Nỗi đau ám ảnh phía sau kiệt tác "Mộ đom đóm": Một nước Nhật bao phủ dưới bóng đêm chiến tranh

Phạm Trang11/10/2024 09:00
Nỗi đau ám ảnh phía sau kiệt tác "Mộ đom đóm": Một nước Nhật bao phủ dưới bóng đêm chiến tranh

Bộ phim hoạt hình Nhật Bản nổi tiếng "Mộ đom đóm" đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả khi kể về câu chuyện hậu thế chiến II của hai anh em Seita và Setsuko.

Những nỗi đau thật đầy ám ảnh

Với bất cứ ai yêu thích những bộ phim hoạt hình Nhật Bản thì chắc chắn không thể không biết tới "Mộ đom đóm" (tên tiếng Anh: Grave of the Fireflies) - bộ phim hoạt hình kinh điển do Studio Ghibli sản xuất.

Bối cảnh trong phim kể lại câu chuyện của hai anh em là Seita và Setsuko - những đứa trẻ đã chết vì đói và bệnh tật trong thời kỳ hậu thế chiến thứ II, khi nước Nhật sống trong sự đen tối, bi thảm của chiến tranh. Dù hoạt hình thường được nhắc đến như một thể loại dành cho trẻ em nhưng chủ đề của bộ phim này hoàn toàn không chỉ dành riêng cho trẻ nhỏ.

Tác phẩm tưởng chừng hư cấu do nội dung mạch truyện vô cùng hấp dẫn nhưng ít ai biết, một phần trong đó xuất phát từ chính cuộc đời thật của nhà văn Akiyuki Nosaka - người viết nên kiệt tác này.

Nỗi đau ám ảnh phía sau kiệt tác
 

Trước khi qua đời vào năm 2015, Akiyuki Nosaka đã đạt được thành công lớn với cuốn sách mang tựa đề "Mộ đom đóm" khoảng 21 năm trước khi Studio Ghibli phát hành phiên bản hoạt hình của nó. Tác phẩm này đã giúp ông đạt được giải thưởng Naoki, giải thưởng vinh danh những tài năng mới trong nền văn học Nhật Bản.

Cuốn sách viết về những cuộc sống của người dân Nhật Bản bình thường hậu thế chiến II và cũng chính là đau thương mà cố nhà văn đã trải qua thười niên thiếu. Giống như cậu bé Seita - nhân vật chính trong "Mộ đom đóm" nhà văn Nosaka đã từng có một cô em gái.

Mẹ của nhà văn Nosaka đã qua đời sau khi sinh cô bé, cha của ông cũng hoàn toàn cắt đứt liên lạc với 3 mẹ con. Dù được dì nhận nuôi nhưng sau đó bà cũng bị thương nặng do bom đạn chiến tranh. Cha nuôi của ông cũng chết vì nguyên nhân ấy.

Nỗi đau ám ảnh phía sau kiệt tác
 

Vậy nhưng, cái chết khiến nhà văn ám ảnh nhất có lẽ là của chính em gái mình. Cô bé đã chẳng thể sống quá 16 tháng tuổi vì đói. Nhà văn Nosaka vẫn luôn tự trách bản thân vì cái chết ấy cho dù câu chuyện đã trôi qua nhiều thập kỷ.

Trong phim, nhân vật Seita đã đối xử vô cùng tốt với em gái mình, "nhưng điều này không đúng thực tế" - ít nhất là với nhà văn Nosaka.

Ở tuổi 14, ông không biết làm thế nào để chăm sóc cho một em bé sơ sinh, ông cảm thấy mình đã ăn những thứ bản thân có thể chia cho em gái, ông không biết làm thế nào để em ngừng khóc... Những dằn vặt ấy cứ mãi theo nhà văn cho đến cuối đời và ông quyết định viết nên một phiên bản "lý tưởng hoá" cho các sự kiện, khi Seita đã hết lòng chăm sóc cho em gái mình.

Nỗi đau ám ảnh phía sau kiệt tác
 

"Mộ đom đóm" như một lời xin lỗi, một cách nhà văn Nosaka yêu thương người em gái cũng là một con đường dẫn đến nỗi đau của người anh đã vật lộn để cố gắng sống sót trong chiến tranh.

Trên thực tế, câu chuyện của anh em nhà văn Nosaka hay cũng chính là anh em Seita và Setsuko trong "Mộ đom đóm" cũng chính là câu chuyện của nhiều trẻ em Nhật Bản vào thời điểm ấy. Một trong những bức ảnh nổi tiếng Nhật phản ảnh cuộc sống khổ cực của trẻ em giai đoạn này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Joe O'Donnell tại thành phố Nagasaki, Nhật Bản.

Nỗi đau ám ảnh phía sau kiệt tác

Nỗi đau của những đứa trẻ Nhật Bản trong chiến tranh.

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc hai đứa trẻ; một đứa lớn đang cõng đứa bé trên vai. Đau lòng thay, đứa em nhỏ trên vai đã qua đời và chuẩn bị lên giàn hỏa thiêu. Đứa lớn đứng im, tay xuôi xuống quần và mím chặt môi, ngẩng cao đầu, không dám bật khóc.

Trong trí nhớ của Joe O'Donnell vẫn luôn in hằn hình ảnh cậu bé ấy:

"Em không có giày với khuôn mặt đầy căng thẳng, còn đứa nhỏ trên vai em dường như đang ngủ rất sâu. Cậu bé cứ đứng đó chừng 5 hay 10 phút.

Một lúc sau, người đàn ông đeo khẩu trang trắng tiến về phía em, cởi dây và đỡ lấy đứa bé. Đó là lúc tôi nhận ra em đã chết. Người đàn ông giữ lấy đứa nhỏ và đặt trên giàn hỏa thiêu. Người anh cứ đứng đó, trân trân nhìn ngọn lửa đang cháy. Nó cắn môi dưới của mình thật đến nỗi tôi thấy máu tóe ra ngoài.

Khi ngọn lửa cháy rụi, cậu bé quay đầu lại và bỏ đi trong im lặng".

Từng từ chối nhiều lời mời chuyển thể thành phim

Sau khi cuốn sách được xuất bản vào tháng 10 năm 1967, Nosaka đã nhận được nhiều lời đề nghị chuyển thể tiểu thuyết thành phim nhưng ông vẫn không đồng ý bởi ông tin rằng sẽ không nhà sản xuất nào có thể tái hiện được một bộ phim trong thời chiến tranh dưới góc nhìn của trẻ em một cách thuyết phục.

Tuy nhiên, khi được Studio Ghibli đề nghị chuyển thể thành phim hoạt hình, ông đã rất ngạc nhiên và thích thú. Sau khi xem bảng phân cảnh cho bộ phim của đạo diễn, nhà biên kịch cũng là người đồng sáng lập Studio Ghibli - Isao Takahata, Nosaka kết luận rằng đây là cách duy nhất có thể đưa câu chuyện của mình lên màn ảnh .

Đến năm 1988, "Mộ đom đóm" được Studio Ghibli sản xuất với thể loại phim hoạt hình.

Mở đầu phim là cảnh tượng một cậu bé đau đớn trong một ga xe lửa và chết dần vì suy dinh dưỡng. Sau khi cậu bé qua đời, linh hồn cậu đã được đoàn tụ với em gái và cùng nhau dần ôn lại những sự kiện dẫn đến cái chết của họ.

Dù khởi đầu bi thảm nhưng thực chất Takahata làm vậy để giảm bớt nỗi đau của khán giả bằng cách tiết lộ mọi thứ ngay từ đầu. Nhờ việc biết được số phận của các nhân vật, khán giả không còn phải lo lắng hay kỳ vọng vào một bước ngoặt trong cốt truyện và sự mong đợi về thời điểm mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Nỗi đau ám ảnh phía sau kiệt tác
 

"Mộ đom đóm" có thể được phân loại là một bộ phim phản chiến nhưng bản thân Isao Takahata đã nhiều lần phủ nhận điều này. Đơn giản bởi ông không tin tác phẩm của mình có thể ngăn cản một cuộc chiến tranh xảy ra nhưng ông vẫn tạo ra "Mộ đom đóm" như một lời nhắn gửi để bất cứ ai xem qua tác phẩm cũng cần suy ngẫm về tầm quan trọng của việc duy trì một thế giời hoà bình cũng như việc con người cần nương tựa vào nhau thế nào để tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.

Dù "Mộ đom đóm" có thể không ấm áp hay hấp dẫn với những nhân vật siêu thực như các tác phẩm khác của Studio Ghibli nhưng chắc chắn đây là bộ phim để lại cho người xem một thông điệp mạnh mẽ, vang vọng trong ký ức mỗi người xem sau 36 năm phát hành.ư

Nguồn: esquiremag, collider


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đọc Sếp tồi - Để mối quan hệ giữa bạn với sếp thay đổi theo hướng tích cực

Nếu việc đáp ứng các kỳ vọng của sếp đồng nghĩa với việc bạn phải thay đổi và trở thành một người khác đến mức khiến chính bạn cũng phải ngạc nhiên thì liệu làm thế có đáng không?
2

Buông bỏ buồn buông - Vượt qua đường chân trời

"Buông bỏ buồn buông" là cuốn sách tập hợp 75 mẩu chuyện ngắn của thiền sư Ajahn Brahm, gửi gắm những thông điệp sâu sắc về sự thứ tha, bao dung và buông bỏ những gánh nặng trong trái tim mình.
3

'Chiến thắng Con Quỷ bên trong' - Cẩm nang để đạt được tự do và thành công

"Chiến thắng Con Quỷ bên trong" là một trong những tác phẩm nổi bật của Napoleon Hill, tác giả nổi tiếng với cuốn "Think and Grow Rich" – một trong những cuốn sách về thành công và phát triển cá nhân được ưa chuộng nhất mọi thời đại.
4

Sếp tồi - Trở thành sếp của chính mình

Michelle Gibbings đã góp nhặt và chia sẻ những hiểu biết xương máu của mình trong "Sếp tồi", cuốn sách giúp bạn tìm ra cách thức để đối phó một người sếp tồi, quản lý sếp tồi, điều chỉnh phong cách lãnh đạo của chính mình trong thế giới công sở.
5

Tâm từ - Không chỉ chánh niệm, hãy tử tế và bao dung

Giữa những bất ổn của bản thân trong cuộc sống, "Tâm từ" được Ajahn Brahm giới thiệu như là một con đường đạo pháp mang chân lý đến cuộc sống.

Sếp tồi - Làm sao để thoát khỏi chứng nghiện quyền lực?

Với tư cách là một người lãnh đạo, nhiều người sẽ cảm thấy mình nắm toàn bộ quyền lực trong tay, nhưng nếu không biết cách sử dụng, bạn sẽ dễ dàng mắc chứng nghiện quyền lực, từ đó gây ra những tác động xấu đến bản thân và tổ chức.

'Cú hích - Phiên bản cuối cùng' - Thay đổi nhỏ, tác động lớn

Trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần những thay đổi nhỏ nhưng đúng lúc, đúng chỗ lại có thể tạo ra những tác động lớn lao. Đây chính là sức mạnh của cú hích – một khái niệm tâm lý học hành vi đầy thú vị được giới thiệu bởi Richard H. Thaler và Cass R. Sunstein.

Muôn kiếp nhân sinh 3 - Linh hồn được người Ấn giải thích như thế nào?

Trong cuốn sách Muôn kiếp nhân sinh 3, vấn đề này đã được giải thích như sau:

Chiến thắng Con Quỷ bên trong – Ai cũng có sức mạnh tư duy để làm chủ trước nghịch cảnh

Bây giờ chúng ta quay trở lại với chủ đề nghịch cảnh. Bởi vì phần lớn nghịch cảnh đều phát sinh từ những mối quan hệ không đúng đắn giữa con người với nhau.

7 chiến lược để sống sung túc và hạnh phúc - Đừng chỉ học cách kiếm tiền, hãy học cách sống

"7 chiến lược để sống sung túc và hạnh phúc" của tác giả Jim Rohn hứa hẹn sẽ là bữa tiệc ý tưởng giúp người đọc khám phá các chiến lược tuyệt vời để không chỉ học cách kiếm tiền, mà còn sống một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn.

Chiến thắng Con Quỷ bên trong - Thất bại là vũ khí Con Quỷ dùng để kiểm soát con người

Trong cuốn sách “Chiến thắng Con Quỷ bên trong", tác giả Napoleon Hill đã phỏng vấn Con Quỷ và được biết thất bại là một trong những đồng minh tốt nhất mà Con Quỷ dùng để kiểm soát con người. Con Quỷ cho rằng:

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Điều trẻ em cần ở chúng ta

Để trẻ em có thể phát triển lành mạnh, chúng ta cần tạo ra một môi trường xã hội phong phú và an toàn, nơi các em được đón nhận và yêu thương.

Chiến thắng Con Quỷ bên trong - Thói quen thường không đi một mình

Ngay từ rất sớm, Napoleon Hill đã nhận ra rằng thói quen thường không đơn độc mà liên kết với nhau. Khi một thói quen xấu xuất hiện, nó có thể dẫn đến những thói quen tiêu cực khác.

Nỗi đau ám ảnh phía sau kiệt tác "Mộ đom đóm": Một nước Nhật bao phủ dưới bóng đêm chiến tranh

Từ sách - Phim - Phạm Trang - 11/10/2024 09:00
Bộ phim hoạt hình Nhật Bản nổi tiếng "Mộ đom đóm" đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả khi kể về câu chuyện hậu thế chiến II của hai anh em Seita và Setsuko.

Sếp tồi - Làm sao để thoát khỏi chứng nghiện quyền lực?

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 11/10/2024 08:00
Với tư cách là một người lãnh đạo, nhiều người sẽ cảm thấy mình nắm toàn bộ quyền lực trong tay, nhưng nếu không biết cách sử dụng, bạn sẽ dễ dàng mắc chứng nghiện quyền lực, từ đó gây ra những tác động xấu đến bản thân và tổ chức.

‘Chuyến đò định mệnh’: Dấu chấm hỏi giữa đôi bờ mê tỉnh

Giải trí - Nguyễn Huy - 10/10/2024 12:00
Đâu đó trong nghệ thuật sẽ có những tác phẩm mà khán giả cảm nhận được cái hay nhưng không miêu tả cái độc đáo của nó, hoặc không thực sự hiểu hết tầng nấc ý nghĩa nhưng vẫn bị lôi cuốn vào câu chuyện như trường hợp của vở “Chuyến đò định mệnh”.

Biến ý tưởng thành 'keeping box' được săn lùng: ‘Đằng sau tiền bạc là kiên trì và nước mắt’

Truyền cảm hứng - Diệu Đan - 10/10/2024 11:00
Sinh năm 1994, chàng trai này 3 năm trước tình cờ phát hiện ra cơ hội kinh doanh, một mình đảm nhiệm các công việc, từ thiết kế, nghiên cứu, kêu gọi đầu tư cho tới sản xuất, thu được 97 tỷ đồng doanh thu.

Triết lý kim cương của Lưu Bang: Hiểu được nhân tâm, ắt có được thiên hạ!

Suy ngẫm - Như Nguyễn - 10/10/2024 10:00
Liệu lòng nhân từ và lẽ phải của Lưu Bang xuất phát từ tấm lòng chân chính của ông, hay đó là một phương pháp để trị nước?

'Cú hích - Phiên bản cuối cùng' - Thay đổi nhỏ, tác động lớn

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 10/10/2024 09:00
Trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần những thay đổi nhỏ nhưng đúng lúc, đúng chỗ lại có thể tạo ra những tác động lớn lao. Đây chính là sức mạnh của cú hích – một khái niệm tâm lý học hành vi đầy thú vị được giới thiệu bởi Richard H. Thaler và Cass R. Sunstein.

Muôn kiếp nhân sinh 3 - Linh hồn được người Ấn giải thích như thế nào?

Từ sách - Phim - Quìn - 10/10/2024 08:00
Trong cuốn sách Muôn kiếp nhân sinh 3, vấn đề này đã được giải thích như sau:

Tại sao người càng giàu càng không lãng phí?

Phong cách sống - Diệu Đan - 09/10/2024 12:00
Các tỷ phú thực ra không muốn hưởng thụ, bởi lẽ họ cảm thấy rằng việc hưởng thụ là lãng phí thời gian. Với họ, thời gian là tài nguyên quý giá nhất!

Lữ Bố chưa từng giết một danh tướng nào, sao lại được tôn là 'Chiến thần mạnh nhất Tam Quốc'?

Thư giãn - Trang Ly - 09/10/2024 11:00
Nghe danh Lữ Bố, nhiều kẻ phải thất kinh, chưa đấu đã muốn hàng. Vì sao?

Ông Hoàng Nam Tiến: “Không nhất thiết phải làm gà thì mới biết nước sôi là nóng”

Suy ngẫm - Minh Hằng - 09/10/2024 10:00
Theo ông Hoàng Nam Tiến, các bạn trẻ, đặc biệt là GenZ nếu như gặp được những người này thì sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian trong hành trình học hỏi và trải nghiệm.

Chiến thắng Con Quỷ bên trong – Ai cũng có sức mạnh tư duy để làm chủ trước nghịch cảnh

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 09/10/2024 09:00
Bây giờ chúng ta quay trở lại với chủ đề nghịch cảnh. Bởi vì phần lớn nghịch cảnh đều phát sinh từ những mối quan hệ không đúng đắn giữa con người với nhau.

7 chiến lược để sống sung túc và hạnh phúc - Đừng chỉ học cách kiếm tiền, hãy học cách sống

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 09/10/2024 08:00
"7 chiến lược để sống sung túc và hạnh phúc" của tác giả Jim Rohn hứa hẹn sẽ là bữa tiệc ý tưởng giúp người đọc khám phá các chiến lược tuyệt vời để không chỉ học cách kiếm tiền, mà còn sống một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn.

Thành phố phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 08/10/2024 12:00
Đại Liên, thành phố cảng ở Hoàng Hải, Trung Quốc có vài công viên lớn về công nghệ cao với trên 70,000 kĩ sư phần mềm và hơn 700 công ti phần mềm, quá nửa số đó là công ti nước ngoài sở hữu hay có đầu tư vốn nước ngoài.

Ông bố 70 tuổi viết email gửi con gái "dợt" lại cách dùng máy tính

Phong cách sống - PV - 08/10/2024 11:00
Email gửi con gái của cụ ông 70 tuổi hot rần rần: Phía sau là câu chuyện tự học tiếng Anh, dùng laptop cực ngầu

Tâm lý học: Nguyên nhân số 1 kéo sự nghiệp và cuộc sống của nhiều người xuống dốc

Suy ngẫm - Diệu Đan - 08/10/2024 10:00
Chỉ bằng cách học cách tách bạch và giữ ranh giới của riêng mình, bạn mới có thể khiến các mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên tự do và suôn sẻ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 11/10/2024