Cố ca sĩ - nhạc sĩ Duy Khánh: Huyền thoại Bolero

12/11/2019 10:18
Cố ca sĩ - nhạc sĩ Duy Khánh: Huyền thoại Bolero

Âm nhạc của Duy Khánh đậm dấu ấn âm hưởng dân ca miền Trung. Ngay từ khi sớm nổi tiếng với những ca khúc của Phạm Duy, ca sĩ Duy Khánh đã định hình cho mình một phong cách âm nhạc dân gian...

Giọng hát Duy Khánh (1936-2003) sớm có sức cạnh tranh một thời với các giọng ca Hùng Cường, Nhật Trường và Chế Linh. Tuy mỗi người một màu sắc khác nhau nhưng Duy Khánh có làn hơi khỏe và ngân dài khó ai địch nổi. Hơn nữa, Duy Khánh lại chuyên hát dòng nhạc quê hương tạo nên “đặc sản” cho riêng mình.

Cả cuộc đời Duy Khánh chỉ hát về quê hương với âm sắc ngọt ngào trong sáng pha chút u buồn nhưng không ủy mị.

Một trò chơi “Trời cho”

Ngay khi biết cậu nhỏ Diệp (Nguyễn Văn Diệp, tên khai sinh của Duy Khánh) cứ ca hát suốt ngày chả chịu học hành, ông bố đã cấm tiệt. Nhưng cậu nhỏ Diệp đâu dễ bỏ thói quen. Mỗi khi đi học hay đến trường, cậu Diệp thường trốn đi tập hát. Nhiều đêm cậu còn đóng kín cửa, chui đầu vào chum gạo hát véo von cho đến sáng mới thôi.

Giọng hát tự nhiên trong trẻo vang ngân được ông trời ban cho đã tạo nên tính cách lãng mạn bay bổng của Diệp. Cậu mong ước sau này trở thành ca sĩ làm rạng danh gia tộc thuộc dòng dõi “Quận công” từ thời ông nội để lại. Sau khi tốt nghiệp cấp hai, Diệp được gia đình cho chuyển từ quê Quảng Trị vào Huế học lên Trung học toàn phần (1952).

                
Cố nhạc sĩ, ca sĩ Duy Khánh lúc trẻ.

Được vào Huế như chim sổ lồng, cậu Diệp chỉ tập trung vào đàn ca sáo nhị, hát hò thâu đêm. Diệp trở thành ca sĩ chính của ban nhạc trẻ ở Huế. Cậu còn được mời về Sài Gòn tham gia các chương trình phụ diễn ở các rạp chiếu bóng. Thậm chí, dù mới chỉ 16 tuổi, Diệp còn được hát chung với ca sĩ nổi tiếng Tuyết Mai lúc bấy giờ. Cậu tự lấy nghệ danh cho mình là Tăng Hồng và mạnh dạn dự thi đơn ca tại đài Pháp Á tổ chức ở Huế (1955).

Ai ngờ, giọng hát của Tăng Hồng đoạt giải Nhất với ca khúc “Trăng thanh bình”. Giải thưởng như một sự khẳng định tài năng ca hát của Diệp. Năm sau cậu bỏ học trốn gia đình vào Sài Gòn lập nghiệp.

Sài Gòn vào năm 1956 đang nở rộ trào lưu tân nhạc. Không khí âm nhạc rất sôi nổi cùng với sự hiện diện lừng lẫy của Thanh Thúy, Thái Thanh, Thái Hằng, thêm nữa nào là Phạm Duy, Duy Trác, Nhật Trường, Chế Linh, Hùng Cường…

Ca sĩ Duy Khánh (Duy từ tên Phạm Duy; Khánh là tên bạn thân của Diệp từ nhỏ) lúc đó không mấy được chú ý. Không ngờ, chỉ mới nghe Duy Khánh hát thử, nhạc sĩ Phạm Duy lập tức mời anh tham gia chương trình ca nhạc Hoa Xuân. Đặc biệt Duy Khánh được chọn cùng danh ca Thái Thanh hát hai ca khúc của Phạm Duy thì mọi sự thay đổi hẳn đối với Duy Khánh. Đó là thời điểm năm 1965, Duy Khánh nổi lên trên bầu trời âm nhạc với hai ca khúc “Con đường cái quan” và “Mẹ Việt Nam”.

Có thể gọi đây là hai bản trường ca đòi hỏi giọng hát cao vút, ngân vang mới biểu hiện được tư tưởng của tác giả. Duy Khánh trình bày chững chạc và có chiều sâu nội tâm. Có thể nói, chỉ giọng nam cao (Terno I) của Duy Khánh mới đủ sức thể hiện được hai tác phẩm này. Từ đó, các ca sĩ gạo cội có cái nhìn khác hẳn với giọng hát của Duy Khánh. Họ nể trọng và thán phục tài năng thiên bẩm của anh.

Sau này người nghe còn nhắc đến tác phẩm “Hòn Vọng phu” qua cặp song ca Duy Khánh - Hoàng Oanh. Ít có nam ca sĩ hát lại bài này vì thấy giọng hát của Duy Khánh đạt tới đỉnh khó vượt qua. Còn nữa, với ca khúc “Vọng ngày xanh”, người nghe cũng đã quen với giọng hát cao vút Thái Thanh. Coi như đó là bài hát độc quyền của Thái Thanh. May ra chỉ có Hùng Cường mới thể hiện phần nào so với Thái Thanh khi biểu diễn ca khúc này. Nhưng đến khi Duy Khánh trình bày thì khác hẳn. Anh đã gây sự náo nhiệt trong khán giả. Đến đoạn kết phải ngân lâu thì Duy Khánh đã thể hiện một khả năng kéo dài bất tận. Khán giả bật dậy vỗ tay tới bốn lần tán thưởng mà tiếng hát Duy Khánh vẫn ngân nhẹ nhàng và dần tan biến vào trong khoảng lặng.

Không ai khác, nhạc sĩ Phạm Duy đã nhận xét: “Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng của tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh (Huế)”. Ông còn nói ca sĩ Duy Khánh có thể ngân dài tới 21 nhịp và chuyển từ thấp lên cao, vượt quãng hai bát độ một cách thanh thoát như chim bay.

Nỗi buồn xa xứ

Mâu thuẫn nội tâm trong cuộc đời của Duy Khánh đã được báo hiệu từ những ngày anh bước chân sang xứ người (1988). Tưởng như cuộc đời sẽ đổi thay khi cả gia đình được người em bảo lãnh sang Mỹ, nhưng có ngờ đâu, tâm hồn Duy Khánh lại trở nên bạc nhược mệt mỏi. Lòng anh luôn luôn muốn trở về, tâm hồn anh bị xao động vì nỗi nhớ quê hương. Giọng hát đã pha những nghẹn ngào tiếc nuối.

Bên cạnh đó, những sáng tác của Duy Khánh luôn ẩn chứa nỗi sầu thương. Ân oán cuộc đời anh trao gửi hết vào lời ca khi hát về nỗi buồn xa xứ. Mỗi lời cất lên là một nỗi ám ảnh cố hương. Hãy lắng nghe rằng: “Anh ơi, cho dù anh trở về quê hương hoặc còn tha phương. Xin anh còn giữ vẹn câu thề. Dù gió mưa về vẫn một lòng yêu mến quê. Ngày mai ta xa nhau rồi, nhưng tin trong đời anh sẽ còn gặp tôi. Quê cũ mừng vui” (Xin anh giữ trọn tình quê).

Cho dù đây là bài hát anh đã sáng tác từ hồi 1966 với lời nhắn nhủ người khác đã chia tay bạn bè thân thương khi bỏ xứ xa quê. Vậy mà giờ đây anh hát cho chính mình, khóc vì đã dấn thân tha hương xứ người.

                
Cố nhạc sĩ, ca sĩ Duy Khánh thập niên 70.

Phải nói, ca sĩ Duy Khánh là một nhạc sĩ chuyên sáng tác những ca khúc về tình yêu quê hương xuất sắc. Những chùm bài hát về Huế của anh rất đặc sắc và có những bài sống mãi với thời gian như: “Ai ra xứ Huế”, “Sầu cố đô”, “Thương về miền Trung”, “Thư về em gái thành đô”, “Bao giờ em quên”... Anh cũng là một trong số ít ca sĩ có khả năng sáng tác ca khúc như Từ Công Phụng, Chế Linh, Nhật Trường và Đức Huy.

Thực ra Duy Khánh cũng là một trường hợp hiếm có khi vừa mới vào nghề ca hát, anh đã sáng tác khá sớm. Thậm chí từ năm 1959 anh đã có sáng tác rất nổi tiếng là “Thương về miền Trung” hay “Ai ra xứ Huế”. Nhiều người ngỡ ngàng vì anh mới ngoài 20 tuổi chưa có tiếng tăm gì trong làng ca hát nhưng lại mọc mũi sủi tăm qua những sáng tác đầu tay. Chỉ một năm sau, Duy Khánh đã có sáng kiến xuất bản nhạc bướm với chủ đề “1001 Bài ca hay nhất” (1960). Bản nhạc bướm phát hành được nhiều nhạc sĩ ủng hộ vì bản in đẹp và dễ bán. Bản nào cũng được minh họa trình bày khá hấp dẫn.

Trong thời gian sống ở Mỹ, nhạc sĩ Duy Khánh lập trung tâm nhạc Trường Sơn để tự sản xuất đĩa hát và quy tụ những nhạc sĩ nổi tiếng ra mắt Album. Đáng chú ý, Duy Khánh còn mở lớp dạy nhạc cho các con em Việt kiều, ngay tại trung tâm của mình. Lớp học luôn hướng tới tình yêu quê hương qua rất nhiều cung điệu truyền thống.

Âm nhạc của Duy Khánh đậm dấu ấn âm hưởng dân ca miền Trung. Ngay từ khi sớm nổi tiếng với những ca khúc của Phạm Duy, ca sĩ Duy Khánh đã định hình cho mình một phong cách âm nhạc dân gian. Những sáng tác của anh khởi đầu từ thập niên 60 chan chứa nỗi niềm tình quê. Nếu tính từ ca khúc “Đêm nào trăng sáng” (1959) đến “Điệu buồn chia xa” (1994), Duy Khánh đã viết 38 tác phẩm và phát hành 50 Album ca nhạc. Trong thời gian 15 năm sống trên đất Mỹ anh khó sáng tác hơn trước. Nhiều đêm anh đã khóc vì mong muốn được trở về. Nỗi buồn tha hương day dứt tâm hồn anh.

Nhớ quá mẹ hiền, nhớ quá anh em

Khán giả không thể quên đôi mắt đọng sầu của Duy Khánh mỗi khi anh hát ca khúc “Xuân này con không về” và “Người lính già xa quê hương”. Mười lăm năm tha hương. Tết nào anh cũng hát với nấc nghẹn trong con tim. Mọi người vừa nghe vừa nhỏ lệ cùng anh qua lời ca: “Nhớ quá mẹ hiền, nhớ quá anh em. Vẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọi. Vẫn thấy trong tim canh cánh đường về. Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm. Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương”.

Thật tiếc cho người nghệ sĩ tài hoa này không thực hiện được ước nguyện của mình. Mỗi lần định về lại một lần lỡ hẹn. Đúng đầu xuân năm 2003, Duy Khánh vĩnh viễn ra đi trong cơn bạo bệnh. Đó chính là căn bệnh suy sụp trong tâm hồn.

Dự tang của anh, mọi người thầm lặng đi theo sau xe tang mà vẫn nghe lời anh ngân nga vẳng lên trong không trung: “Hương Giang thuyền không chỗ đậu. Ngự viên có bướm hoa vàng. Hay là hài xưa yêu dấu. Đưa người đẹp ấy sang ngang” (Bao giờ em quên). Duy Khánh được khán giả vinh danh là một “huyền thoại” của dòng nhạc Bolero ở Việt Nam.

Theo Bội Kỳ/ VNCA,CAND


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Kịch sử Việt: Lặng lẽ mà bền bỉ

Từ góc nhìn của một tác giả trẻ, sân khấu về sử Việt có nhiều hy vọng tồn tại trong bối cảnh khó khăn chung.

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát xin rút khỏi Hội đồng duyệt phim quốc gia

Lý do, theo bà Nguyễn Thị Hồng Ngát là "cá nhân mình thấy quá mệt mỏi".

Đầu bếp sao Michelin có hình xăm độc đáo của truyền hình ẩm thực Pháp đến Việt Nam

Sanchez Guillaume, đầu bếp sao Michelin đến từ Pháp, nổi tiếng trong chương trình truyền hình ẩm thực “Who will be the next big Pastry Chef?” (Mùa 2) và “Top Chef France” (Mùa 8) sẽ đến Việt Nam trong tháng 11 này.

Marvel chính thức phản hồi lời chê bai phim của Martin Scorsese

Kevin Feige cho rằng bất kỳ ai cũng có quan điểm riêng về điện ảnh (như Martin Scorsese) nhưng trong khi đó, ông vẫn sẽ tiếp tục làm phim.

Bảo Thy chính thức khoe ảnh cưới trước ngày lên xe hoa 16.11

Như vậy là sau Đông Nhi, Bảo Thy sẽ chính thức lên xe hoa vào ngày 16.11 tới.

Tân tổng thống Argentina tự hào về con trai đồng tính là nghệ sĩ drag queen

Bị nhiều người dè bỉu vì có con biểu diễn drag queen và đồng tính, tân tổng thống của Argentina không hề cảm thấy khó chịu mà ngược lại còn công khai bày tỏ sự tự hào.

Việt Trinh - Hồng Ánh nhắc nhớ về một thời 'Người đẹp Tây Đô'

Nữ diễn viên Hồng Ánh vừa có những chia sẻ về kỷ niệm với diễn viên Việt Trinh - hai nghệ sĩ trong vai Bạch Vân (Hồng Ánh), Bạch Cúc (Việt Trinh) trong phim Người đẹp Tây Đô cách đây 23 năm.

Đông Nhi - Ông Cao Thắng tung clip đám cưới ngọt ngào, lãng mạn và cảm động

Sau hai ngày tổ chức lễ cưới, cặp đôi Đông Nhu - Ông Cao Thắng đã có những chia sẻ về đám cưới của mình

Bên trong căn biệt thự ở Mỹ của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng

Dù sở hữu căn biệt thự triệu đô trên đường Thất Sơn, cư xá Bắc Hải, Q.10, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng còn có một cơ ngơi sang trọng ở Mỹ. Mới đây, một người bạn của giọng ca “Góc khuất” đã chia sẻ hình ảnh về tổ ấm ở Mỹ của Đàm Vĩnh Hưng.

Người đàn bà trong tôi – Không phải lúc nào tôi cũng là cô thiếu nữ tuổi mười bảy

Từ sách - Phim - Quìn - 03/05/2024 09:00
Người ta nói đúng: khi bạn có con, không ai có thể giúp bạn chuẩn bị điều gì. Đó là một phép màu. Bạn đang tạo ra một cơ thể khác.

Tài chính cho mọi người - Mách bạn 4 cách quản lý rủi ro trong cuộc sống.

Từ sách - Phim - Quìn - 03/05/2024 08:00
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tác động của những tình huống không mong muốn, cũng như đảm bảo sự ổn định và thành công của mình là vấn đề được nhiều người quan tâm.

CMMI-1

Blog GS John VU - GS John Vu - 02/05/2024 12:00
Hỏi: Tổ chức của tôi muốn bắt đầu chương trình cải tiến qui trình bằng cách dùng CMMI làm khuôn khổ.

Người cha vĩ đại của showbiz Việt: Bán nhà, bỏ việc vì con khiến nhiều người phải nể phục, rơi lệ

Truyền cảm hứng - Li La - 02/05/2024 11:00
Để con có được cuộc sống bình thường như hiện tại, nghệ sĩ Quốc Tuấn không chỉ bán nhà mà còn phải vượt qua nhiều giai đoạn đau khổ, tuyệt vọng.

9 điều tưởng ngược đời nhưng lại là chân lý, ai hiểu mới biết cách sống không thiệt thòi

Suy ngẫm - Trung Hạ - 02/05/2024 10:00
Đọc 9 điều dưới đây, bạn ngộ ra được bao nhiêu đạo lý?

Người đàn bà trong tôi - Hồi ký thoát khỏi “lâu đài" của công chúa nhạc pop Britney Spears

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 02/05/2024 09:00
 “Britney Spears - Người đàn bà trong tôi" chính là nguồn động viên và khích lệ cho mỗi người phụ nữ trên con đường của mình, để có thể sống một cuộc sống tự do đích thực.

Khách sạn cổ 129 năm tuổi ở miền Tây, gắn liền với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp

Từ sách - Phim - Nguyễn Phượng - 02/05/2024 08:00
Ngoài kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn thu hút sự quan tâm của du khách bởi câu chuyện tình buồn của chính chủ nhà và nữ nhà văn người Pháp.

AGILE

Blog GS John VU - GS John Vu - 01/05/2024 12:00
Câu hỏi: Ý kiến của thầy về lập trình AGILE (mau lẹ) là gì? Tôi có một tổ muốn thực hiện nó, nhưng họ gần như là theo cách tiếp cận “viết mã & cho chạy”.

Bức thư trong buổi họp phụ huynh - Người yêu thương bạn nhất nhưng không bày tỏ

Truyền cảm hứng - PV - 01/05/2024 11:00
Bố không hay thể hiện tình cảm với con như mẹ, nhưng đằng sau sự im lặng dõi theo đó là cả một bầu trời yêu thương.

Không phải lười biếng, đây mới là điều khiến nhiều người nghèo khó cả đời

Suy ngẫm - Huyền Giang - 01/05/2024 10:00
Có 3 thói quen quan trọng dễ khiến bạn trở nên nghèo khó nhưng bạn không hề hay biết. Nếu muốn có cuộc sống giàu sang, khá giả, bạn cần thay đổi ngay hôm nay.

Người đàn bà trong tôi - Sự thật đằng sau tấm ảnh cạo trọc đầu của Britney Spears

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 01/05/2024 09:00
Chúng ta vẫn thường biết về Britney Spears với hình ảnh một ngôi sao trượt dốc, trở nên điên loạn và bị kiểm soát suốt nhiều năm, nhưng có lẽ ít người biết đằng sau những phản ứng bốc đồng của cô trong quá khứ là những nỗi đau giấu kín suốt nhiều năm.

Chân dung những điệp viên hoàn hảo

Tủ sách - Minh Đức - 01/05/2024 08:00
Vì tính chất bí mật của hoạt động tình báo mà các nhà tình báo Việt Nam ngay cả khi đã hoàn thành nhiệm vụ và về hưu thì phần lớn họ vẫn chọn một cuộc sống hết sức thầm lặng, thậm chí không muốn tiết lộ bất cứ điều gì về nghiệp vụ của mình.

Làm thế nào để áp dụng những gì bạn đọc vào cuộc sống?

Kỹ năng - TĐ - 30/04/2024 12:00
Dưới đây là những lời khuyên như một cách để tự thử nghiệm áp dụng những gì bạn đọc vào cuộc sống của mình, từ đó có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ca sĩ Bùi Anh Tuấn ‘Vẽ lại bức tranh của mẹ’

Thư giãn - Tiểu Vũ - 30/04/2024 11:00
Sau nhiều năm vắng bóng, ca sĩ Bùi Anh Tuấn đã trở lại với ca khúc “Vẽ lại bức tranh” trong OST “Lật mặt 7” của Lý Hải.

Trước 40 tuổi, làm 4 điều này càng sớm càng tốt để tương lai ổn định, thảnh thơi!

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 30/04/2024 10:00
Chỉ khi bạn đã làm việc chăm chỉ trong nửa đầu cuộc đời, bạn mới có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái trong nửa sau của cuộc đời.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 03/05/2024