Thức tỉnh điều vô hình - Hành trình khám phá tâm linh

29/11/2021 08:30
Thức tỉnh điều vô hình - Hành trình khám phá tâm linh

Quyển sách này sẽ làm lung lay chính những niềm tin vững chãi nhất của chúng ta về trải nghiệm hằng ngày, và có thể nó sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn.

Là hồi ức, đồng thời là một khám phá khoa học và triết học về bản ngã, và là cẩm nang hỗ trợ cho quá trình trở thành một con người siêu việt, quyển sách này dẫn dắt ta khám phá bản chất của ý thức, lý giải cách thiền tập và cảnh báo chúng ta về những gã ‘guru râu xanh’. Quyển sách này sẽ làm lung lay chính những niềm tin vững chãi nhất của chúng ta về trải nghiệm hằng ngày, và có thể nó sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn.

Chương 1: Tâm linh

Cứ năm người Mỹ thì có một người tự mô tả bản thân mình là “ tin vào tâm linh nhưng không theo tôn giáo”. Dù tuyên bố này có vẻ làm trái ý những người có tín ngưỡng lẫn những kẻ vô thần, nhưng việc tách rời tâm linh ra khỏi tôn giáo là một điều hoàn toàn hợp lý. Cần phải khẳng định hai chân lý quan trọng đồng thời: Thế giới của chúng ta bị các học thuyết tôn giáo xẻ nát một cách trầm trọng, nhưng vẫn còn nhiều điều nữa để hiểu về hoàn cảnh con người hơn là những gì khoa học và văn hóa thế tục thừa nhận nói chung. Mục đích của quyển sách này là mang lại cho cả hai niềm tin ấy sự củng cố bằng tri thức lẫn bằng trải nghiệm. 

Đi tìm hạnh phúc

Vấn đề đi tìm hạnh phúc ở thế gian này xuất hiện ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời - và theo nhu cầu lẫn khao khát của chúng ta dường như nhân lên theo từng giờ. Nếu dành thời gian bên cạnh một đứa trẻ, bạn sẽ chứng kiến một tâm trí dao động không ngừng giữa vui và buồn. Càng lớn tuổi, tiếng cười và nước mắt của chúng ta ngày càng gượng gạo hơn, nhưng quá trình thay đổi như vậy vẫn diễn ra: Một phức hợp đảo lộn của suy nghĩ và cảm xúc liên tiếp nối chân nhau,như sóng trào đại dương.

Tìm kiếm, kiếm tìm, duy trì và bảo vệ hạnh phúc chính là công trình vĩ đại nhất mà tất cả chúng ta đều hiến mình cho, dù có chọn nghĩ về nó bằng những từ ngữ như thế hay không.

Tôn giáo, Đông và Tây

Chúng ta thường hay được khuyên nên tin rằng mọi tôn giáo đều giống nhau: Tất cả đều giảng những nguyên tắc đạo đức như nhau; tất cả đều thúc giục tín đồ của mình chiêm nghiệm về một thực tại thiêng liêng như nhau; tất cả đều khôn ngoan, giàu lòng trắc ẩn, và chân thật trọng phạm vi của riêng mình - hoặc gây chia rẽ và sai trái không kém, tùy quan điểm mỗi người.

Truyền thống tư tưởng phương Đông đưa ra một bức tranh rất khác về hiện thực. Và các giáo lý quan trọng nhất của tôn giáo phương Đông - như trong nhiều trường phái Phật giáo và trường phát Nhất Nguyên Luận - thẳng thừng vượt ra khỏi thuyết nhị nguyên. Theo quan điểm của họ, bản thân ý thức đồng nhất với chính cái hiện thực mà ai đó có thể lầm tưởng là Thượng Đế. Dù các giáo lý này đưa ra các lập luận siêu hình mà bất cứ sinh viên ngành khoa học nghiêm túc nào cũng cảm thấy khó tin, thì các lập luận ấy vẫn tập trung ở một loạt các trải nghiệm mà các học thuyết của Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Islam giáo đều ngăn cấm.

Sự tiếp xúc của phương Tây đối với tâm linh phương Đông khởi sự chí ít từ chiến dịch xâm lăng của Alexander vào Ấn Độ. Nhà chinh phạt trẻ tuổi cùng các triết gia tin yêu của mình đã nhìn thấy những nhà tu khổ hạnh trần truồng mà họ gọi là “ những nhà tu khổ hạnh trần trụi”. Người ta thường cho rằng suy nghĩ của các yogi này cực kỳ ảnh hưởng đến triết gia Pyrrho, cha đẻ của chủ nghĩa hoài nghi Hy Lạp. Dường như đây là một nhận định có căn cứ vì những lời dạy của Pyrrho có rất nhiều nét tương đồng với Phật giáo. Nhưng các cảm nghiệm suy ngẫm và phương pháp của ông chưa bao giờ trở thành một phần của bất kỳ hệ thống tư tưởng nào ở phương Tây. Việc nghiên cứu nghiêm túc về tư tưởng phương Đông của những người bên ngoài mãi đến cuối thế kỷ mười tám mới bắt đầu diễn ra.

Giác ngộ

Giác ngộ là gì, mà thường được cho là mục tiêu tối hậu của thiền? Có nhiều chi tiết bí truyền mà chúng ta có thể ngó lơ một cách yên lành - chẳng hạn như, những bất đồng trong các truyền thống tu hành về việc có thể nhận được hoặc mất đi chiến cá điều gì ở cuối con đường tâm linh. Nhiều nhận định trong số ấy đều vô lý. Chẳng hạn như, ở hầu hết các trường phái của Phật giáo, một vị Phật, dù là Đức Phật trong lịch sử, Siddhartha Gautama, hay bất cứ vị nào đã đạt đến vị quả “toàn giác” - thường được xem là một đấng “toàn giác toàn tri”. Chỉ nội ý nghĩa của từ này thôi đã mở ra đủ tranh cãi. Nhưng dù định nghĩa hẹp đến đâu đi nữa, nhận định cũng hết sức ngớ ngẩn. Nếu Đức Phật trong lịch sử là “toàn giác toàn tri” tối thiểu ngài đã có thể trở thành một nhà toán học, vật lý học, sinh học và là một thí sinh Jeopardy giỏi hơn bất cứ ai đã từng sống trên đời. Hợp lý gì khi trông đợi một vị tu khổ hạnh vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, nhờ những suy tư của mình, ngẫu nhiên trở thành thiên tài vô tiền khoáng hậu trong mọi lĩnh vực truy vấn của con người. Đương nhiên là không. Nghĩ ngược lại với quan điểm này mới đích thị là lòng mộ đạo thuần túy. 

Chương 2: Bí ẩn về ý thức

Ý thức chính là cái quyết định

Bất luận tầm quan trọng không thể chối cãi của tâm trí vô thức, ý thức mới là cái quyết định - không chỉ vì mục đích thực hành tâm linh mà ở mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Ý thức là chất liệu của bất cứ trải nghiệm nào chúng ta có thể có hoặc mong có được, vào lúc này hay trong tương lai. Nếu Chúa nói với Moses từ một bụi gai bốc cháy, thì bụi gai ấy hẳn đã là một đối tượng tri giác. Cần nói rõ ra rằng nếu một người bắt đầu chịu đựng cơn đau khó chữa hay trầm cảm, nếu người đó nghe thấy tiếng rung lên liên tục trong tai hay những hậu quả từ bị đồng nghiệp nghĩ xấu, thì các diễn tiến ấy đều thuộc về ý thức và là nội dung của ý thức, dù cho bản thân của các quá trình vô thức đã tạo ra chúng là gì đi nữa.

Chương 3: Câu đố về bản ngã

Cái ta gọi là “mình” là gì? 

Một điều mà mỗi người trong chúng ta đều biết rõ là thực tại vượt xa rất nhiều so với nhận thức của chúng ta về nó. Chẳng hạn như khi tôi ngồi xuống uống cà phê tại bàn, trọng lực đang giữ cho tôi ở nguyên nơi  này. Sự toàn vẹn của chiếc ghế tôi ngồi là kết quả của các liên kết điện giữa các nguyên tử - các thực thể mà tôi chưa từng được nhìn thấy nhưng biết chắc chắn là chún tồn tại, theo nghĩa nào đó, mà tôi có thể biết hoặc không biết.

Cà phê đang bốc hơi nóng ở một tỷ lệ có thể tính toán chính xác, và định luật nhiệt động học thứ hai quy định rằng nó đang mất đi thay vì thu lại nhiệt từ cốc đựng hay từ không khí xung quanh để duy trì sự cân bằng nhiệt. Tuy nhiên những điều này chẳng hề hiện diện trong trải nghiệm trực tiếp của tôi. Tôi có các neuron bắn tín hiệu và hình thành các liên kết mới trong não trong từng khoảnh khắc, và các sự kiện này quyết định tính chất trải nghiệm của tôi. Nhưng tôi chẳng biết gì về hoạt động điện hóa học của bộ não mình một cách trực tiếp.

Một câu hỏi ngay lập tức nảy ra: Tôi ở đâu mà lại có quan điểm về mọi thứ nghèo nàn như vậy? Và tôi là thứ gì mà cả phân bên trong lẫn phần bên ngoài đều quá khó hiểu?...Tôi có thể ở đâu bên trong hộp sọ của mình? Nếu tôi ở trong đầu mình, thì phần còn lại của tôi thì sao?

Chương 4: Thiền

Nếu chúng ta không hề thấy trải nghiệm của mình cần được cải thiện, thì chúng ta sẽ không muốn thiền, hay tham gia vào bất cứ loại hình tu tập nào khác. Nhưng ở đây tồn tại một nghịch lý lớn nhất về đời sống tâm linh, chính là cảm giác không thỏa mãn ấy khiến ta bỏ qua sự tự do nội tại của ý thức trong hiện tại. Như ta thấy, có nhiều lý do chính đáng để tìm ràng việc áp dụng thực hành như thiền có thể dẫn lối tới những thay đổi tích cực cho cuộc sống. Nhưng mục tiêu sâu xa hơn của tâm linh là thoát khỏi ảo tưởng về bản ngã - và tìm kiếm sự tự do ấy, như thể đó là một trạng thái trong tương lai có thể đạt được thông qua nỗ lực, chính là củng cố những xiềng xích cho tình cảnh nô lệ rõ ràng của chúng ra trong từng khoảnh khắc.

Lời cuối

Tâm linh vẫn còn là một cái hố lớn trong chủ nghĩa thế tục, nhân văn, lý trí, vô thần và tất cả các tâm thế tự vệ mà những con người lý tính đã chọn để đáp lại đức tin vô lý. Con người thuộc hai bên chiến tuyến này tưởng tượng rằng trịa nghiệm huyền ảo sẽ không có chỗ trong khoa học -  ngoại trừ những hành lang của bệnh viện tâm thần. Cho đến khi chúng ta có thể nói về tâm linh bằng các thuật ngữ lý trí, thì thế giới này mới hết bị phân mảnh bởi giáo điều. Quyển sách này luôn là nỗ lực của tôi để bắt đầu một cuộc đối thoại như thế. 

Review chi tiết bởi: Muse - Bookademy
Hình ảnh: Muse - Bookademy     


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025