Sức bật tinh thần - Tại sao chúng ta cần học cách thất bại?

30/07/2021 08:30
Sức bật tinh thần - Tại sao chúng ta cần học cách thất bại?

Theo Darwin, loài sống sót không nhất thiết là loài mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là loài có khả năng thích nghi cao và sẵn sàng thay đổi.

Điểm chung của tất cả những biểu hiện khác nhau của khả năng tự vực dậy là năng lực thích ứng và thay đổi hoàn cảnh. 
 
Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự thay đổi xảy ra như một điều tất yếu. Thay đổi có thể mang đến những phát triển cần thiết, nhưng đồng thời nó cũng đem lại nhiều mất mát không thể tránh được - cái giá phải trả cho mỗi lần thất bại. 

Trong lịch sử, những người thất bại thường bị đem ra chế giễu và phê bình khắc nghiệt. Chẳng hạn như tại Hy Lạp vào những năm 800 TCN, các thương nhân thất bại trong việc làm ăn bị buộc phải ngồi ở chợ và úp giỏ lên đầu. Hay ở Pháp vào thế kỷ 17, các chủ doanh nghiệp phá sản bị đưa đến trung tâm thị trấn, nơi sự thất bại của họ bị công khai.

Ngày nay, câu chuyện về những con người nổi tiếng đi lên từ thất bại như Jack Ma, Ariana Huffington hay Walt Disney... đã cho chúng ta một cái nhìn tích cực hơn về thất bại. Tuy nhiên, nỗi sợ thất bại, sợ bị chê cười vẫn còn tồn tại như một như một cơ chế phòng về được tích tụ qua nhiều thời đại. Nỗi sợ thất bại thậm chí còn có thuật ngữ riêng là “atychiphobia” - nỗi sợ thất bại phi lý và kéo dài khiến chúng ta ngày càng sợ hãi thực tại.

Vậy bản chất của thất bại là gì? Làm sao để chúng ta có thể đối mặt và vượt qua thất bại từ không suy nghĩ lẫn thực tế?

Suy nghĩ của chúng ta mới là điều kìm hãm chúng ta, và lúc này, sức bật tinh thần sẽ giúp chúng ta tự phác họa nên thực tại của mình. 

Trong cuộc sống và trong công việc, con người chúng ta phải đối mặt với những nỗi đau không thể tránh khỏi. Cơ chế phòng thủ có thể giúp chúng ta tránh được những cảm xúc quá sức chịu đựng, nhưng chúng cũng ngăn ta đối mặt với những thực tế quan trọng và cần thiết. Có thể chúng ta quá sợ bị từ chối đến mức không nhận ra mình đang khao khát một điều gì đó, chẳng hạn như tình bạn, sự thăng chức, cơ hội được vào nhóm quản lý cấp cao. Sự lặp đi lặp lại một mẫu hành vi có thể cản trở sự nghiệp của chúng ta thăng hoa.

Vì thế, là một nhà tâm lý học kinh doanh, tiến sĩ Susan Kahn cho rằng việc trù tính cho thất bại cũng quan trọng như việc lên kế hoạch để thành công. Và tác phẩm “Sức bật tinh thần” của bà chính là cuốn cẩm nang đầy đủ và hữu ích giúp chúng ta có sự chuẩn bị đó.

Liệu bạn có phải là một người có sức bật tinh thần không? Khi gặp phải thất bại, bạn sẽ nản chí bỏ cuộc hay tìm cách nhận ra bài học và quay trở lại đường đua?

Sức bật tinh thần” của Susan trước hết là một cuốn cẩm nang giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính mình cũng như bản chất của thất bại. Theo Susan, sức bật tinh thần không phải là một khả năng bẩm sinh hay một đặc điểm tính cách đơn thuần. Ai cũng có sức bật tinh thần và có thể xây dựng sức bật tinh thần, việc bạn cần làm chính là tìm ra những động lực ẩn khơi gợi sức bật tinh thần bên trong bạn, và học cách rèn luyện khả năng này. 

Không ai có thể tránh những thử thách, nỗi đau và khó khăn trong cuộc sống lẫn công việc. Chúng ta đều có thể phát triển sức bật tinh thần và năng lực đương đầu với khó khăn, mất mát và sự thay đổi. - Susan viết.

Sức bật trong mỗi người thuộc về khía cạnh tinh thần - vốn mơ hồ và khó nắm bắt, tuy nhiên với sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực như thần kinh học, phân tâm học và tâm lý học, Susan cho thấy bà có khả năng đưa ra những hướng dẫn, lời khuyên và bài tập rất cụ thể.

Học cách thất bại nhanh

Trong bối cảnh của thời đại mới, thuật ngữ “thất bại nhanh” đã trở thành mô-típ của tinh thần tiến bộ và phát kiến thông qua việc chấp nhận rủi ro, học hỏi từ thất bại và nhanh chóng đưa ra phương án tiếp theo. 

Khái niệm hệ thống thất bại nhanh xuất phát từ linh vực thiết kế hệ thống vận hành chương trình. Công nghệ này sẽ lập tức báo cáo khi phát hiện vấn đề có thể gây ra sự cố và dừng hoạt động thay vì tiếp tục chạy một chương trình lỗi. Ngày nay, các doanh nghiệp sử dụng thuật ngữ “thất bại nhanh” để khuyến khích hành động táo bạo nhằm xác định khả năng sống sót của một chiến lược dài hạn hoặc một sản phẩm, tránh việc mất nhiều năm đầu tư và bỏ công sức vào một phương pháp không hiệu quả. 

Nắm bắt lối tư duy này là một bước tiến giúp chúng ta trở nên thoải mái hơn với những gì thiếu chắc chắn và học cách xử lý thất bại. Khi thất bại, chúng ta không nên chìm trong nội thất vọng mà hãy xem xét vấn đề nằm ở đâu, rút kinh nghiệm và nghĩ cách để vận dụng kinh nghiệm một cách nhanh chóng và hiệu quả.

“Người biết lý do đằng sau sự việc thì có thể chịu đựng hầu hết mọi sự”. -  Nietzsche

Trên thực tế, trong thời đại của sự đổi mới và khởi nghiệp, bạn sẽ không được coi trọng nếu chưa trải qua một chuỗi thất bại. Không thất bại có thể đồng nghĩa với việc bạn thiếu trí tưởng tượng, thiếu năng lực tư duy mở rộng, thiếu khả năng cải thiện và sáng tạo. 

Do đó, một mặt chúng ta không nên chế giễu những người đang gặp phải thất bại, và mặt khác, chúng ta cần chuẩn bị cho thất bại của chính mình, hạn chế tối đa mất mất có thể xảy đến và chuẩn bị một tinh thần mạnh mẽ để vực dậy từ thất bại đó. 

Chấp nhận thất bại là điều quan trọng với bất cứ ai tại nơi làm việc, bởi như chúng ta đã biết, thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nhưng chúng ta nên cố gắng nhận thức rõ tác động của thất bại và trách nhiệm chia sẻ những bài học kinh nghiệm mà mình có được. Việc khám phá và thấu hiểu động lực bên trong là rất hữu ích đối với tất cả mọi người. Khi ta biết mình là ai và tại sao lại phản ứng như vậy, chúng ta không chỉ tương tác hiệu quả hơn trong công việc mà còn cảm thấy bình yên hơn.

Tôi luôn ý thức về sự dễ tổn thương tiềm ẩn trong bản thân mình và người khác. Tôi thất bại thường xuyên và khả năng phục hồi của tôi liên tục được thử thách - nhưng tôi luôn bật dậy” -  Susan Kahn.

Ai cũng có thất bại. Điều quan trọng là chúng ta đối mặt với thất bại như thế nào và làm gì sau đó. 

Bạn đọc quan tâm có thể đặt mua tại đây , nhập mã TDFHS07 - giảm thêm 5% khi các bạn đặt mua tại Fahasa. Chương trình áp dụng đến hết ngày 31/7/2021

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 19/03/2024