Làm điều quan trọng - Tôi rút ra được điều gì

20/12/2018 15:14
Làm điều quan trọng - Tôi rút ra được điều gì

Mỗi khi có một vài ngày dành cho kỳ nghỉ, tôi đều mang theo ít nhất một quyển sách để giúp nâng cao chuyên môn (và cố gắng đọc xong trước khi lao đầu vào những series khoa học giả tưởng và bãi biển).

lam dieu quan trong

Lần này, tôi muốn chia sẻ với các bạn những điều tôi đã học hỏi được.

Trong chuyến đi này, tôi chọn “Làm điều quan trọng”, một cuốn sách vừa được xuất bản gần đây của John Doerr, nhà đầu tư mạo hiểm có sức ảnh hưởng và là người đỡ đầu của rất nhiều doanh nghiệp thành công ở thung lũng Silicon. “Làm điều quan trọng” giới thiệu hệ thống OKRs, một công cụ quản lý giúp điều chỉnh, truyền cảm hứng và mở rộng tổ chức để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất và tính thống nhất trong hành động.

Lời giới thiệu sách khá hấp dẫn: “Google, Bono và quỹ Gates đã khuấy đảo cả thế giới bằng cách nào với OKRs”. Bạn có muốn đội ngũ của mình cũng có sức ảnh hưởng như những công ty trên đã làm được?

Trong sách có những gì?

Cuốn sách có ba phần chính, mỗi phần gồm vài chương được đan xen giữa những câu chuyện về cách mà các tổ chức đã triển khai OKRs thành công với các nguyên tắc và những bài học.

OKRs viết tắt cho cụm “Objectives and Key results” (Mục tiêu và Kết quả then chốt). “Objectives” là mục tiêu ngắn hạn giúp thúc đẩy bạn đến gần hơn với tầm nhìn của tổ chức, còn “Key results” là những thước đo thành tựu không thể chối cãi.

Những nguyên tắc, ý tưởng cao siêu được đề cập trong sách bao gồm: khả năng tập trung và tuân theo những việc cần ưu tiên, sắp xếp và kết nối các thành viên để cùng hợp tác, truy xét trách nhiệm và mở rộng mục tiêu.

Ngoài ra còn có hai chương bàn về một công cụ quản lý rất hữu ích và có liên quan khác, đó là CFRs — conversation, feedback and recognition (trao đổi, phản hồi và ghi nhận). CFRs xứng đáng được bàn luận trong một cuốn sách riêng (mặc dù chủ đề này đã được viết về khá nhiều). Tôi vui vì “Làm điều quan trọng” đã giới thiệu và liên kết hai khái niệm CFR và OKR với nhau.

Những điều tôi rút ra được từ cuốn sách này:

Tôi biết đến OKRs lần đầu tiên khi còn làm việc tại Intel, một vài bộ phận ở đây đang sử dụng phương pháp MBOs cổ điển kiểu Drucker, một số khác sử dụng OKRs, vốn xuất phát từ Andy Grove. (Có một số điểm khác biệt quan trọng mà tôi sẽ không bàn đến). Đọc “Làm điều quan trọng” đã giúp tôi hiểu sâu hơn về những nguyên tắc và lợi ích hệ thống OKRs đem đến.

“Làm điều quan trọng” cũng lồng ghép một cách tinh tế tập hợp các khái niệm quan trọng như: đầu vào, hoạt động, đầu ra, kết quả và tác động. Hệ thống OKRs tốt nhất sẽ đo lường kết quả và/hoặc tác động (thậm chí là giải quyết đầu ra), do đầu vào và các hoạt động có thể chỉ làm lãng phí nguồn tài nguyên (hay còn được gọi là “activity trap” — bẫy hành động). Không quá khó để tránh việc đặt mục tiêu vào đầu vào và hoạt động. (Và có vài mẹo hữu ích được nêu trong “Làm điều quan trọng”)

Quá trình đi từ đầu ra đến kết quả/ tác động có thể là một thách thức, đặc biệt là với kỹ sư, bởi vì chúng tôi thường tập trung hoàn thành các dự án bằng cách sử dụng những chương trình liên chức năng quen thuộc và biết rõ mục tiêu chung của công ty. Sử dụng OKRs để duy trì cơ sở hạ tầng và chỉ số chất lượng sản phẩm thường khá dễ thực hiện. Trên thực tế, OKRs của bạn có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, nhưng bất cứ khi nào có thể, hãy diễn đạt mục tiêu theo tác động mà bạn mong muốn đạt được, và bạn sẽ phát huy được tiềm năng tối đa của mình.

Tôi ước tôi đọc được cuốn sách này khi tôi lần đầu tiên đảm nhận vai trò lãnh đạo cách đây 10 năm. Sự kết hợp giữa các ví dụ và nguyên tắc trong sách đã giúp tôi có trải nghiệm học hỏi đáng kể. Tôi hy vọng có thể tận dụng chúng trong công việc của mình. Hãy tìm đọc hoặc xem thêm lại whatmatters.com.

Nếu đọc một cách cẩn trọng và suy ngẫm cuốn sách này, bạn sẽ gặt hái được hướng dẫn thiết thực về cách thiết lập mục tiêu có cấu trúc để đạt được kết quả tốt hơn, song song đó là những câu chuyện đầy cảm hứng mang nhiều sắc thái khác nhau với những chọn lựa mà bạn cần phải tuỳ biến lại cho riêng mình. Còn nếu bạn đã và đang áp dụng OKRs, hãy đọc và đánh giá lại hệ thống OKR của mình, có thể bạn sẽ nhận ra những chỗ có thể cải thiện. (Tôi là một ví dụ.)

OKRs tại Motiv

Tại Motiv, chúng tôi sử dụng hệ thống OKRs ( với một công cụ được điều chỉnh cho phù hợp quy mô công ty: Google Sheet). OKRs mang lại sự minh bạch, trách nhiệm và khả năng điều chỉnh — những điều có thể sẽ biến mất khi đội ngũ nhỏ của bạn bắt đầu phát triển.

Dan Post — Giám đốc Motiv.


Gửi bình luận
(0) Bình luận