5 câu chuyện giáo sư Đại học Harvard thường kể cho sinh viên nghe

Như Nguyễn08/12/2023 10:00
5 câu chuyện giáo sư Đại học Harvard thường kể cho sinh viên nghe

Hàng trăm năm đã trôi qua, Harvard không còn chỉ là một cái tên, nó là kho tàng trí tuệ. Những ý tưởng giáo dục ẩn chứa trong đó đã giúp không biết bao nhiêu người thay đổi được vận mệnh của mình.

Nhà giáo dục người Mỹ Conant khi bình luận về Đại học Harvard đã nói: "Harvard không chỉ là cung điện lý tưởng trong tâm trí sinh viên mà còn là tượng đài đứng vững trong lịch sử nhân loại".

Là một trong những trường đại học hàng đầu lâu đời nhất trên thế giới, Đại học Harvard đã đào tạo ra 8 vị hiệu trưởng, 158 người đoạt giải Nobel và vô số tinh hoa trong ngành trong suốt hơn 300 năm qua. Hàng trăm năm đã trôi qua, Harvard không còn chỉ là một cái tên, nó là kho tàng trí tuệ. Những ý tưởng giáo dục ẩn chứa trong đó đã giúp không biết bao nhiêu người thay đổi được vận mệnh của mình.

Hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn 5 câu chuyện về Đại học Harvard, biết đâu, nó cũng có thể góp phần thay đổi vận mệnh của bạn.

01

Các ngày chủ nhật

Đầu thế kỷ 20, trong giới toán học, xuất hiện một bài toán khó, nhiều nhà toán học đã cố gắng giải phép toán này nhưng đều thất bại.

Sau này, một học giả Harvard đã đã giải được bài toán đẳng cấp thế giới này và trở nên vô cùng nổi tiếng trong Hội Toán học New York. Tất cả mọi người đều cảm thán trước thành tích của anh.

Có người đã nói với vị học giả: "Anh là người đàn ông thông minh nhất mà tôi từng thấy trong đời!"

Vị học giả chỉ mỉm cười và nói: "Tôi không thông minh như anh nghĩ đâu, tôi chỉ làm việc chăm chỉ hơn người bình thường thôi."

Thấy đối phương có chút ngờ hoặc, vị học giả hỏi: "Anh có biết tôi phải mất bao lâu mới giải được câu hỏi này không?"

Người đàn ông trả lời: "Một tuần?"

Vị học giả mỉm cười và lắc đầu.

Người đàn ông lại nói: "Một tháng?"

Vị học giả vẫn lắc đầu.

"Ôi chúa ơi! Không phải anh mất một năm đó chứ?"

Vị học giả bình tĩnh trả lời: "Không phải một năm mà là tất cả các ngày Chủ nhật trong ba năm."

Cảm ngộ:

Tác giả Robert Pagliarini trong cuốn sách của mình có tên "The other 8 hours" có đề cập tới "3 cái 8 tiếng".

Theo đó, ông trời đều cho mỗi người 3 cái 8 tiếng mỗi ngày, 8 tiếng đầu tiên mọi người làm việc, 8 tiếng thứ hai mọi người ngủ.

Khoảng cách giữa người với người tiềm ẩn trong 8 giờ thứ ba.

Nói cách khác, điều quyết định đỉnh cao của cuộc đời một con người không chỉ là sự chăm chỉ trong 8 tiếng đi làm mà còn nằm ở cách họ sử dụng thời gian rảnh rỗi.

Khi bạn dành thời gian rảnh rỗi vào những việc vô nghĩa, bạn chỉ có thể dậm chân tại chỗ. Phát triển thói quen kỷ luật tự giác và sử dụng thời gian rảnh rỗi đó để đầu tư vào bản thân, và bạn có thể liên tục nâng cao giới hạn trên của mình, tăng thêm giá trị cũng như trao quyền cho chính mình.

Đừng bao giờ đánh giá thấp những tiến bộ nho nhỏ, hãy thực hiện từng bước nhỏ mỗi ngày, khi được nối lại với nhau, đó sẽ là một cuộc đời tỏa sáng.

5 câu chuyện các giao sư tại đại học Havard rất thích kể cho các sinh viên của mình: nó đã thay đổi cuộc đời của nhiều người, và biết đâu, cũng có thể thay đổi cuộc đời của bạn - Ảnh 1.
 

02

Câu chuyện về nhà lịch sử tự nhiên

Các giáo sư Harvard rất thích kể câu chuyện này cho sinh viên năm nhất.

Merimee sinh ra ở California, cha anh muốn anh trở thành linh mục khi anh lớn lên, vì vậy đã gửi anh vào chủng viện khi anh lên sáu tuổi. Sau này, khi chiến tranh nổ ra, Mérimée gia nhập quân đội, sau khi xuất ngũ vì bệnh tật, anh lại yêu thích khí tượng học.

Anh thường xuyên ngước nhìn lên bầu trời và muốn tự học để trở thành một nhà khí tượng học.

Sau đó, Mérimée tìm được một công việc ở ngân hàng và muốn trở thành một chuyên gia tài chính. Nhưng chẳng bao lâu sau, anh lại yêu thích âm nhạc, hàng ngày đều chơi violin và muốn trở thành một nhạc sĩ. Kết quả là sau nhiều năm bận rộn làm việc, Merimee vẫn chưa tìm thấy được con đường của mình.

Một ngày nọ, khi đang đi dạo trong vườn bách thảo, Mérimée gặp nhà tư tưởng nổi tiếng Emerson.

Emerson sau khi nghe xong câu chuyện của Merimee đã nói với anh rằng: Thà làm tốt một việc còn hơn làm vô số việc nhưng chỉ ở mức tàm tạm. 

Nghe xong, Merimee bỗng giật mình "tỉnh ngộ".

Sau đó, Mérimée tập trung vào lịch sử tự nhiên và mong muốn đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực này.

Để đạt được mục tiêu này, anh đã dành 11 năm nghiên cứu thực vật học một cách có hệ thống và viết ra một cuốn sách bách khoa về thực vật tại Mỹ.

Ở tuổi 35, Mérimée trở thành quản lý của Vườn thú Mỹ và dành thêm 15 năm nghiên cứu về động vật học.

Anh tập trung nỗ lực vào một mục tiêu duy nhất, sau nhiều thập kỷ, anh cuối cùng cũng đã trở thành một nhà tự nhiên học nổi tiếng.

Cảm ngộ

Lương Khải Siêu, nhà tư tưởng người Trung Quốc, từng nói: "Cuộc sống là có hạn, kiến thức là vô hạn. Tài năng đến từ chuyên môn, hủy diệt đến từ hỗn tạp."

Làm tốt một việc vốn là chuyện hiếm rồi. Khi sức lực bị phân tán, bạn sẽ không đạt được thành tựu gì.

Thế giới không thiếu những bông hoa rực rỡ, những bất kể làm gì, nay đây mai đó, sau cùng, bạn sẽ chẳng đạt được gì. Bạn không thể vừa muốn ăn cá vừa muốn có được gấu, trên đời không có cái gọi là thập toàn thập mỹ.

Chỉ bằng cách tập trung thời gian, sức lực vào một mục tiêu nhất định, bạn mới có thể đạt được những đột phá, tạo ra thành tích.

Hãy học nhắm chuẩn phương hướng, không ngừng làm việc chăm chỉ, đào sâu vào một lĩnh vực.

Khi bạn duy trì đủ sự tập trung và không ngừng đào sâu, một ngày nào đó, bạn sẽ vươn lên một cách mạnh mẽ.

5 câu chuyện các giao sư tại đại học Havard rất thích kể cho các sinh viên của mình: nó đã thay đổi cuộc đời của nhiều người, và biết đâu, cũng có thể thay đổi cuộc đời của bạn - Ảnh 2.
 

03

Kiến trúc sư Othmar Ammann

Tại Viện nghiên cứu Kiến trúc Sau của Đại học Harvard, câu chuyện về kiến trúc sư Ammann được lưu truyền.

Ammann làm việc cho Cảng vụ New York trong phần lớn cuộc đời của mình cho đến khi đến tuổi nghỉ hưu. Nhưng sau khi nghỉ hưu, ông vẫn không từ bỏ việc theo đuổi ước mơ của mình. Ông nảy ra ý tưởng thành lập một công ty kiến trúc và đặt văn phòng của mình trên khắp thế giới!

Biết được điều này, hầu hết bạn bè đều khuyên ông: "Bao nhiêu tuổi rồi? Thôi an phận đi thôi."

Vào thời điểm đó, không ai tin Ammann có thể thành công. Không lay chuyển trước sự nghi ngờ của người khác, Anmannn kiên định với ý tưởng của mình, nhanh chóng thành lập công ty.

Trong 30 năm sau đó, Amman không ngừng sáng tạo, không ngừng thiết kế, tạo ra hết kỳ tích này đến kỳ tích khác trong lịch sử kiến trúc. Ví dụ: Sân bay Dulles của Washington, Sân bay Addis Ababa, khu phức hợp tòa nhà trung tâm thành phố Pittsburgh... Những tòa nhà cổ điển này đã được sử dụng làm kế hoạch giảng dạy về kiến trúc kỹ thuật của trường đại học.

Khi Ammann 86 tuổi, cầu Verrazzano Narrows ở New York được hoàn thành thành công và trở thành cây cầu treo cao tốc dài nhất thế giới. Công trình này đã khiến Ammann nổi tiếng khắp thế giới và đưa ông trở thành một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất thế kỷ 20.

Cảm ngộ:

Trên thực tế, chúng ta luôn cảm thấy thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ, rất nhiều việc còn chưa kịp làm. Chúng ta vì vậy thường than thở và cảm thấy mọi thứ là quá muộn. Nhưng thực ra, cuộc đời, không có cái gọi là quá muộn. Cũng giống như kiến trúc sư Ammann trong câu chuyện, sau khi nghỉ hưu, ông vẫn có thể đạt được những thành tựu chói sáng nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ.

Có một câu nói trong thư viện Đại học Harvard: "Khi bạn nghĩ rằng mọi thứ đã quá muộn, đó vừa hay mới chính là thời điểm sớm nhất!"

Cuộc đời rất dài, đừng hoảng sợ. Trong múi giờ của riêng mình, hãy giữ đôi chân của mình trên mặt đất và từng bước tiến về phía trước, rồi bạn sẽ tới được nơi mình cần đến.

Hãy nhớ rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một điều gì đó. Chỉ cần bạn làm việc chăm chỉ, kết cục tồi tệ nhất là chẳng qua cũng chỉ là "nở muộn" hơn người khác một chút thôi.

5 câu chuyện các giao sư tại đại học Havard rất thích kể cho các sinh viên của mình: nó đã thay đổi cuộc đời của nhiều người, và biết đâu, cũng có thể thay đổi cuộc đời của bạn - Ảnh 3.
 

04

Hai người trẻ

Albert, giáo sư tâm lý học tại Harvard, kể câu chuyện về hai thanh niên ở một ngôi làng miền núi.

Hai người, một người tên Paul và người kia tên Tom, cùng một lúc nhận được một công việc: Vận chuyển nước từ sông ở các làng khác đến bể chứa nước ở quảng trường làng. Lúc đầu, cả hai đều làm theo một quy trình: xách xô - múc nước từ sông - đưa vào bể nước. Sau đó, dân làng trả một xu cho một xô nước, gánh càng nhiều thì kiếm được càng nhiều.

Tom hài lòng với công việc này, kế hoạch tương lai của anh là đi lấy nước mỗi ngày, gom tiền, tiết kiệm tiền và mua nhà. Nhưng Paul lại không nghĩ như vậy, anh tự nhủ nếu cứ như vậy thì sẽ chỉ kiếm được bao nhiêu?

Paul đề nghị đào đường ống dẫn nước trực tiếp về làng. Tom nghĩ đây là một ý tưởng tồi, anh tận hưởng những ngày tháng gánh nước và nhận tiền mỗi ngày.

Tiếp theo, Paul chia thời gian của mình thành hai phần, một phần để gánh nước và một phần để đào ống. Cũng chính vì vậy, Paul kiếm được ít tiền hơn, còn Tom thì cười nhạo anh mỗi ngày. Tuy nhiên, khi đường ống hoàn thành và dẫn nước về làng, Tom chết lặng vì lúc này anh hoàn toàn thất nghiệp và cũng không có ai cần anh gánh nước.

Về phần Paul, anh đã kiếm được rất nhiều tiền từ đường ống này.

Cảm ngộ:

Có một cuốn sách nói rằng người giàu nghĩ về năm sắp tới và người nghèo nghĩ về cái trước mắt. Những người thiển cận và chỉ tập trung vào những gì trước mắt sẽ bị giam cầm trong một thế giới nhỏ bé. Cũng giống như Tom trong câu chuyện, anh tham lam cuộc sống ổn định bằng nghề gánh nước và thu tiền, không chịu thay đổi, cuối cùng lại bị thất nghiệp trong chính ngành nghề mà anh luôn nỗ lực.

Trình độ nhận thức của một người là một yếu tố quyết định đẳng cấp của người đó. Học cách cải thiện tầm nhìn của bạn, xem xét các vấn đề ở một cấp độ cao hơn, và bạn sẽ không bị cản trở bởi những lợi ích và mất mát ở thời điểm trước mắt.

Chỉ bằng cách nhảy ra khỏi những giới hạn trước mắt và biết cách lập kế hoạch dài hạn, bạn mới có thể đạt được những phản công tốt hơn trong cuộc sống.

5 câu chuyện các giao sư tại đại học Havard rất thích kể cho các sinh viên của mình: nó đã thay đổi cuộc đời của nhiều người, và biết đâu, cũng có thể thay đổi cuộc đời của bạn - Ảnh 4.
 

05

Câu chuyện về ba người ăn xin

Có một câu chuyện như vậy trong cuốn "Những lời răn trên tường của sách Harvard":

Vào một đêm mùa đông lạnh giá, có ba người ăn xin chen chúc trong một góc khu phố Washington. Họ đã không có nhiều thứ để ăn trong nhiều ngày.

Người ăn xin thứ nhất kiêu hãnh nói: "Để tôi kể cho bạn nghe, tôi bắt đầu với 100.000 USD, tham gia thị trường chứng khoán và sở hữu khối tài sản hàng chục triệu USD trong những ngày tháng huy hoàng của mình. Nếu không phải vì khủng hoảng tài chính và thị trường chứng khoán lao dốc, tài sản ròng của tôi có lẽ đã hơn 100 triệu USD rồi..."

Người ăn xin thứ hai liền ngắt lời anh ta và nói: "Được rồi được rồi, đừng khoe khoang vinh quang năm đó nữa, nhìn bộ dạng bây giờ của anh đi, đến lúc tỉnh lại rồi đấy. Tôi nghĩ chúng ta nên nghĩ về tương lai. Kế hoạch cho tương lai của tôi là thế này. Trước tiên hãy..."

Người ăn xin thứ ba nghe vậy cũng không nói gì mà lặng lẽ rời đi một mình đi tìm thức ăn. Bởi vì anh biết nếu không tìm được thứ gì để ăn thì qua đêm đó anh sẽ khó sống sót.

Ngày hôm sau, khi người ăn xin thứ ba đi tìm thức ăn về thì phát hiện hai người ăn xin kia đã chết đói.

Cảm ngộ:

Ba người ăn xin trong câu chuyện thực chất là đại diện cho kết cục của ba kiểu người trong cuộc sống:

Một kiểu người sống trong quá khứ, một loại người sống ở ngày mai và một loại người sống trong hiện tại.

Những người sống trong quá khứ và ngày mai chứa đầy những hối tiếc và mơ mộng, sau cùng, nó sẽ kéo họ xuống và khiến cuộc sống hiện tại của họ trở thành một mớ hỗn độn.

Chỉ những người sống nghiêm túc cho ngày hôm nay mới có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thích ứng với sự việc khi chúng đến, duy trì một thái độ sống tích cực, cầm lên được buông xuống được, đừng đắm chìm trong quá khứ hay lo lắng về tương lai.

Sống cho hiện tại, cho cái trước mắt, khi bạn thực hiện mọi việc trước mắt một cách nghiêm túc, tương lai mà bạn mong muốn cuối cùng cũng sẽ tìm tới và gặp bạn theo một cách bất ngờ.

***

Trên huy hiệu của Đại học Harvard có dòng chữ tiếng Anh: Veritas.

Nó có nghĩa là "chân lý", triết lý giáo dục cao nhất của Harvard là làm bạn với chân lý và không ngừng hoàn thiện bản thân.

Trong hàng trăm năm, Harvard giống như một ngọn hải đăng, luôn dẫn dắt mọi người tiến về phía trước bằng triết lý giáo dục sâu sắc và nhất quán xuyên suốt của mình.

Học cách tập trung, cải thiện tư duy và trau dồi tinh thần, mong rằng 5 câu chuyện trên có thể giúp bạn thắp sáng cuộc sống của mình.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 26/04/2024