Bên cạnh các quốc gia khác ở châu Á nổi tiếng với các kỳ thi khốc liệt, "cuộc đua" tuyển công chức ở Ấn Độ cũng chứng kiến không ít căng thẳng, tỉ lệ chọi vào cực cao.
Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông ở Ấn Độ, ngày 5/11, có khoảng 970.000 người đã đăng ký tham gia kỳ thi của Ủy ban Liên đoàn công chức Ấn Độ với hi vọng được vào làm trong các cơ quan hành chính công, ngoại giao hoặc cảnh sát.
Tuy nhiên, số vị trí được chọn chỉ là 712 người, tức là tỉ lệ cạnh tranh lên đến 7:1000!
Thí sinh tham gia kỳ thi công chức năm 2021
Kỳ thi công chức ở Ấn Độ được mệnh danh là kỳ thi quốc gia khó nhất thế giới! Kỳ thi kéo dài trong một năm và được chia thành 3 vòng. Người dân nơi đây truyền tai nhau nếu muốn giành được suất công chức, bạn phải trải qua sự "đau đớn" khi phải cạnh tranh với cả bạn bè lẫn người thân.
"Tại sao lại đi thi?" - 1 người Ấn Độ từng trả lời phỏng vấn rằng: "Bởi mức lương khởi điểm của giới công chức Ấn Độ rất tốt. Chức danh này còn mang lại cả danh tiếng và phẩm giá cho gia đình".
Shruti Pantai (26 tuổi, đến từ bang Uttar Pradesh) theo học ngành Kỹ thuật tại một trường đại học. Tốt nghiệp xong nhưng Shruti vẫn thất nghiệp. Cô quyết định sẽ học tiếp và nỗ lực cho kỳ thi công chức.
Đối với những bạn trẻ không sinh ra ở các thành phố lớn, bất kỳ cơ hội thi đỗ công chức để được vào chính phủ đều trở nên vô giá.
Ở Ấn Độ, làm công chức không chỉ có địa vị cao trong xã hội mà còn sở hữu thu nhập "trong mơ". Theo quan niệm, của người dân nơi đây, công chức chính phủ có nghĩa là đảm bảo an ninh, nhà ở, y tế cho các hộ gia đình - những công việc xứng đáng được tôn trọng.
Thủ tướng Ấn Độ Modi gặp gỡ các công chức thi đỗ
Như ở cơ quan Dịch vụ Hành chính (IAS) lớn nhất ở Ấn Độ, mức lương khởi điểm là 56.000 rupee (khoảng 17,1 triệu đồng)/tháng. Đi kèm là chế độ tăng lương theo năm. Ngoài mức lương cơ bản, các công chức còn nhận nhiều trợ cấp khác như lương cấp bậc, trợ cấp đi lại, trợ cấp thông tin liên lạc... đặc biệt là khoản lương hưu hậu hĩnh.
Ngoài số ngày nghỉ phép theo quy định mỗi năm, công chức Ấn Độ còn được hưởng thêm 30 ngày phép có lương, 20 ngày nghỉ sức khỏe.
Nếu lọt vào Top 50 - 60 trong kỳ thi tuyển công chức, sau 2 năm đào tạo, bạn có thể lên làm quản lý trưởng. Nếu bạn vào hệ thống cảnh sát, bạn có thể còn được đề bạt làm cảnh sát trưởng của một quận.
Đối với bạn trẻ ở Ấn Độ, ngay cả lý lịch bản thân hay gia đình không được tốt. Thì việc đỗ công chức cũng giúp bạn trở nên sáng giá, giúp việc kiếm người yêu hay bạn đời dễ dàng hơn.
7 năm trước, người Ấn Độ từng tràn xuống đường biểu tình kỳ thi công chức
Song thực tế cũng vô cùng phũ phàng. Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2017, Shluti đã 3 lần tham gia thi tuyển công chức nhưng đều bị trượt hết.
Để có sự ôn tập tốt nhất, chính bản thân Shluti đã bó gọn cuộc sống của mình chỉ trong vòng bài tập và giao tiếp với những người cùng thi, giáo viên phụ trách. "Lúc chuẩn bị thi, tôi mang áp lực vô cùng lớn. Tôi trở nên thiếu tự tin trầm trọng. Hết lần này đến lần khác phải đối diện với sự yếu đuối của bản thân. Tôi cảm tưởng như mình sắp trầm cảm đến nơi".
Trên thực tế, ngưỡng đầu vào của kỳ thi tuyển công chức ở Ấn Độ không quá cao. Theo chính sách mới nhất, các kỳ thi ở Ấn Độ không giới hạn chuyên ngành và nghề nghiệp của ứng viên, miễn là trong độ tuổi từ 21 - 32 tuổi và có bằng đại học được công nhận (hệ thống đại học công lập, tư thục) ở Ấn Độ. Tuy nhiên, người bình thường chỉ được dự thi trong 6 lần, trừ trường hợp đặc biệt.
Một bộ phim được đề cử giải Oscar năm 2018 mang tên Newton đã lên tiếng châm biếm về kỳ thi này. Trong đó nhân vật chính chỉ cần trải qua kỳ thi công chức là đã có tiền tài, danh vọng và thậm chí được giới thiệu cho người yêu!
Kỳ thi công chức ở Ấn Độ được chia làm 3 vòng: Sơ tuyển, bài thi chính và phỏng vấn. Vòng đầu tiên nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản của thí sinh, gồm 2 phần thi tổng hợp kiến thức.
Sau đó, bài thi chính sẽ phức tạp hơn khi chia thành 9 môn, yêu cầu lượng kiến thức toàn diện hơn vòng sơ tuyển. Không chỉ liên quan đến chuyên môn, vòng này còn bao gồm các kiến thức Lịch sử, văn hóa, quản trị công, khoa học và công nghệ... Thí sinh sẽ được yêu cầu chọn 1 câu hỏi và viết bài luận trong vòng 3 giờ.
Đối với các thí sinh Ấn Độ, chỉ sau khi vượt qua 2 vòng đầu thì họ mới tới được vòng phỏng vấn. Điểm phỏng vấn cộng với kiểm tra viết sẽ đưa ra kết quả cuối cùng. Toàn bộ kỳ thi công chức này sẽ diễn ra trong vòng 1 năm.
"Năm 2017, tôi thi công chức lần đầu tiên khi vừa tốt nghiệp đại học. Ở thời điểm ấy, tôi rất tự tin nhất vào bản thân nhưng đã không vượt qua bài kiểm tra. Đến năm 2018 ôn tập kỹ hơn, tôi lại bị tạch ở bài thi chính" - Shluti cay đắng kể lại.
Cứ đến mùa thi tuyển công chức, rất nhiều lớp dạy thêm lại mở ra. Rất nhiều trung tâm "hốt bạc" nhờ lượng thí sinh đăng ký quá lớn, trở thành nguồn đầu tư trọng điểm.
Thủ khoa kỳ thi công chức năm 2017 - anh Anudeep Durishetty cũng phải trầy trật mấy lần cho kì thi này
Do số lượng người đăng ký quá lớn nên ngay cả những người học vấn cao, xuất thân ưu tú cũng phải ngậm ngùi thi tạch. Trong đó có Anudeep Durishetty (cựu nhân viên công ty Google). Sau khi vào Google với vị trí kỹ sư phần mềm, anh vẫn không từ bỏ ước mơ thi đỗ công chức.
Anh 2 lần thi tạch kỳ thi này và sau cùng đã đỗ vào Sở Thuế vụ Ấn Độ (IRS). Nhưng vì thích làm việc trong Cơ quan Quản lý Ấn Độ (IAS) nên sau đó, Anudeep vẫn lại tiếp tục thi tiếp.
Ngay cả với người ưu tú như Anudeep thì việc ôn tập với anh cũng chẳng dễ dàng gì. Anh phải dành hơn 10 tiếng/ngày ôn tập cho kỳ thi, bên cạnh đi làm. Cuối cùng sau 4 năm ôn tập thì Anudeep cũng đã trở thành Thủ khoa của kỳ thi này.
Vì kỳ thi công chức mà nhiều người bất chấp cả sức khỏe để đi dự thi. Có người không may bị bệnh viêm phổi tái phát trước lúc thi nhưng vẫn kiên quyết dự thi.
"Tôi phải thừa nhận, có ít người xung quanh tôi gặt hái được thành công sau khi bỏ thi công thức" - Shluti cay đắng chia sẻ. Vậy nên dù 5 lần 7 lượt vẫn không thi đỗ, cô vẫn quyết thi tiếp và chọn ra nước ngoài học thêm kiến thức.
Nguồn: Sohu
Pháp luật & bạn đọc