Thay câu hỏi đổi cuộc đời - Bạn đang chia tay với bản thân nhưng như thế nào là tốt nhất?

12/10/2021 08:30
Thay câu hỏi đổi cuộc đời - Bạn đang chia tay với bản thân nhưng như thế nào là tốt nhất?

Giai đoạn chuyển tiếp không đơn giản là cây cầu đưa bạn đến với chặng đường đời quan trọng kế tiếp, mà bản thân nó chính là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời bạn.

Kết thúc một mối quan hệ yêu đương là việc cực kỳ khó khăn, vì người đó đã trở thành một trong những dấu ấn riêng của bạn, hiện diện trong rất nhiều kế hoạch và tương lai của bạn. Khi họ ra đi, bạn sẽ cảm thấy một khoảng trống rất lớn trong cuộc sống của mình.

 Hầu hết các giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc sống đều khá giống với một cuộc chia tay tồi tệ, bạn có thấy vậy?

Điểm khác nhau là thay vì chia tay một ai đó thì bạn chia tay với một giai đoạn của cuộc đời mình và với phiên bản của bạn trong khoảng thời gian đó. Bạn không chỉ để lại đằng sau một nơi chốn, mà còn để lại một phiên bản của chính mình.

Nói cách khác trong các giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời, bạn đang chia tay với bản thân mình.

Và cũng giống như thời điểm mà mối quan hệ bạn từng đặt rất nhiều kỳ vọng đã đến một kết thúc bi kịch, bạn cảm thấy bối rối khi phải bỏ lại con người cũ của mình.

Chắc chắn bạn sẽ mang theo những dấu ấn nào đó từ con người cũ, nhưng thời điểm bạn rồi bỏ biên bản phiên bản cũ của mình chính là thời điểm bạn bắt đầu hành trình vĩ đại để tìm đáp án cho câu hỏi bạn thật sự là ai.

Sự chuyển tiếp nào cũng gian nan

Chúng ta vẫn thường nói về những giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời như đó là chuyện đơn giản, thật nhẹ nhàng và thoải mái.

Tôi vừa trải qua một giai đoạn chuyển tiếp nho nhỏ.

Không có gì to tát cả, đúng không hỏi.

Không phải đâu.

Giai đoạn chuyển tiếp có thể lao đến như một cú đấm khi bạn đang mải nhìn sang giường khác.

Bạn có biết chúng ta biết đến khái niệm chuyển tiếp lần đầu tiên vào lúc nào không? Khi ta cất tiếng khóc chào đời!

Mặc dù thật may là tôi không nhớ được khoảnh khắc chào đời của mình, nhưng tôi đã có những trải nghiệm rất chân thực và riêng tư với sự chào đời của ba đứa con, và đó là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng chúng ta có thể vừa khóc, vừa nôn nao và ngất đi - cùng một lúc. Và đó chỉ mới là những cảm nhận của tôi trong vai trò của một người chồng không thật sự phải thực hiện bất kỳ công đoạn thực tế nào của quá trình sinh con.

Người ta thậm chí còn gọi giai đoạn cuối của quá trình sinh nở là giai đoạn “chuyển tiếp”, và tôi nghĩ vợ tôi sẽ nói với bạn rằng chẳng có gì là nhẹ nhàng hay thoải mái trong những giây phút đó!

Những lần chuyển tiếp quan trọng trong đời đều không đơn giản, và chúng ta phải tiếp tục trải qua những thời khắc khó khăn đó, đặc biệt là trong những tháng năm tuổi trẻ. Cho dù diễn ra một cách rõ ràng -  như tốt nghiệp đại học, kết hôn, bắt đầu một công việc mới hoặc đột ngột bị sa thải – hay kín đáo và từ từ như cách mặt trời di chuyển từ đông sang tây và chậm rãi thay đổi cảnh quan xung quanh bạn, mỗi lần chuyển tiếp đều là một thử thách. Đó thường là những khoảng thời gian khó khăn nhất, đồng thời cũng quan trọng nhất, mà bạn phải vượt qua trong đời.

Luôn có một điều gì đó đặc biệt một cách kỳ lạ xảy ra với chúng ta khi chúng ta bị tước đi những điểm tựa quen thuộc của mình.

Quá trình chuyển tiếp không hề dễ chịu. Nó cũng không hề bình thường. Trong quá trình đó, cảm giác hoàn toàn bất thường chính là một kiểu bình thường mới.

Sai lầm lớn nhất chúng ta thường mắc phải trong quá trình chuyển tiếp

Tuy nhiên, đây chính là sai lầm lớn nhất mà tôi nghĩ chúng ta thường mắc phải khi đi qua các giai đoạn chuyển tiếp: chúng ta cố gắng vượt qua chặng đường đó nhanh nhất có thể để sang đến bờ bên kia. Chúng ta cố gắng tìm kiếm và bán víu vào một kiểu bình thường mới nào đó. Nhưng đôi khi chính trong nỗi khát khao tìm kiếm sự ổn định đó, chúng ta vội vàng dừng bước khi chưa đến đích thay vì để cho quá trình chuyển tiếp đưa chúng ta đến nơi cần đến.

Những năm mới vào đời có thể cho bạn cảm giác như đó là một thời kỳ chuyển tiếp kéo dài mãi mãi. Bạn không biết mình đang đi đâu, nhưng bạn biết mình không thể ở mãi nơi này.

Vì vậy, nếu ngay lúc này bạn cảm thấy cuộc đời mình đang trong một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng thì điều đó hoàn toàn bình thường. Hãy cứ bình tĩnh, tiếp tục vững vàng và đi qua giai đoạn này một cách có chủ đích. Có lẽ giai đoạn chuyển tiếp là chặng đường chúng ta không nên chạy thật nhanh để vượt qua, mà nên chậm rãi nhìn ngắm những gì diễn ra ở đó. Cho nên đừng chỉ vượt qua giai đoạn chuyển tiếp mà hãy làm cho nó trở thành một quãng thời gian đầy ý nghĩa.

Giai đoạn chuyển tiếp không đơn giản là cây cầu đưa bạn đến với chặng đường đời quan trọng kế tiếp, mà bản thân nó chính là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời bạn.

Điều gì dẫn dắt bạn vượt qua giai đoạn chuyển tiếp? Là nỗi sợ? Hay là niềm tin?

Niềm tin lên tiếng, Lần chuyển tiếp này đang đưa tôi đến một nơi tốt hơn nhiều. Hãy tiếp tục dẫn bước.

Nỗi sợ thì nói, hãy đưa tôi trở lại chốn cũ. Đó là nơi rất tồi tệ, nhưng ít nhất tôi cũng biết rõ về nó.

Giai đoạn chuyển tiếp đang dẫn bạn đến đâu? Nó nói với bạn điều gì về tương lai mà bạn đang muốn chuyển tiếp tới? Hãy dành chút thời gian suy nghĩ ấm về điều này.

Quả thật sự chuyển tiếp có thể mang lại cảm giác như một cuộc chia tay tồi tệ nhưng chẳng phải chia tay sẽ tốt hơn là mắc kẹt trong mối quan hệ không có tương lai hay sao? 

Bài viết được trích dẫn từ cuốn sách Thay câu hỏi đổi cuộc đời của tác giả Paul Angone do First News chuyển ngữ phát hành. Nhập mã ưu đãi TRAMDOCT1021 giảm thêm 10% khi mua sách tại Tiki Trading . Và mã FN2021 giảm 15% gói VIP nghe sách nói VoizFM; hoặc thêm 5% khi mua 1 tựa sách nói tại đây. Thời hạn áp dụng mã khuyến mãi đến 15/11/2021.


Gửi bình luận
(0) Bình luận