Bạn có bao giờ thắc mắc, vì sao một số thông điệp dù ý nghĩa nhưng vẫn chìm nghỉm giữa biển thông tin? Vì sao chỉ với ba từ ngắn gọn “Cứ làm đi” mà doanh thu của Nike tăng trưởng hơn mười lần?
Hãy thử áp dụng công thức “lấy ngắn nuôi dài” trong cuộc sống và công việc. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một chút đơn giản có thể tạo nên những điều phi thường ra sao.
Cuốn sách “Đơn giản mà nói” (tựa gốc: Simply Put) để chia sẻ những công cụ vô cùng hữu ích của nghệ thuật truyền tải thông điệp đúng trọng tâm cũng như những yếu tố khoa học tác động, giúp các cá nhân và doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn.
Chế độ mặc định của chúng ta là phớt lờ và quên đi nhiều thứ vì điều đó giúp ta tiếp tục sống cuộc đời của mình. Thế nhưng, khi trở thành người mang thông điệp, cơ chế sinh học này lại trở thành một rào cản lớn.
Trong một thế giới mà sự chú ý là một nguồn tài nguyên khan hiếm, cuốn sách “Đơn giản mà nói” (Simply Put) của Ben Guttmann nhắc nhở chúng ta rằng đôi khi ít hơn lại là nhiều hơn – thông điệp đơn giản nhất là thông điệp mạnh mẽ nhất.
Vì sao câu nói “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của Donald Trump tạo ra sức mạnh to lớn? Vì sao câu “Thưởng thức theo cách bạn muốn” của Burger King thu hút đông đảo khách hàng? Vì đó là những thông điệp chứa đựng sức mạnh của sự đơn giản.
Trong thế giới hiện đại tràn ngập thông tin, không thiếu những thông điệp marketing nhanh chóng trở thành biểu tượng văn hóa, trong khi số khác chìm vào quên lãng. Tại sao như vậy?
Chúng ta thường quên rằng cách chúng ta giao tiếp cũng cần được thiết kế. Bạn cần phải nhìn nhận rằng những thông điệp của mình như thứ gì đó có thể và cần phải được thiết kế.