Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc từ... miếng da vụn được cho

01/05/2021 13:00
Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc từ... miếng da vụn được cho

Thông thường người ta chọn gỗ, đá để điêu khắc, lạ hơn thì chọn vỏ trứng, nhưng cô gái ở Hà Nội chọn cách đặc biệt là chạm khắc trên da bò thuộc. Những chiếc ví, túi xách với những họa tiết nổi bật và tinh xảo, sẽ thu hút bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Trong căn phòng nhỏ chừng 10m2 trên phố Lò Đúc, Hà Nội, tiếng búa gõ đều tay vang lên từng hồi. Nguyễn Ngọc Diệu Linh, 33 tuổi, say sưa với các tác phẩm nghệ thuật của mình. Cô gái nhỏ nhắn đã từ bỏ công việc ổn định với mức lương khá, để mải miết kiếm tìm đam mê đích thực suốt 6 năm qua.

Cô hiện là chủ một thương hiệu đồ da thủ công, ra đời từ năm 2015, nổi bật với các sản phẩm được làm dựa trên kỹ thuật chạm khắc, thúc khối nổi, nhuộm màu công phu trên bề mặt da bò thuộc từ thảo mộc. Mỗi sản phẩm là một câu chuyện nghề, gom góp lại làm nên một hành trình đầy bản lĩnh và truyền cảm hứng.

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 1.

Công việc chạm khắc trên da vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Nguyễn Ngọc Diệu Linh thuộc thế hệ những người đầu tiên bắt đầu mò mẫm về kĩ thuật này

 

Độc đáo cô gái Hà Nội chạm khắc trên da tinh xảo: Nghỉ công việc ổn định, bắt đầu sự nghiệp từ miếng da vụn được cho (Thực hiện: Minh Nhân)

"Mình bắt đầu từ miếng da vụn và dụng cụ được cho"

Diệu Linh đam mê hội họa, bắt đầu vẽ tranh một cách nghiêm túc như họa sĩ từ năm 16 tuổi. Lên Đại học, cô chọn theo đuổi Khoa Đồ họa, được tiếp cận sâu hơn về mỹ thuật, hình khối và màu sắc.

Tốt nghiệp, Linh trở thành một graphic designer (nhà thiết kế đồ họa), chuyên thiết kế banner cho các thương hiệu, mức thu nhập khoảng 10 - 15 triệu đồng tùy thời điểm. Trong quá trình làm nghề, cô cảm thấy công việc không phù hợp và không giúp tôi rèn bản thân.

"Thực ra mọi người thường nghĩ graphic designer là những người rất tỉ mỉ, cẩn thận, nhưng mình thời điểm đó không được như thế", Linh tự nghĩ do bản thân không yêu nghề, hay tính cách vốn đã hời hợt với mọi thứ? Cô thử sức với một số công việc khác nữa, nhưng đều không có kết quả.

Cách đây 6 năm, Linh biết đến da bò thuộc từ thảo mộc. Cô bắt đầu cơ duyên từ những miếng da vụn và những công cụ được cho. Niềm yêu thích thôi thúc cô tìm hiểu kiến thức trên các kênh mạng xã hội, rồi học ghép những miếng da thành sản phẩm hoàn chỉnh. Điều này vô tình giúp cô giải trí, xả stress sau những công việc hàng ngày.

Đi sâu vào lĩnh vực, Linh được giới thiệu về kĩ thuật khắc những hình khối nổi rất đẹp trên da. Cô tự hỏi đó là loại da nào, công cụ gì và cách làm ra sao? Cô tìm đọc những kênh thông tin nước ngoài, YouTube, Instagram và Pinterest, tham gia một số hội nhóm trên Facebook cả trong nước lẫn quốc tế.

Mọi người chia sẻ với Linh rất nhiều về kĩ thuật có tên gọi chạm khắc trên da. Cô học những bước cơ bản đầu tiên, tích lũy và đến bây giờ, vẫn đang tự nghiên cứu thông qua những chuyên gia nước ngoài.

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 3.

Góc làm việc được bày trí gọn gàng và thông minh

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 4.
Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 5.
Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 6.

Những cuộn chỉ, lọ sơn, công cụ,... cần thiết

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 7.

Góc giấy nhớ nhắc nhở những đơn hàng cần phải trả cho khách

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 8.

Bộ dụng cụ đặc biệt của người nghệ sĩ

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 9.
Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 10.

Đôi bàn tay nhỏ nhưng thoăn thoắt khi sử dụng dao hay búa

Linh thuộc thế hệ đầu tiên bắt đầu mò mẫm chạm khắc trên da tại Việt Nam. Dòng da mà cô sử dụng có tên Veg-tan (Vegetable tanned leather), hay dân dã thường được gọi là da mộc. Tên gọi xuất phát từ phương thức chế tác của loại da này. Da được thuộc bằng tanin - một loại chất được chiết xuất từ thực vật, thân thiện với môi trường. Người ta dùng những chiết xuất từ cây cỏ hoa lá để phủ lên da, sau đó xử lý đánh bóng làm mềm.

Ngoài ra, Linh cho biết, có thể sử dụng da cá chép, da ếch, da mông ngựa,... để làm túi/ví. Tuy nhiên 2 loại này rất mỏng, chỉ để làm bề mặt vì độ bền không cao và không phù hợp để chạm khắc. Trong khi đó, da bò đã được thuộc bằng thảo mộc có độ xốp trên bề mặt để người nghệ sĩ có thể điêu khắc và tạo ra những sản phẩm đậm dấu ấn cá nhân.

Vì chạm khắc nghệ thuật thủ công trên da chưa phổ biến nên việc tìm mua dụng cụ điêu khắc rất khó khăn. Trước đó, Linh đã đặt mua từ nước ngoài. Về sau, cô tự thiết kế, tìm đến xưởng cắt rồi nhờ những người thợ làm nên bộ dụng cụ đặc biệt của riêng mình.

"Chỉ cần dụng cụ đi nét và tạo nền cơ bản là mình có thể chạm khắc cả thế giới rồi", Linh nói. Búa cũng là một công cụ hỗ trợ rất nhiều để tạo khối. Chiếc búa có độ nặng và thiết kế đạt tiêu chuẩn thì khi cầm và sử dụng, người dùng sẽ cảm thấy rất thoải mái.

Với những bạn mới học nghề, bộ dụng cụ cơ bản có giá 2 triệu đồng. Nếu đầy đủ với tất cả các kích cỡ, phức tạp và cầu kỳ, giá sẽ cao hơn. Bộ mà Linh hiện đang sử dụng trên dưới 10 triệu đồng, riêng chiếc búa được đặt làm thủ công riêng, thân bằng gỗ hiếm, phụ kiện bao quanh bằng đồng và da, khoảng 2-3 triệu đồng.

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 11.

Bước đầu tiên cần thấm nước cho mềm bề mặt da

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 12.

Phác họa hình ảnh cần chạm khắc lên da

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 13.

Dùng dao tách nét với nền

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 14.

Bắt đầu dùng dụng cụ đi đường viền xung quanh để hình có độ nổi đầu tiên

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 15.
Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 16.

Sử dụng dụng cụ vuốt nét để chuốt nét mềm mại. Để nổi hình 3D, cần thêm một số kỹ thuật khác như thúc, vuốt và đẩy khối

Để làm một sản phẩm, bước đầu tiên cần chọn một miếng da bò thuộc từ thảo mộc, độ dày khoảng 2-3mm. Nếu yêu cầu độ mỏng nhất định, có thể sử dụng loại từ 1.4-1.6mm. Sau đó, Linh sẽ phác họa hình ảnh lên miếng da, thấm nước nhẹ cho mềm bề mặt da, dùng con dao đi tách nét với nền thành những hình họa tiết muốn chạm khắc, rồi đi đường viền xung quanh hình để hình có độ nổi.

Cô tiếp tục sử dụng dụng cụ vuốt nét để vuốt khối, chuốt hình sao cho mềm mại hơn. Với một hình cơ bản, không cần nổi 3D, thì đến đây đã hoàn thiện. Ngược lại, để nổi hình 3D, cần thêm một số kỹ thuật khác như thúc, vuốt và đẩy khối. Sau khi hình trên sản phẩm hoàn thành còn được chuốt lại, chốt màu, đánh bóng nhằm tăng độ bền đẹp.

Thông thường, công đoạn chạm khắc mất hẳn một ngày làm việc, khoảng 8 tiếng. Để nhuộm màu, với những hình đơn giản chỉ mất 2-3 tiếng, nhưng cũng có hình phức tạp cần tới 2 ngày. Thời gian hoàn thiện một sản phẩm có thể lên tới 14 ngày tuỳ độ phức tạp, mọi chi tiết đều chỉn chu và thực hiện một cách tỉ mỉ.

Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ mọi người khi chia sẻ những sản phẩm đầu tiên, Linh bắt đầu thấy vui.

"Khi theo đuổi và nghiêm túc với công việc chạm khắc, mình đem đến 1 khái niệm mới cho rất nhiều người. Họ đã thốt lên, 'à hóa ra da cũng có thể vẽ, chạm khắc và tạo khối nổi'. Họ đã rất tò mò và hỏi han mình", Linh cho hay.

Sau hơn một năm, cô cảm thấy muốn nghiêm túc với công việc này và dành nhiều thời gian cho nó. Nhiều người hỏi liệu có thể sở hữu một sản phẩm da mang dấu ấn cá nhân không, và cô đã đồng ý, bắt đầu có những đơn hàng đầu tiên.

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 17.

Sau đó là công đoạn nhuộm màu

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 18.
Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 19.
Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 20.
Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 21.

Công việc tỉ mỉ đòi hỏi sự cẩn thận và điêu luyện của người thợ

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 22.

Mảnh da có họa tiết sau khi được chạm khắc sẽ được sử dụng để may thành chiếc túi xinh xắn như thế này!

"Một công việc nhỏ đã giúp mình thay đổi rất nhiều"

Các dòng sản phẩm hiện nay Linh sản xuất khá phong phú, chủ yếu phụ thuộc nhu cầu khách hàng, kể như dây đeo thẻ, ví các loại, túi, balo, ốp điện thoại, ốp bật lửa, quai túi đựng nước, sổ, móc khóa,...

Linh cho biết, một sản phẩm được đánh giá hoàn thiện phải đảm bảo sắc nét, 90-95% chạm khắc đúng hình ảnh mà khách hàng yêu cầu, đặc biệt phải chuẩn về màu sắc, đường nét, tổng thể hài hòa. Trong 6 năm, cô chủ đã nhận được khoảng 400-500 đơn hàng, có những đơn yêu cầu 2-3 sản phẩm. "Nhìn chung khá là nhiều đơn", Linh tấm tắc.

Cô chấp nhận 3 năm làm không công, rồi mới có những khoản tiền đầu tiên. Với những chiếc ví chạm khắc đơn giản thường làm mất 3-5 ngày, có giá 2-3 triệu rưỡi. Nếu hình nâng cao, yêu cầu màu sắc phức tạp hơn, người thợ cần nhiều thời gian và công đoạn, thì mức giá được đẩy lên cao hơn.

Với túi xách, giá khoảng 3 triệu rưỡi trở lên. Túi lớn khoảng 10 triệu tùy vào yêu cầu của khách hàng.

Sản phẩm đắt nhất mà Linh từng bán ra có giá 15 triệu đồng, là một chiếc túi xách nhỏ của nữ. Sản phẩm được làm từ da cao cấp nhập chính hãng từ Pháp, giá vốn đã cao gấp 6-7 lần cốt da bình thường.

Khi được hỏi liệu có lo ngại mức giá cao sẽ không có ai mua? Linh đáp rằng không nghĩ nhiều về vấn đề này. "Mình tự đánh giá năng lực của bản thân, nghĩa là biết sản phẩm của mình đến đâu, có thể đạt mức giá cao như thế không? Khi mình dành nhiều thời gian, nghiên cứu rất kĩ, mình tự tin sản phẩm có chất lượng tốt, sắc nét, màu sắc bền, độ thẩm mỹ nhất định, và đặc biệt là không đụng hàng. Từ đó, mình mới đặt 1 mức giá cao, phù hợp với công sức đã bỏ ra".

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 23.

Căn phòng làm việc chỉ khoảng 10m2, nhưng đầy ắp cảm hứng sáng tạo

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 24.
Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 25.

Những dòng sản phẩm đa dạng như khung tranh, túi xách, ví, sổ,...

Hàng tháng, Linh làm tối đa 10-15 sản phẩm, có tháng 20 nếu là ví, còn với túi xách không thể làm nhiều. Vào những ngày lễ Tết, đơn hàng dồn dập, cô phải tìm cách xử lý sao cho phù hợp và hẹn lịch kịp thời gian. Cô thu về trung bình 30-50 triệu đồng/tháng, chưa trừ vốn đã bỏ ra, nên số tiền lãi chỉ là một phần trong đó.

"Mọi người thường nghĩ giá bán cả bạc triệu, chắc người thợ thủ công hẳn phải giàu lắm, nhưng mình xin khẳng định, làm nghề này cũng khó giàu lắm". Linh nói, để theo được nghề, bạn phải đủ đam mê. Nghe giá sản phẩm có vẻ kếch xù, nhưng thời gian và công sức bạn bỏ ra, thực sự còn khổng lồ hơn giá tiền đấy.

"Nếu bạn tập trung kinh doanh, thuê người làm và chi một số tiền nhất định, thu lợi nhuận, thì đấy mới giúp bạn nhanh giàu. Còn như mình, làm đơn lẻ, do đó chỉ đảm bảo một mức sống nhất định. Đa số những người theo nghề từ 5-6 năm trở lên, các bạn ấy rất yêu nghề, và chuyện tiền nong cũng là 1 vấn đề không to tát gì lắm", Linh tâm sự.

Nếu những bạn nam thích các sản phẩm chạm khắc mang dấu ấn cá nhân như hình ảnh thần tượng, ban nhạc, logo, sở thích, thì các bạn nữ thiên về hoa lá, động vật, hoặc có bạn muốn lưu giữ hình ảnh thú cưng. Linh thỏa mãn vì rất nhiều sản phẩm gắn liền với một câu chuyện mang ý nghĩa riêng với chủ nhân, độc bản và được yêu mến.

Công việc cuốn Linh vào, khó dứt ra được. Cô có thể ngồi liên tục từ 8h sáng đến 10h đêm. Từ đầu, cô không phải là người quá kiên nhẫn, nhưng niềm đam mê này đã rèn luyện cô tính tỉ mỉ và cẩn thận, gọn gàng và ngăn nắp, bởi "chỉ như thế mình mới tìm được đồ đạc để làm việc".

"Chỉ từ một công việc nhỏ đã giúp mình thay đổi rất nhiều. Mình càng muốn gắn bó lâu hơn".

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 26.

Cô chủ cẩn thận xem lại từng sản phẩm

Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 27.
Bỏ công việc thiết kế, cô gái Hà Nội bắt đầu sự nghiệp điêu khắc kỳ lạ từ... miếng da vụn được cho - Ảnh 28.

Và cô thật vui khi những chiếc túi do chính mình làm ra được mọi người hưởng ứng tích cực!

Mỗi ngày, Linh sắp xếp thời gian vừa tiếp khách, vừa tư vấn, vừa chạm khắc, cũng đồng thời phải quan tâm tới gia đình và chính sở thích bản thân như tập thể dục, làm đẹp... Cô biết cách làm mọi thứ trong 24 tiếng sao cho hợp lý và logic nhất.

Một trong những khó khăn cô gặp phải chính là lo ngại về sức khỏe, bởi công việc này vốn dĩ thường dành cho nam. Khi sử dụng búa để tạo khối, có trọng lượng khoảng nửa cân, vai và cổ tay hoạt động nhiều. Cô phải giữ một tư thế nhất định khi làm việc khiến cơ thể mỏi mệt. Một số người bị bệnh về cổ vai gáy hay gai đốt sống sẽ rất đau đớn, đã phải bỏ nghề vì căn bệnh không cho phép ngồi lâu.

Thế nhưng, trong 6 năm qua, chưa bao giờ Linh nghĩ đến hai từ "bỏ cuộc". Cô vẫn kiên nhẫn với những mảnh da và dụng cụ của mình.

"Nếu gặp khó khăn, mình có thể nghỉ bẵng đi 1-2 hôm, tự nạp năng lượng rồi quay trở lại".

Sắp tới, Linh tự đặt cho bản thân mục tiêu phải tìm hiểu sâu hơn nữa về chạm khắc trên da, cố gắng làm ra những sản phẩm thật đẹp để càng nhiều người biết đến công việc này.

"Mỗi khi hoàn thiện sản phẩm, mình đều cảm thấy thỏa mãn và vui sướng. Giá trị của những sản phẩm da thủ công không những phụ thuộc vào chất lượng da, chất lượng của phụ kiện đi kèm, mà yếu tố quan trọng nhất chính là sự khéo léo cũng như óc sáng tạo của người thợ", cô nói.

Doanh nghiệp và tiếp thị

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 04/12/2024