Công chiếu năm 1939, thu về 402 triệu USD lợi nhuận - con số khiêm tốn khiến ‘Cuốn theo chiều gió’ chỉ đứng vị trí thứ 285 riêng trên bảng xếp hạng doanh thu tiền mặc. Thế nhưng, chúng ta chưa xét đến vai trò quan trọng của sự lạm phát tiền tệ ngày nay.
Tác phẩm điện ảnh lịch sử lãng mạn, lấy bối cảnh giữa và sau cuộc nội chiến Mỹ, bán ra 215 triệu vé tại hệ thống rạp Hoa Kỳ, một kỉ lục chưa từng có trước đó trong thể loại phim đặc thù này, theo thống kê của IMDb (ngân hàng Dữ liệu Phim trực tuyến). Tổng lượng doanh thu bộ phim được đẩy mạnh nhờ 7 đợt phát hành quốc tế từ năm 1939 đến 1974.
Đám đông khán giả vây kín quảng trường Thời Đại, New York trong buổi công chiếu ‘Cuốn Theo Chiều Gió’, ngày 31.12.1939. (Ảnh: AFP)
Nếu ra mắt vào thời điểm hiện tại, ‘Cuốn theo chiều gió’ có thể đạt tổng cộng 1,958 tỉ USD doanh thu phòng vé, riêng ở thị trường Bắc Mỹ (số liệu tham khảo từ Hội đoàn Chủ quản Sân khấu Quốc gia Hoa Kỳ - National Association of Theatre Owners).
Tính trên phạm vi toàn cầu, cân nhắc cả yếu tố lạm phát, bộ phim kinh điển có thể vươn đến ‘cột mốc’ lợi nhuận ngoạn mục 3,44 tỉ USD, theo tính toán của tổ chức Kỉ lục Guinness Thế giới.
So sánh với khoảng thu 2,7902 tỉ USD của ‘Avengers: Endgame’, vốn sau ngày 21.7 năm nay đã ‘đánh bại’ kỉ lục cũ của ‘Avatar’ là 2,7897 tỉ USD, ‘Cuốn Theo Chiều Gió’ vẫn giữ cách biệt ấn tượng.
Clark Gable (Rhett Butler) và Vivien Leigh (Scarlett O’Hara) trong ‘Cuốn theo chiều gió’
Đối với một số khán giả, tuy nhiên, dự án để đời của đạo diễn Victor Fleming -- có độ dài trình chiếu 3 tiếng 58 phút -- không dễ dàng tìm thấy thành công.
Khai thác cốt truyện dựa trên cuốn tiểu thuyết bất hủ cùng tên chấp bút bởi Margaret Mitchell, một số sử gia điện ảnh nhìn nhận bộ phim như một trong những tác phẩm tham vọng và ghi dấu nhất khi nỗ lực đề cao phong trào cải tổ ý niệm tự do nhân quyền ở miền nam Hoa Kỳ.
Ngay sau khi nội chiến Mỹ kết thúc năm 1865, từng xuất hiện một làn sóng văn hóa xã hội rộng khắp Hoa Kỳ, kêu gọi ‘tích cực hóa’ góc nhìn về những vùng đất sử dụng nô lệ da màu trước kia.
Randy Sparks, giáo sư sử học làm việc tại đại học Tulane (New Orleans, Louisiana), nhận xét: ‘Cuốn Theo Chiều Gió’ đã tái hiện câu chuyện lịch sử phức tạp ở giai đoạn ấy theo cách đậm nét và đầy ý nghĩa.
Vivien Leigh và Hattie McDaniel (Mammy)
“Trên phim, bạn quan sát nhóm người Mỹ gốc Phi làm việc cho những gia đình da trắng, và cảnh tượng trông như thể đấy đơn thuần là công việc của họ… một công việc họ lựa chọn để làm”, văn sĩ Kathrynn Stockett, tác giả cuốn sách ăn khách ‘The Help’ - xoay quanh những người giúp việc da màu tại miền nam Hoa Kỳ trong thập niên 1960, chia sẻ trong phim tài liệu ‘Old South, New South’.
Nhờ ‘Cuốn theo chiều gió’, năm 1940, Hattie McDaniel, diễn viên thủ vai người hầu trung thành của nhân vật Scarlett O’Hara, dành tượng vàng Oscar đầu tiên trao cho một nữ nghệ sĩ da màu.
Như Ý (theo AFP)