Larry Berman đã thực hiện đúng ba điều căn dặn của Phạm Xuân Ẩn: “Chỉ được xuất bản khi tôi đã chết, in đúng những gì tôi kể và gia đình tôi không liên can gì đến cuốn sách này”.
Phạm Xuân Ẩn là một trong những điệp viên hoàn hảo và có tư chất “bình đẳng giác” cao đẹp - vì ông không xem đối thủ của mình mãi mãi là những “kẻ thù không đội trời chung” mà là những “kẻ thù anh em” có thể ngồi đối ẩm trò chuyện bên nhau sau cuộc cờ tàn...
Nhân dịp kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30/4, chân dung nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn với đầy những giằng xé nội tâm, lòng khát khao yêu nước được dựng lại qua lời kể của nhà báo Nguyễn Đại Phượng.
Tôi đã biết rằng người Mỹ không bao giờ ra đi. Sau này tôi mới biết nhiều người ở Hà Nội nghĩ khác, nhưng hồi đó tôi không hay biết về suy nghĩ của họ. Tôi chỉ đưa cho họ sự phân tích chân xác của mình và sau đó mới hay tôi được trao huân chương.
“Điệp viên là người cô đơn. Tính chất hoạt động không cho phép anh ta tiết lộ thân phận, bởi làm thế thì anh ta có thể gián tiếp tiết lộ ý đồ của mình… Anh ta phải hoàn toàn kiểm soát bản thân mình cũng như đặt các bản năng và phản ứng của mình theo một nguyên tắc nghiêm ngặt.”
Niềm hy vọng được gặp lại Orange Coast mỗi năm khiến tôi ước mình có đôi cánh của loài nhạn di trú để có thể bay trở lại Orange Coast vào mỗi mùa xuân và xây tổ dưới mái của Trung tâm Tư vấn. Đây là nơi tôi đã nhận được những lời khuyên quý giá. Thay vì ‘Chào tạm biệt,’ tôi muốn nói ‘Chúc may mắn’ và hy vọng sẽ gặp lại tất cả các bạn nhiều dịp trong tương lai.”
“Phạm Xuân Ẩn là điệp viên duy nhất được chúng tôi đưa tới Mỹ,” ông Mai Chí Thọ, khi đó là Trưởng ban địch tình Xứ ủy Nam Bộ, nói. Ông Thọ và những người khác đã làm mọi cách để đảm bảo rằng Ẩn được huấn luyện đúng cách và được bảo vệ an toàn cho sứ mệnh của ông.
“Đất nước giao cho tôi sứ mệnh mới. Không có gì phải thắc mắc cả. Đấy chính là lời giải thích cho công việc mới của tôi.” Hà Nội cử hai điệp viên vào Sài Gòn để huấn luyện Ẩn những điều cơ bản của công việc tình báo, nhưng chính công việc mới thực sự giúp Ẩn hoàn thiện kỹ năng.
Từ năm 1961 tới 1975, bà Ba là giao liên duy nhất của ông Ẩn.“Mỗi tháng tôi gặp ông Ẩn ba hoặc bốn lần để nhận tài liệu,”. Ông Ẩn đã chọn bà Ba làm giao liên với niềm tin rằng chỉ có một nữ sứ giả mới bảo vệ được một người sinh nhằm cung Xử nữ trước những điều tà ác.
“Dành tặng Phạm Xuân Ẩn – người đã dạy tôi về Việt Nam và ý nghĩa đích thực của tình bằng hữu. Với bạn, người dũng cảm nhất mà tôi từng gặp, tôi vẫn còn một món nợ không bao giờ trả được. Hòa Bình – Robert Sam Anson
Phạm Xuân Ẩn, phóng viên Reuters, Time, New York Herald Tribune… và viên tướng tình báo chiến lược một cái tên chứa biết bao điều bí ẩn, không chỉ với người Việt Nam, mà đối với cả rất nhiều chính khách và báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ.
Với sự ngưỡng mộ và tình cảm đặc biệt đối với nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, tác giả cuốn sách "Điệp viên hoàn hảo" - Giáo sư Larry Berman đã dành toàn bộ tiền nhuận bút để dựng tượng người tình báo huyền thoại này. Theo dự định tượng sẽ đặt trên con đường mang tên Phạm Xuân Ẩn tại TP.HCM trong tương lai.
Phạm Xuân Ẩn đã trải qua những lo lắng tồi tệ nhất trước khi chính quyền Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ ngày 30 tháng Tư năm 1975. Nhưng cuối cùng sứ mệnh làm tình báo của ông đã hoàn thành trong thanh bình cho đến những năm cuối đời.