Destination- Bước ra thế giới: Thay đổi hay mãi là kẻ tụt hậu?

07/06/2021 18:00
Destination- Bước ra thế giới: Thay đổi hay mãi là kẻ tụt hậu?

Ngày nay, mọi người đang nói robot lấy đi việc làm của con người và chẳng mấy chốc sẽ không còn việc làm cho con người. Một số người lo nghĩ, nhưng số khác nghĩ điều đó không xảy ra.

Sự thật là điều đó sẽ xảy ra, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Nhưng vấn đề là chúng ta đối phó với xu hướng toàn cầu hóa như thế nào? Chúng ta học các kỹ năng mới để tận dụng ưu thế của xu hướng tự động hóa này như thế nào? Chúng ta cần biết việc làm nào sẽ bị xóa bỏ, việc làm nào sẽ được tạo ra, và kỹ năng nào sẽ được cần đến? Hay bạn chỉ ngồi và đợi robot lấy đi việc làm của bạn?

Ba làn sóng toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là cách tiếp cận động, luôn thay đổi qua thời gian. Nó bao gồm nhiều pha, các nhà kinh tế gọi đó là những làn sóng. Làn sóng thứ nhất của toàn cầu hóa liên quan đến yếu tố chi phí- các công ty chuyển công việc sang nước có chi phí thấp hơn để gia tăng lợi nhuận với các ngành dệt may, chế tạo nhẹ... [...]Làn sóng thứ hai của toàn cầu hóa liên quan đến chất lượng và tính hiệu quả, được coi là sự “bùng phát kinh tế”, thay vì gia công với lao động trình độ thấp, các công ty toàn cầu sẽ đầu tư để sử dụng nguồn lực lượng lao động có kỹ năng vào các lĩnh vực tài chính, kinh doanh, CNTT...[...] Làn sóng thứ ba liên quan đến việc đạt hiệu quả và canh tân ở nơi mà các công ty tận dụng ưu thế thành công của các pha trước, là pha tối thượng của toàn cầu hóa vì giá trị đặt lên sự cộng tác lẫn nhau giữa các nước, các công ty, nơi mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp thành đối tác.

[...]

Các kỹ năng then chốt

Thứ nhất: Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Với toàn cầu hóa, ngoại ngữ không còn là thứ xa xỉ mà còn là điều cần thiết. Nếu bạn chỉ nói một thứ tiếng, bạn không có mấy cơ hội trong thế giới được kết nỗi này. Theo một nghiên cứu mới, nhân công thế kỷ 21 cần biết ít nhất hai đến ba thứ tiếng để có được việc làm trả lương cao.

Thứ hai: Kỹ năng máy tính. Với việc ra tăng ứng dụng CNTT, nhân công phải có tri thức về máy tính. Nếu bạn không biết cách dùng máy tính, bạn sẽ không có khả năng có được việc làm trả lương cao. Thậm trí bạn sẽ không kiếm được việc làm. Bạn không phải chuyên gia hay người lập trình, nhưng ít nhất bạn phải biết cái gì đó về CNTT và dùng máy tính trong công việc của bạn.

Thứ ba: Kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Nhà doanh nghiệp là người tạo ra và quản lý doanh nghiệp. Họ phải tổ hợp tri thức công nghệ và kỹ năng doanh nghiệp để phát triển chiến lược kinh doanh và duy trì vị thế của mình trong thị trường năng động này.

Thứ tư: Kỹ năng tài chính. Trong thị trường cạnh tranh cao này, tri thức kỹ thuật là không đủ, mà kỹ năng doanh nghiệp như quản lý tài chính mới là mấu chốt. Biết cách giữ cho công ty vận hành hiệu quả và cân bằng với việc sinh lời là điều quan trọng. [...]

Thứ năm: Kỹ năng làm việc nhóm. Ngày nay, phần lớn công việc đều yêu cầu làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề lớn và phức tạp và tăng năng suất, thúc đẩy tri thức đa dạng, kỹ năng, kinh nghiệm...

[...]

Học tập suốt đời

Người châu Phi có câu ngạn ngữ:” Mỗi sáng ở châu Phi, linh dương thức dậy. Nó biết nó phải chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất, nếu không nó sẽ bị chết. Mỗi sáng sư tử thức dậy. Nó biết nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất, nếu không nó sẽ đói đến chết”. Liên tục học tập không phải là điều gì đó bạn làm khi có thời gian, mà là điều bạn làm để sống còn.

Cũng như tập thể dục giúp cho cơ bắp phát triển mạnh mẽ, việc học liên tục giúp cho trí não trở nên tích cực, năng động hơn. Học tập suốt đời là quá trình trưởng thành, thay đổi và thích nghi; thậm trí khi đã lớn tuổi, trí não vẫn còn tỉnh táo. Có những người tin rằng việc học dừng lại sau khi họ rời ghế nhà trường. Họ không thích thay đổi, chỉ ưa thích làm theo thói que, làm cùng một điều mà không suy nghĩ nhiều . Đến tuổi trung niên, họ đã có triệu chứng lãng quên hay dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.

Có những người tính tò mò ham muốn tìm ra mọi thứ. Họ không chấp nhânh điều họ được nói cho biết, mà tự nghiên cứu cho đến khi họ hiểu đầy đủ. Họ tích cực làm theo cách của riêng mình để học được nhiều hơ, cho đến khi họ hiểu mọi thứ. Họ muốn biết mối liên hệ giữa điều họ học và điều họ biết. Họ đặt ra các câu hỏi giúp họ đưa tri thức mới vào bối cảnh rộng lớn hơn. Với họ, học tập suốt đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.

Trái lại, có những người có xu hướng chấp nhận bất cứ cái gì khi được bảo mà khồn thắc mắc.Họ không thích nghi nhiều và hiếm khi thăm dò những ý tưởng mớ, mà chấp nhận mọi thứ. Họ không thích bị bận tâm với những điều phức tạp và thỏa mãn với trí thức hữu hạn của họ. Họ nhìn vào những mảnh nhỏ và chưa bao giờ hiểu bức tranh tổng thể. Họ thường phụ thuộc vào người khác. Họ thụ động trong học tập và sợ sai lầm, cho nên họ có xu hướng làm ít nhất có thể để giảm thiểu rủi ro. 

[...]

Bạn là tuýp người nào trong hai tuýp người trên? Bạn có định thay đổi? Bạn chọn học tập suốt đời hay sống chấp nhận để rồi tụt hậu, là nạn nhân của sự thay đổi? Là do sự lựa chọn của bạn. 

-----------------------------

Hình ảnh: Đặng Thị Nhài 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025