".

Vượt qua ung thư, cười 'hết phần người khác', sống vui 20 năm

Bí quyết nào khiến cho một phụ nữ bị ung thư đã gần 20 năm sống khỏe đến bây giờ? Câu chuyện của chị Hồ Thị Sáu đơn giản mà sâu sắc. Phương châm của chị chỉ là "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ".

Bức thư bố gửi con gái trong ngày cưới hút triệu view

Ông bố tâm lý cũng không quên gửi mấy lời tới con rể: "Hứa với bố, con phải nắm chặt tay cô ấy, yêu thương bảo vệ cô ấy, đồng hành với cô ấy cả cuộc đời này, con nhé! Hôn nhân không phải là 1 + 1 = 2, mà là 0,5 + 0,5 = 1."

Cô bé lớp 6 gửi thư kêu gọi 'đừng thả bong bóng lên trời' để gìn giữ môi trường

Trong bức thư của mình, em Nguyễn Nguyệt Linh (lớp 5, trường Marie Curie) bày tỏ mong muốn các trường học không thả bóng bay ngày khai giảng.

Con chuột nhịn 3 ngày để chui vào bình thức ăn: Cái kết đủ đau để thức tỉnh con người!

Cái kết dành cho con chuột là hình ảnh chân thực nhất, thức tỉnh nhiều người trong chúng ta.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.

Tự do - Như chim tung cánh: Con đường đi đến tự do đích thực

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 20/02/2025 10:00
Con đường đi đến tự do không phải là "tự do khỏi" một điều gì đó hay "tự do làm bất cứ điều gì mình muốn", mà là tự do được là chính mình.

Con đường chính trực - Hóa giải ý nghĩ địa ngục của bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 20/02/2025 09:00
Một khi niềm mong mỏi được thoát khỏi nỗi đau khổ, lấn át nỗi sợ tiến về phía trước của bạn, hãy đi theo con đường chính trực qua những bước sau đây.

Tối ưu hóa tiềm lực cho những mục tiêu mới

Tủ sách - Đan Thanh - 20/02/2025 08:00
"Đắc nhân tâm", "Quẳng gánh lo đi và vui sống", "Kích hoạt tiềm năng" và "Biến tiềm năng thành tài năng" là những cuốn sách kinh điển, mang đến những lời khuyên bổ ích và bài học ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh cho người đọc chinh phục những mục tiêu mới.

Học kỹ nghệ phần mềm mất bao lâu?

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/02/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng trước, một giáo sư toán học đã hỏi tôi: “Học kĩ nghệ phần mềm phải mất bao lâu?”
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025