20.11 đọc lại ‘Nghề thầy’ của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy

Tiểu Vũ19/11/2020 12:00
20.11 đọc lại ‘Nghề thầy’ của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy

Một em bé mới vào trường, khác nào một tờ giấy trắng, trên đó tổ tiên và nhất là cha mẹ đã viết vào một phần thượng tầng, khoảng nhì thì anh em bạn bè vẽ vào. Còn một phần nữa, ai viết vào đấy? Phần ông thầy đấy chăng? Ông viết vào là phải, nhưng hãy khoan...

12_nha1429-1_resize.jpg
Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy - Ảnh: Tư liệu
 

Nghề thầy của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy được xuất bản lần đầu vào năm 1944. Đây là cuốn sách mỏng, viết dưới dạng chia sẻ tâm sự và kể những chuyện về nghề giáo ở thế kỷ trước. Tuy vậy, cho đến nay những vấn đề mà ông đặt ra, bàn luận vẫn chưa hề cũ, thậm chí vẫn còn nóng hổi. Nếu thay thế những từ ngữ cổ kính mang dấu ấn của thời đại đã qua bằng từ ngữ hiện đại, ta sẽ thấy cuốn sách Nghề thầy được viết cho chính những nhà giáo của thời đại ngày nay.

Bằng một tầm nhìn rộng và xa về giáo dục, từ 80 năm trước nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy đã xác định rõ mục đích của giáo dục là phải “đem lũ trẻ con người ta trao cho, mà rèn giũa sao cho nên người, nên người có hiếu, sau này gây được gia đình bền chặt, người dân tốt giúp được nước, người có tâm với thiên hạ, làm người biết đạo người, sống hợp với lẽ trời đất”. Từ đó ông cho rằng nếu coi việc đi học chỉ là “để học đọc, học viết, học tính, để thi đỗ, để rồi đi làm, thì đủ thứ sung sướng” là “sai lạc cả mục đích giáo dục”.

Trong bối cảnh hiện nay, khi các cuộc tranh cãi về triết lý giáo dục, những sai sót trong sách giáo khoa, chính sách cùng những vấn đề nhức nhói của ngành giáo dục với vô vàn ý kiến trái chiều trên báo chí, trên phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta mới thấy những quan niệm về giáo dục của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy có ý nghĩa như thế nào. Theo ông, giáo là phải hướng về con người, và làm cho xã hội hiện tại tốt đẹp hơn, từng bước xây dựng nên xã hội tương lai. Nói khác đi, giáo dục là tạo ra con người có khả năng kiến tạo xã hội tốt đẹp hơn.

Trên cơ sở đó, ông đã nhìn nhận rất rõ về vai trò và sự cần thiết của mối quan hệ hai chiều giữa gia đình và nhà trường, giữa cha mẹ và giáo viên trong việc giáo dục học sinh. Ông đã dành một dung lượng đáng kể trong sách để phân tích nội dung này.

unnamed-1-.jpg

‘Nghề thầy’ là cuốn sách nhỏ của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy. Dưới góc nhìn của ông, người thầy không chỉ đơn thuần là người dạy học mà là nhà khai sáng, nhà hoạt động xã hội. Nghề thầy được NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam tái bản tháng 11.2020

Theo ông, giáo dục phải bắt đầu từ gia đình, ngay từ khi đứa trẻ còn là bào thai bằng việc thực hiện phép thai giáo. Ông khuyên các bà mẹ khi mang thai nên hướng thiện, biết cân nhắc lời ăn tiếng nói để con có được nhân cách tốt. Khi trẻ đến tuổi đi học thì sự liên lạc mật thiết, mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau và cùng hợp tác vì sự tiến bộ của trẻ giữa gia đình và nhà trường, giữa cha mẹ và giáo viên trở nên rất quan trọng. Ngày nay, trong bối cảnh sự va chạm thậm chí là “đối đầu” giữa phụ huynh với giáo viên, nhà trường đang trở thành một vấn đề lớn của giáo dục trường học ở nước ta, những lời trên hiển nhiên bao hàm nhiều ý nghĩa cho cả hai bên.

Nhà văn hoá Hoàng Đạo Thúy cũng nhấn mạnh mục tiêu giáo dục toàn diện thì nhà giáo phải để tâm đến “Đức, Chí, Thể, Trí, Công”. Đặc biệt, trong khi tiến hành giáo dục toàn diện ông đặc biệt chú trọng tiêu chí “Chí”. Người ta đã quá coi trọng việc trẻ có thông minh hay không thông minh, có học giỏi hay không học giỏi mà quên mất phải rèn luyện cho trẻ có “chí”. Rất nhiều gia đình, nhà trường đã thất bại trong việc nuôi dạy trẻ thành người tử tế, rất nhiều cá nhân dù sinh ra khỏe mạnh, có tài năng nhưng trong suốt cuộc đời mình đã “sống mòn” thậm chí là gây hại cho quốc gia-xã hội, gia đình chỉ vì không có “Chí”. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, các nhà giáo dục ít nói rèn “chí” cho thanh niên mà diễn đạt nó bằng các từ như “rèn luyện nghị lực”, “giáo dục năng lực vượt khó”, “giáo dục năng lực kiểm soát bản thân”…

Cuốn sách Nghề thầy cũng đưa ra nhiều phương pháp, kinh nghiệm giáo dục giàu tính thực tiễn. Giáo dục với người thầy cũng là công việc cụ thể, chi tiết, hàng ngày hàng giờ với những việc tưởng chừng như rất nhỏ nhặt như tắm cho trẻ, dọn vệ sinh trường lớp, giao thiệp với phụ huynh, quan chức ở địa phương, chấm bài, sửa bài, hướng dẫn học sinh làm thủ công… nhưng đó là những việc vô cùng quan trọng.

Sách của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy cũng dành nhiều chương phân tích về sứ mệnh của người thầy và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể những việc cần làm để hoàn thành sứ mệnh ấy. Ông viết: “Chúng ta mà muốn, thì chúng ta có thể đổi hẳn tương lai nòi giống. Chỉ mười năm, phải, mỗi người chỉ tận tụy mười năm, là một thế hệ thanh niên sẽ đổi khác. Huống hồ đời giáo dục của chúng ta ba mươi năm, hay hơn nữa. Đó không phải là mơ mộng. Sự thực ai cũng làm được, mà ai cũng phải làm mới được”.

Để hoàn thành sứ mệnh cao đẹp đó, theo nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy, người thầy phải có niềm tin, niềm tin đó sẽ được hình thành khi “người thầy đủ lòng yêu trẻ..."

Một em bé mới vào trường, khác nào một tờ giấy trắng, trên đó tổ tiên và nhất là cha mẹ đã viết vào một phần thượng tầng, khoảng nhì thì anh em bạn bè vẽ vào. Còn một phần nữa, ai viết vào đấy? Phần ông thầy đấy chăng? Ông viết vào là phải, nhưng hãy khoan, ông giúp cho trò tự viết vào là hơn, nét sẽ rành rọt, toàn cảnh sẽ tươi tỉnh hơn, mà tờ giấy rồi dùng được. Ông mà viết lấy thì trò đành phải chịu, nhưng rồi nó sẽ chỉ chực quên đi, rồi ra giả dối suốt đời.

Nên làm thế này:

Tìm xem đứa bé có những mầm gì, mầm xấu và mầm tốt. Mầm xấu thì làm bạc tước nó đi đã đành, nhưng cách ấy chưa tốt bằng bồi bổ mầm tốt, giúp cho trẻ nó bồi bổ lấy. Vì vẫn thế, giúp cho làm lấy hơn là làm hộ.

Ví dụ một cậu bé không may có thói hay nói dối. Nếu thầy bắt được nó nói dối, mà trước mặt mọi người nói sõng ra, thế là cậu bé thành danh nói dối. Cậu bé khốn nạn, chỉ chót dại có một lần, nay thành ra anh nói dối chính hiệu. Một hôm cố nói thật, tưởng người ta sẽ khen, chả hóa lại gặp ngay một nhát búa tai hại: “Bộ cái thằng ấy mà lại nói thật, tin làm sao được nó”. Thế thì còn gan nào mà nói thật nữa.

Nhưng, nếu thầy thấy người nói dối, thầy để tâm rình mò, không rình để bắt được nó nói dối, vì buộc lắm thì nó cũng sổ được ra, nhưng rình mãi, rình cho được một hôm nó nói thật để tóm ngay lấy, rồi bảo rằng: “Người ta cứ bảo con nói dối, con chả nói thật là gì?”. Thế có phải là nó hả hê, nó thích rằng đã có người biết cho nó. Rồi từ đấy nó sẽ nói thật mãi. Rồi thầy bồi bổ cái mầm thật thà non nớt ấy, có phải là cái mầm gian man bạc tước mãi đi không.

Tất cả các thói xấu đều có thể chữa như thế.

 Trích: Nghề thầy - Hoàng Đạo Thúy


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
4

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.
5

Tài chính cho mọi người - Bạn đang làm chủ tiền bạc, hay tiền bạc đang dẫn dắt bạn?

Nhiều người tin rằng thẻ tín dụng là biểu tượng của tự do tài chính. Nhưng thực tế, nó không làm bạn giàu lên. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy như mình đang giàu hơn hiện tại.

Tâm huyết trao đời - Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký viết lên bảng bằng cách nào?

Thầy Nguyễn Ngọc Ký bị liệt hai tay nên khi mới đứng lớp, ông luôn trăn trở làm sao để viết được lên bảng. Nếu không tìm ra cách viết bảng, ông cảm thấy có lỗi với học sinh.

Những cuốn sách hay nhất dành tặng thầy cô giáo

Sách là một món quà vô cùng ý nghĩa để dành tặng các thầy cô nhân ngày 20/11 – Ngày nhà giáo Việt Nam. Hãy cùng xem những gợi ý mà First News mang tới cho bạn về những cuốn sách dành tặng “người lái đò thầm lặng” này nhé:

Tâm huyết trao đời - Tiết lên lớp đầu tiên của thầy Nguyễn Ngọc Ký

Buổi đứng lớp đầu tiên, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị "cháy giáo án", nhưng nó giúp ông xác lập niềm tin rằng mình hoàn toàn có thể dạy tốt nếu khắc chế được nhược điểm.

Nhân số học- Những con số thay đổi phận người

Nhắc đến những con số, người ta nghĩ ngay đến triết gia, nhà toán học vĩ đại Pythagoras, cha đẻ của “Học thuyết Pythagoras”, “Trường phái Pythagoras”.

'Đi trốn' - tiểu thuyết hiếm hoi về con em cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau 1954

Bình Ca vừa trình làng tác phẩm "Đi trốn". Đây là cuốn tiểu thuyết hiếm hoi có nhân vật là con em các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Geneve 1954.

Niềm tin thông minh - Bí quyết biến người quản lý thành nhà lãnh đạo tài năng

Kinh doanh phải dựa vào niềm tin. Nhưng đâu là nơi đáng tin cậy để trao niềm tin? Cuốn sách “Niềm tin thông minh” sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng.

Tâm huyết trao đời - Niềm vui được dạy học của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

Sau trắc trở, anh sinh viên Nguyễn Ngọc Ký đã chính thức trở thành thầy giáo.

Tâm huyết trao đời - 'Khó lắm, anh dạy học thế nào được'

Dù từng là học sinh giỏi toàn quốc, học Đại học Tổng hợp, Nguyễn Ngọc Ký vẫn bị từ chối khi xin việc. Người ta viện lý do ông không thể cầm phấn viết lên bảng.

Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi

Kỹ năng - Lê Tỉnh - 21/07/2025 12:00
Zalo và Facebook là 2 nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng biết mình có thể bị hack tài khoản để theo dõi.

Người đàn ông cưới AI làm "vợ hai", cuộc hôn nhân viên mãn suốt 5 năm nhưng bối rối khi cô ấy đề nghị sinh con

Thư giãn - Nguyễn Phượng - 21/07/2025 11:00
Mỗi ngày, cặp đôi cùng nhau nấu ăn, xem phim và đi dã ngoại lãng mạn. Thực tế, Travis luôn mang Lily Rose theo bên mình mọi lúc mọi nơi – chủ yếu là vì cô ấy sống trong túi anh, với tư cách là người vợ AI.

Người đàn ông bại não trở thành thạc sĩ Đại học Harvard

Truyền cảm hứng - Hoàng Hà - 21/07/2025 10:00
Ding mắc bệnh bại não, không được cha yêu thương và bị bạn học bắt nạt tuy nhiên tình yêu của mẹ giúp anh trở thành thạc sĩ luật của Đại học Havard.

Phóng sự về trẻ em gây chấn động thế giới: Cha mẹ kiểu này là kẻ hại con lớn nhất!

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 21/07/2025 09:00
Cuộc đời con chỉ có một lần, hãy cho con dũng khí để yêu đời.

Đại địa chấn kinh tế kỳ 1: Đại dịch Covid-19 cuộc khủng hoảng nghiêm trọng toàn cầu

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/07/2025 08:00
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ tính riêng trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, cả thế giới có 1,8 triệu người thiệt mạng và khoảng 80 triệu người bị nhiễm bệnh. Đại dịch này đã ảnh hưởng đến mọi lục địa trên Trái đất, kể cả châu Nam Cực.

Mỹ nhân luyện kiếm từ 6 tuổi, được mệnh danh 'nữ thần võ thuật' Trung Quốc

Phong cách sống - Sơn Tùng - VTC - 20/07/2025 13:00
Với khả năng sử dụng 26 loại binh khí khác nhau, cô gái Trương Hàm Lượng được cư dân mạng Trung Quốc gọi với biệt danh "nữ thần kungfu”.

Phối vest đúng cách - Vũ khí bí mật giúp đàn ông ghi điểm mọi lúc mọi nơi

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 20/07/2025 12:00
Phối vest sao cho vừa chỉn chu vừa không bị cứng nhắc lại là một nghệ thuật.

3 truyền nhân của Ngũ Tuyệt tông sư: Mai Siêu Phong, Khưu Xứ Cơ và Âu Dương Khắc so tài, ai mạnh hơn?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/07/2025 11:00
Ba cao thủ Mai Siêu Phong, Khưu Xứ Cơ và Âu Dương Khắc cùng giao chiến thì ai sẽ là người chiến thắng cuối cùng?

3 kiểu người mẹ dễ khiến con dễ "trở mặt thành thù" nhất

Suy ngẫm - Thiên An - CFB - 20/07/2025 10:00
Hy vọng bạn không phải kiểu nào trong số đó.

Xem Sex Education, tôi bật khóc vì 1 phút im lặng mà con gồng mình làm "người tốt" suốt 6 năm

Điện ảnh - Thanh Hương - 20/07/2025 09:00
Chính sự im lặng của tôi đã khiến con bắt đầu thay đổi.

'Đại địa chấn kinh tế' - 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc

Từ sách - Phim - Hồ Lam - TTO - 20/07/2025 08:00
'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Tôi từng nghĩ mình tiêu dùng khôn ngoan cho đến khi chứng kiến 10 thói quen "ngược đời" của giới trẻ

Kỹ năng - Phương Trần - 19/07/2025 13:00
Không chạy theo giảm giá, không nâng cấp đồ điện tử, không sắm mới chỉ vì… hết hứng – thế hệ trẻ hiện nay đang âm thầm sống khác, tiêu khác. Họ tiết kiệm được hàng chục triệu mỗi năm nhờ những lựa chọn "ngược dòng" so với tư duy của người đi trước.

Xem "Sex Education", tôi quyết định xóa tình bạn 5 năm ra khỏi cuộc đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 19/07/2025 12:00
Một câu nói đã khiến tôi dừng lại và suy nghĩ về cách tôi nhìn nhận tình bạn, cũng như tầm quan trọng của việc yêu thương và tôn trọng bản thân.

Chẳng phải tự sáng tạo, hóa ra Chu Bá Thông học lỏm tuyệt kỹ Song thủ hỗ bác từ thời Thiên Long Bát Bộ

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 19/07/2025 11:00
Tuyệt kỹ Song thủ hỗ bác nổi tiếng của Chu Bá Thông đã từng được một cao thủ thời Thiên Long Bát Bộ sử dụng.

Cảnh báo từ Đại học Oxford: Nhiều cha mẹ vẫn thờ ơ khi trẻ em đang đối diện với "kỷ nguyên não mục"

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 19/07/2025 10:00
Chúng ta chưa bao giờ cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này đến thế.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 21/07/2025