Mulla Nasruddin từng xin làm việc trên một con tàu và có 3 sĩ quan phỏng vấn ông. Một sĩ quan hỏi: “Một cơn lốc xoáy xuất hiện, thủy triều dâng cao và con tàu sắp chìm. Trong tình huống đó, anh sẽ làm gì?”
Mulla đáp: “Không thành vấn đề, tôi sẽ làm đúng kỹ thuật, tôi sẽ cho dừng tàu và hạ neo”.
Một vị khác hỏi: “Nhưng rồi một đợt thủy triều khác ập tới và con tàu gần như chìm xuống. Anh sẽ làm gì?”
Mulla lại đáp: “Cũng vậy thôi. Tôi sẽ hạ một mỏ neo khác, con tàu nào cũng chở theo nhiều mỏ neo”.
Vị sĩ quan thứ 3 hỏi tiếp: “Nhưng rồi một cơn thủy triều khác kéo tới…”
Lần này, Mulla không đợi sĩ quan hỏi xong: “Các vị đang lãng phí thời gian của tôi. Tôi sẽ xử lý theo cách tương tự những lần trước thôi – tôi hạ một mỏ neo khác để con tàu trụ vững trước sóng thủy triều”.
Vị sĩ quan đầu tiên hỏi: “Anh lấy đâu ra tất cả những mỏ neo đó?”
Bấy giờ, Mulla đáp: “Thật là một câu hỏi kỳ lạ. Vậy từ đâu các vị có tất cả những con sóng thủy triều kia? Chúng đều đến từ cùng một nguồn! Nếu các vị có thể tưởng tượng ra những con sóng thủy triều, tại sao tôi lại không thể tưởng tượng ra các mỏ neo? Các vị cứ tạo ra bao nhiêu con sóng thủy triều tùy thích, và tôi sẽ tiếp tục hạ những mỏ neo ngày càng nặng hơn”.
Giận dữ cũng như vậy.
Giận dữ, ghen tuông, đố kỵ, tham lam, ganh đua… -tất cả các vấn đề của chúng ta đều rất nhỏ nhưng cái tôi của chúng ta phóng đại chúng lên, làm cho chúng to lớn hết mức có thể. Cái tôi không thể làm gì khác, cơn giận của nó cũng phải to lớn. Với cơn giận to lớn, nỗi đau khổ to lớn, lòng tham lam to lớn và tham vọng to lớn, cái tôi trở nên to lớn.
“Hàng triệu lần” – tâm trí của chúng ta rất giỏi phóng đại. Bạn gặp phải những vấn đề nhỏ, và nếu bạn có thể ngừng làm quá lên mà chỉ quan sát, khi đó, bạn sẽ thấy một chú chó nhỏ đang đứng ngoài cửa. Bạn cũng không cần phải chạy cả mấy đoạn đường, cuộc sống của bạn không hề bị đe dọa.
Khi cơn giận kéo đến, nó sẽ không giết chết bạn. Nó đã ở cùng bạn nhiều lần trước đó và bạn hoàn toàn bình an vô sự. Nó chính là cơn giận mà bạn từng trải trước đây. Bạn chỉ cần làm một việc mới mẻ này thôi, một việc mà bạn chưa từng làm, đó là thay vì bị cuốn vào cơn giận và chiến đấu với nó như mọi lần trước đó, lần này bạn chỉ cần quan sát như thể nó không thuộc về bạn, như thể nó là cơn giận của ai khác. Khi làm vậy, bạn sẽ vô cùng bất ngờ nhận ra nó sẽ biến mất chỉ sau vài giây. Và khi cơn giận biến mất mà không gặp bất kỳ sự phản kháng nào, nó sẽ để lại cho bạn một trạng thái vô cùng đẹp đẽ, tĩnh lặng và tràn ngập tình yêu thương.
Khi bạn không chiến đấu với cơn giận, nguồn năng lượng vốn có thể bị dùng cho việc chiến đấu đó được giữ lại trong bạn. Năng lượng thuần khiết là niềm vui.
Không chỉ giận dữ, mà mọi cảm xúc của: hỉ, nộ, ái, ố đều ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của bạn. Theo thời gian, tất cả những cảm xúc này sẽ biến mất, chúng sẽ không đến nữa – chúng không đến nếu không được mời.
Người nào biết cách tận hưởng niềm vui, chế ngự nỗi buồn, cảm xúc của họ luôn điều hòa một cách nhịp nhàng.
---
“Cảm xúc” Osho - chuyển hóa nỗi sợ hãi, giận dữ và ghen tuông thành năng lượng sáng tạo. Cuốn sách không đơn thuần chỉ bàn về cách chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực, mà quan trọng hơn, là giúp bạn sống tỉnh thức và trưởng thành hơn về mặt tâm linh. Osho sẽ giúp bạn hiểu tâm trí của chúng ta được tạo bởi cái đầu và trái tim. Nếu đặt nặng trái tim, bạn sẽ khiến người khác tổn thương, nhưng đổi lại, nếu là người sống quá lý trí, bạn sẽ làm đau chính mình.
Vậy đâu là lựa chọn tối ưu? Vượt-lên-trên cả cái đầu và trái tim, tách mình ra khỏi tâm trí để trở thành người quan sát và có thể chứng kiến mọi chuyện một cách sáng suốt nhất chính là giải pháp Osho đưa ra. Khi ấy, sẽ không có nỗi buồn, cơn giận, sự ghen tuông - chỉ có sự sáng tỏ, tĩnh lặng và phúc lành.