GS. John Vu: 'Tôi không tin các môn học sử dụng Robot hay AI có thể hiệu quả hơn một người thầy tận tâm dạy bằng cả TÂM lẫn TRÍ'

Nguyễn Văn Phước26/02/2025 09:00
GS. John Vu: 'Tôi không tin các môn học sử dụng Robot hay AI có thể hiệu quả hơn một người thầy tận tâm dạy bằng cả TÂM lẫn TRÍ'

Bức thư của GS. John Vũ chia sẻ những trăn trở về tương lai giáo dục khi công nghệ, trí tuệ nhân tạo lên ngôi khiến nhiều người suy ngẫm.

Ông Nguyễn Văn Phước, CEO First News - Trí Việt đã chia sẻ trên trang cá nhân bức thư của GS. John Vu. Nội dung bức thư đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Phước viết: "Tôi vừa nhận được lá thư của GS. John Vu. Đây là lá thư rất hay và bổ ích cho nhiều người Việt Nam chúng ta - nhất là những bạn trẻ. Tôi xin phép GS được đưa lên đây để mọi người cùng đọc và chiêm nghiệm" .

Giáo sư John Vu từng là kỹ sư trưởng của Tập đoàn Boeing tại Mỹ, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học của Đại học Carnegie, Mỹ. Ông còn là dịch giả, tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng.

Bức thư của GS. John Vũ khiến người trẻ Việt giật mình: 'Tôi không tin các môn học sử dụng Robot hay AI có thể hiệu quả hơn một người thầy tận tâm dạy bằng cả TÂM lẫn TRÍ'- Ảnh 1.

Giáo sư John Vu

Trong bức thư, GS. John Vu chia sẻ những trăn trở sâu sắc về tương lai giáo dục trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ:

Tôi đã hoàn toàn về hưu nhưng giáo dục luôn luôn là một trong những ưu tư và quan tâm hàng đầu của tôi nên tôi viết bài cần thiết này để chia sẻ với các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam.

Hôm qua, người bạn thân, một giáo sư tại đại học Carnegie Mellon, ghé qua thăm tôi. Mặc dù đã về hưu, không để ý gì đến các tiến triển như vũ bão của công nghệ nhưng điều người bạn này chia sẽ khiến tôi cũng giật mình. Anh nói: "Năm mươi năm trước, khi các đại học dạy cách sử dụng máy tính không ai nghĩ rằng trong tương lai, các máy tính này sẽ có thể thay thế họ." Anh nói thêm: "Trong tương lai gần, khoảng mười năm nữa, đa số các học sinh sẽ học hỏi từ những giảng viên robot qua internet và công ty nào nắm được yếu tố này sẽ trở nên một trong những công ty lớn mạnh nhất thế giới.

Tôi hỏi: Tại sao anh nghĩ như thế? Anh ấy dự đoán: "Tôi tin rằng công ty lớn nhất trên internet sẽ không phải là Google, Microsoft hay Meta mà là những công ty xây dựng các chương trình giáo dục có thể chưa hiện hữu." Tôi nói ngay: Vấn để dạy trực tuyến trên Internet đã có từ lâu rồi, có hàng ngàn chương trình giảng dạy trực tuyến từ các giảng đường đại học phát sóng khắp nơi và giúp cho một số rất đông người tại các quốc gia đang mở mang có cơ hội học hỏi.

Bạn tôi với giải thích: "Với công nghệ Robot và trí thông minh nhân tạo bùng nổ, những chương trình giảng dạy này sẽ dần dần bị thay thế bởi các giảng viên là người Robot, trông rất giống như người thật với chương trình giảng dạy thích hợp với trình độ học sinh hơn các lớp học trực tuyến ngày nay. Nếu chúng ta có máy bay không người lái, xe hơi không người lái thì lớp học không giáo sư mà sử dụng robot có thể giảng bài, xem xét trình độ học của từng học sinh và thay đổi cách đào tạo sẽ là một cuộc cách mạng lớn của giáo dục. Hiện nay các chương trình giảng dạy tại hầu hết quốc gia đều tùy thuộc vào các giảng viên, một số có khả năng và một số thì chỉ làm qua loa, không tận tâm cho lắm. Do đó giáo dục là một cơ hội có tiềm năng rất lớn mà hiện nay đang chờ đợi một sự thay đổi tận gốc rễ. Gần đây hơn, các khóa học trực tuyến mở ra như MIT Opencourseware, Khan academy, Coursera tuy đã tạo ra những thay đổi đáng kể, nhưng đó chỉ là những khóa học được dạy bởi các giáo sư uy tín có tài năng, nhưng học sinh có học hay không thì đó là việc của họ. Do đó số người ghi danh học trực tuyến tuy cao nhưng số người hoàn thành khóa học lại rất thấp, đa số đều bỏ học nửa chừng vì không có sự giám sát kỹ lưỡng.

Hiện nay đã có những chương trình đang được nghiên cứu với người giảng bài là một con người ảo (Avatar) hay Robot rất giống người với những "BOT" thông mình gài sẵn vào chương trình học của học sinh. Những chương trình thông minh nhân tạo này sẽ theo dõi việc học và tự động thay đổi giáo án cho từng người trước màn hình để bắt buộc học sinh phải học. Điều này sẽ hiệu quả hơn vì học sinh sẽ học tùy theo trình độ của họ, so với khi xưa họ phải cạnh tranh với những học sinh khác để được điểm cao hay sự chú ý của giáo sư.

Một học sinh chăm chỉ có thể học rất nhanh gấp ba hay năm lần chương trình giảng dạy thay vì phải chờ đợi theo tiến độ của lớp học. Những "BOT" thông minh cài đặt vào máy tính, sẽ biết học sinh học được gì, khuynh hướng học như thế nào? Trình độ học sinh ra sao? Sở thích học sinh là gì? Và nó sẽ tự động thay đổi tài liệu giảng dạy tùy theo học sinh để cho họ học nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Điều này cũng như các trò chơi videogame mà trong đó người chơi phải biết nắm bắt các quy tắc cần thiết để đạt điểm số thật cao, thì các máy móc thông mình này sẽ giúp người học tăng tốc trong việc học như thế. Những"BOT" cài đặt này sẽ theo dõi, kiểm soát việc học để tìm ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của học sinh và sử dụng các thuật toán (Algorithm) đặc biệt để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp. Phương pháp "cá nhân hoá" sử dụng trí thông mình nhân tạo là một phương pháp cực kỳ hữu hiệu đang được nghiên cứu để phát triển trong thời gian sắp đến.

Giáo sư John Vu

Tôi nói: "Đây quả là điều tôi không nghĩ ra vì mấy năm nay tôi không theo dõi các tiến trình và các phát kiến công nghệ nữa. Tuy điều này cũng hay đấy, vậy theo anh một học sinh hoàn tất chương trình này sẽ ra sao?

Bạn tôi nói ngay: "Họ sẽ là những người có kiến thức và kỹ năng có thể áp dụng ngay khi hoàn tất việc học, cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có tay nghề rất cao."

Tôi hỏi: Có thể những người này có kỹ năng cao đấy nhưng liệu các máy móc thông minh hay nền giáo dục dựa trên trí thông minh nhân tạo này có thể tạo ra những con người "hoàn toàn" cho xã hội ngày nay không? Nếu không có những con người thực sự, những giáo sư tận tâm không những dạy về kiến thức mà còn dạy cả về tâm hồn, dạy bằng chính bản thân để giúp học sinh trở nên những con người với đúng ý nghĩa của "một người thật" chứ không phải người làm việc như một cái máy. Học sinh tốt nghiệp ngoài kiến thức chuyên môn, ngoài khả năng làm việc còn phải có cả tâm lẫn đức thì ai sẽ dạy những điều này?

Bạn tôi không trả lời được câu hỏi này nên im lặng suy nghĩ một lúc.

Tôi nói thêm: "Khi xưa tôi dạy môn Học máy (Machine Learning) một trong những khó khăn nhất là dạy về sự tương tác giữa người với người, việc làm việc chung với nhau trong một nhóm, sự trao đổi, hỗ trợ, giúp đỡ chứ không tranh đua, hơn thua hay cạnh tranh thường thấy trong môi trường giáo dục ngày nay. Máy móc không thể dạy việc này, dù có các thuật toán tốt đẹp thế nào. Dù robot có thông minh đến đâu cũng không thể thay thế con người được vì chúng ta có tim, có óc, có tình, và có yêu thương. Do đó tôi không tin các môn học sử dụng Robot hay trí thông mình nhân tạo có thể hiệu quả hơn một người thầy tận tâm dạy bằng cả tâm lẫn trí.

Bạn tôi cười: "Cách đây hơn năm chục năm, Internet mới được phát minh mà ngày nay nó đã nối mạng khắp thế giới, gần như ba phần tư dân số thế giới đều biết sử dụng Internet và khắp nơi những người trẻ đều biết lướt web trên iPhone qua Facebook, Tiktok v.v... Tôi nghĩ mười hay mười lăm năm nữa việc giảng dạy bằng robot sẽ được áp dụng triệt để khi nhu cầu cần những người có kiến thức và kỹ năng cao. Và sẽ có rất nhiều công ty khởi nghiệp về giáo dục được thành lập, và một hay hai trong số những công ty này sẽ trở thành một Google hay Meta mới trong thời gian sắp đến.

Tôi đồng ý: Dĩ nhiên việc phải đến sẽ đến vì sức tiến bộ của công nghệ và có thể những công ty giáo dục này sẽ trở thành những công ty hàng đầu nhưng điều làm tôi phân vân là con người lúc đó sẽ như thế nào? Họ có còn là một con người như ngày nay, hay chỉ là những cỗ máy vô cùng thông minh nhưng vô tình hay vô cảm?

Lập tức lá thư này đã viral trên MXH và khiến nhiều người phải suy ngẫm. Còn bạn, bạn nghĩ sao về quan điểm của vị giáo sư nổi tiếng này?


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.
2

Thái độ xấu

Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.
3

Chảy não

Với toàn cầu hoá hiện tượng “chảy não” kéo tới.
4

Nghề phần mềm

Nhiều sinh viên đã hỏi tôi họ có thể làm gì sau khi làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm. Có nhiều con đường nghề nghiệp mà người phát triển có kinh nghiệm có thể lựa chọn. Sau đây là một số con đường:
5

Quản lý dự án

Quản lí dự án phần mềm là khó bởi vì yêu cầu và công nghệ bao giờ cũng thay đổi và phần lớn những người quản lí không được đào tạo chính thức nào về cách quản lí dự án phần mềm.

Công nghiệp phần mềm ở Philippines

Tháng tám vừa rồi, tôi đã tham dự “Hội nghị thượng đỉnh khoán ngoài quốc tế” ở Manila do Hiệp hội xử lí kinh doanh của Philippines tổ chức.

Học kỹ nghệ phần mềm mất bao lâu?

Trong cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng trước, một giáo sư toán học đã hỏi tôi: “Học kĩ nghệ phần mềm phải mất bao lâu?”

Làm việc cùng nhau

Khi mà thế hệ trẻ hiểu được và đánh giá cao công trình của thế hệ trước, họ có thể tiếp tục nỗ lực để làm cho nền kinh tế mạnh hơn. Chìa khoá cho cả hai thế hệ làm việc với nhau là giáo dục và đào tạo đúng.

Sinh viên kỹ nghệ Ấn Độ

Tờ Thời báo Ấn Độ báo cáo rằng 75% sinh viên kĩ nghệ Ấn Độ thất nghiệp.

Tài năng hàng đầu

Là một phần trong nghiên cứu của mình, tôi tới thăm nhiều công ti hàng đầu để thu thập dữ liệu và gặp gỡ các quan chức điều hành cấp cao để hiểu vấn đề của họ.

Cuộc chiến về tài năng

Vài năm trước tôi đọc cuốn sách có tên “Cuộc chiến về tài năng”, do Michaels Handfield-Jones viết, được Harvard Business School Press xuất bản về cách tiếp cận quản lí mới cho thế kỉ 21.

Quan ngại công nghệ

Tôi tham dự một hội nghị công nghệ ở Anh nơi nhiều công ti đề nghị các kế hoạch dùng công nghệ làm cho trái đất thành chỗ tốt hơn. Đây là “ý tưởng cao quí” nhưng điều tôi bận tâm chính là chi tiết, cho nên tôi muốn chia sẻ mối quan ngại với các bạn.

Học kỹ nghệ phần mềm

Có khác biệt giữa kĩ năng máy tính được dạy ở đại học và kĩ năng được công nghiệp phần mềm cần tới.

18 câu cổ ngữ bị hiểu sai suốt cả ngàn năm: Hóa ra sách vở vẫn chưa kể hết sự thật này!

Suy ngẫm - Tích Thành - 27/07/2025 12:00
Bạn nghĩ mình đã hiểu rõ những câu nói xưa? Thật tiếc, có lẽ bạn chỉ mới biết một nửa. Có những chân lý cổ xưa đã bị con người hiểu sai và truyền miệng lệch lạc suốt hàng ngàn năm qua và đây là 18 ví dụ kinh điển nhất.

Đừng để phim ảnh đánh lừa, chỉ 8 cao thủ này có thể đánh bại Giang Nam Thất Quái trong các trận đối đầu

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 27/07/2025 11:00
Những cao thủ có thể đối đầu với Giang Nam Thất Quái là ai?

Lật lại cái chết bí ẩn của ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long

Phong cách sống - Mi Vân - 27/07/2025 10:00
Ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long đột ngột qua đời ở tuổi 33. Sau đó, nhiều giả thuyết đã lan truyền, nhưng cho tới giờ, sự ra đi đó vẫn là một bí ẩn.

Xem lại cảnh Ngọc Hoàng chui gầm bàn, tôi càng thích mê Tây Du Ký 1986: Thật sự thâm sâu!

Điện ảnh - Trương Lương - 27/07/2025 09:00
Phim Tây Du Ký 1986 được đạo diễn bởi Dương Khiết, dựa trên nguyên tác của Ngô Thừa Ân, đa tầng ý nghĩa, thật sự thâm sâu.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Khi căng thẳng trở thành chất độc

Từ sách - Phim - Quìn - 27/07/2025 08:00
Căng thẳng không chỉ khiến bạn mất ngủ hay cáu gắt. Nó thực sự là một chất độc lặng lẽ phá hoại cơ thể và tinh thần từng chút một, ngay cả khi bạn không nhận ra.

Tuyệt đỉnh Kungfu - "Làm người phải biết nhân nghĩa, bằng không giỏi đến mấy cũng chỉ là cặn bã"

Điện ảnh - Trương Lương - 26/07/2025 12:00
Cao thủ thực sự không cần đến danh tiếng..."

"Trí tuệ du lịch" của giới trẻ, họ giải quyết nhiều vấn đề khó khăn mà không tốn bất kỳ chi phí nào!

Kỹ năng - Nhật Anh - 26/07/2025 11:00
Khi đi du lịch, bạn phải theo kịp tốc độ của những người trẻ tuổi. Một số "trí tuệ du lịch" mà họ nghĩ ra thật tuyệt vời đến nỗi mọi người không thể không khen ngợi khi nhìn thấy chúng.

Kinh khủng hơn bất hiếu là kiểu con cái đang ăn mòn nhiều gia đình này

Suy ngẫm - Đông - CFB - 26/07/2025 10:00
Đáng sợ hơn, kiểu con cái này lại thường được ngụy trang dưới vẻ ngoài bận rộn.

‘Sức mạnh của người thấu cảm’ - Mở ra cánh cửa ‘siêu năng lực’ của người thấu cảm

Từ sách - Phim - FN - 26/07/2025 09:00
Sự thấu cảm như con dao hai lưỡi. Một mặt, nó là nền tảng của sự tử tế, lòng trắc ẩn và khả năng chữa lành, nhưng nếu không biết cách sử dụng, người thấu cảm có thể trở thành ‘thảm chùi chân’ của người khác đến mức đánh mất chính mình.

Muốn dữ liệu tạo ra giá trị, đừng bỏ qua 5 câu hỏi cốt lõi này

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2025 08:00
Nhiều doanh nghiệp đổ tiền vào hệ thống, AI, phân tích... nhưng quên mất một điều: dữ liệu chỉ hữu ích khi phục vụ đúng mục tiêu.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 27/07/2025