Bài 3: Kẻ trong chiếc quan tài dựng đứng ăn mặn, đời con khát nước

Thanh Anh06/01/2021 22:00
Bài 3: Kẻ trong chiếc quan tài dựng đứng ăn mặn, đời con khát nước

Sinh thời Tổng đốc Trần Bá Lộc là quan giàu nhất xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh. Nhưng đời sau của kẻ tay sai trong chiếc quan tài dựng đứng chịu cái kết đau buồn.

Viên Tổng đốc giàu nhất Nam K

Những bậc cao niên ở Cái Bè, Cai Lậy, Mỹ Tho kể về sự giàu có tột bậc của Tổng đốc Trần Bá Lộc như sau: hơn 2.000 mẫu ruộng của quan Tổng đốc phần lớn đều do chiếm đoạt của dân nghèo và những điền chủ có dính dáng đến các phong trào nghĩa quân chống Pháp bị Trần Bá Lộc o ép buộc họ hiến đất, nếu không thì ông ta cũng tự tay cướp lấy. Do vậy, ngoài chuyện khét tiếng về sự tàn ác, chém người không gớm tay, Tổng đốc Trần Bá Lộc còn nổi tiếng khắp xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh là 1 tên cướp ngày trắng trợn chuyên thu vén đất đai, vườn ruộng.

9.jpg
Cù lao Năm Thôn (Ngũ Hiệp) từng là tài sản riêng của Tổng đốc Lộc - Ảnh: Thanh Anh

Lúc sinh thời, ngoài 2.000 mẫu ruộng màu mỡ, Tổng đốc Lộc còn là chủ nhân của 2 cù lao nổi tiếng trên sông Tiền thuộc địa phận Mỹ Tho là cù lao Rồng (nay là cù lao Tân Long) nằm đối diện TP.Mỹ Tho và cù lao Năm Thôn ở H.Cai Lậy (hiện nay là cù lao Ngũ Hiệp). Theo các bậc cao niên, Tổng đốc Lộc phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc mới mua được 2 cù lao này từ tay các điền chủ người Pháp. Chuyện Tổng đốc Lộc mua cù lao Rồng, đến nay không thấy sử sách ghi lại. Nhưng việc mua lại cù lao Năm Thôn rộng hơn 1.657 héc-ta thì các tài liệu ghi lại như sau:

Cù lao Năm Thôn đã được người dân khai khẩn từ hồi chúa Nguyễn, nổi danh trù phú nhờ hoa lợi từ những đám ruộng màu mỡ và nghề trồng cau, trồng dừa, trồng dâu nuôi tằm. Dân cù lao Năm Thôn đa số đều tham gia các phong trào kháng chiến của Trương Định, Thủ khoa Huân. Sau khi các cuộc khởi nghĩa này thất bại, dân cù lao Năm Thôn lo sợ bị bắt bớ, tù đày, chém giết nên bỏ trốn đi nơi khác, chỉ có 8 gia đình ở lại canh tác 36 héc-ta. Đất đai còn lại đều bị sung công theo quy định của chính quyền Pháp. Sau đó 1 người Pháp tên là Taillefer thấy đất đai cù lao Năm Thôn bỏ hoang liền đứng ra lập công ty, xin phép chính quyền thực dân cho khai khẩn 300 héc-ta đất hoang hóa với giá rẻ mạt 10 quan tiền/héc-ta.

Sau khi được phép khẩn hoang 300 héc-ta, Taillefer lần hồi mua được toàn bộ đất đai của cù lao Năm Thôn. Taillefer tuyên bố cù lao này thuộc quyền sở hữu của hắn, người dân đến làm ruộng thuê hoặc sinh sống trên đất cù lao đều là tá điền. Taillefer áp dụng chế độ cai trị như 1 “vương quốc”: sáng và chiều cho đánh trống, điểm danh tá điền, dân trên cù lao phải đóng “thuế đất” cho y, khỏi đóng thuế cho chính quyền. Taillefer lập nhà máy xay lúa, mua lúa non của dân trên cù lao, cho vay tiền, vay lúa với lãi suất cắt cổ, con nợ phải ký giấy để ràng buộc, đời cha không trả hết nợ thì đời con phải trả tiếp.

10.jpg
Ngôi mộ chôn đứng của Tổng đốc Lộc, phía sau là mộ Trần Bá Thọ cũng làm bằng đá trắng, phía xa trong hàng rào sắt là mộ cha mẹ Tổng đốc Lộc - Ảnh: Thanh Anh

Taillefer còn cạnh tranh mua bán lúa gạo với các thương lái người Hoa ở Mỹ Tho, Gia Định, mua gom lúa ở khu vực lân cận về xay và đưa lên Sài Gòn xuất khẩu. Taillefer còn nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Pháp như nồi niêu, xoong chảo, vải, khăn mu-soa, rượu vang, bắt dân cù lao mua lại hoặc đổi bằng lúa với giá trên trời. Trên đất cù lao Năm Thôn, Taillefer còn buộc nông dân - tá điền trồng cây va-ni để chế bột thơm làm gia vị, trồng bông vải, trồng dâu nuôi tằm, trồng mía. Đến năm 1868, khi dân chúng trên cù lao lên đến khoảng hơn 1.200 người, Taillefer cho lập 2 ngôi làng.

Nhưng mùa màng liên tiếp thất bát, dân cù lao giật nợ trốn đi nơi khác hàng loạt; những người làm nghề hàng xáo lãnh tiền để mua lúa cho nhà máy xay của Taillefer cũng bỏ trốn biệt dạng. Taillefer kiện lên tòa án Mỹ Tho nhờ xét xử nhưng cuối cùng quan tòa xử cho các con nợ được trắng án vì Taillefer lấy lãi quá cao. Taillefer đệ đơn kiện lên Thống đốc Nam Kỳ, nhưng đơn kiện cũng bị bác, nên Taillefer phá sản.

Năm 1871, cù lao Năm Thôn bị chính quyền Pháp đem ra phát mại và Tổng đốc Lộc lúc đó đang ngồi ghế chủ quận Cái Bè là người bỏ tiền ra mua lại. Sau khi mua được cù lao Năm Thôn, Tổng đốc Lộc mở rộng đất canh tác lên tới 750 héc-ta. Thời đó, nắm trong tay cù lao Năm Thôn, cù lao Rồng và hơn 1.000 héc-ta đất được chính quyền Pháp cấp cho khẩn hoang sau khi đào xong kênh Tổng đốc Lộc (nay là kênh Nguyễn Văn Tiếp), 2.000 héc-ta ruộng tốt, Trần Bá Lộc nghiễm nhiên trở thành 1 trong những người giàu nhất Nam Kỳ Lục Tỉnh.

Cha nào con nấy và sự suy tàn của 1 gia tộc

Tổng đốc Lộc chỉ có 1 người con duy nhứt là Trần Bá Thọ. Sau khi Tổng đốc Lộc chết, Thọ lên làm chủ quận Kiến Phong (Sa Đéc, Đồng Tháp), nắm giữ toàn bộ gia sản của cha để lại. Thọ có tính tình hống hách tham lam giống cha như đúc. Theo cuốn “Sự có mặt của người Pháp ở Nam Kỳ và Cam Bốt”, từ năm 1886 trở đi Nam Kỳ đã bắt đầu gởi người du học qua Pháp. Bốn năm sau số du học sinh lên đến 90 người. Thọ là 1 trong những người du học đầu tiên đó. Thọ được cha cho đi du học tại Pháp cùng với người chú ruột là Trần Bá Hữu, không phải để lấy bằng cấp mà chỉ học chữ Pháp đủ sức làm thông ngôn, giao dịch với người Pháp.

Sau khi ở Pháp về, Thọ vừa làm Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ vừa lo quản lý ruộng đất khổng lồ của cha để lại. Thọ là người quy dân lập ấp, xây chợ, cất nhà ở Sa Đéc, lúc ấy thuộc phủ Tân Thành, nơi Lộc từng trấn nhậm chức tri huyện và có rất nhiều đất đai. Những chuyện hống hách, ngang ngược ỷ thế cậy quyền làm càn của Thọ, dân gian vùng Cái Bè, Cai Lậy, Sa Đéc… truyền tụng nhiều, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là chuyện ông ta dám cưỡng đoạt cô dâu ngay giữa tiệc cưới ở làng Tân Dương, Sa Đéc.

Các bậc cao niên kể, cô dâu bị Thọ cướp giữa tiệc cưới là 1 thôn nữ đẹp người, đẹp nết, khiến Thọ rất si mê. Nhiều lần Thọ mang sính lễ đến nhà xin cưới nhưng đều bị cô gái và gia đình của cô từ chối thẳng thừng. Tức mình, Thọ hăm dọa nếu cô lấy chồng hắn sẽ đánh cướp cô dâu ngay trong ngày cưới. Tưởng Thọ chỉ hăm dọa, nhưng không ngờ trong ngày đám cưới của cô thôn nữ Thọ công khai kéo gia nhân, tay chân thân tín đến cướp cô dâu mang đi. Sự việc động trời này bị nhân sĩ Đặng Thúc Liêng lên tiếng tố cáo và Thanh tra chính trị Nam Kỳ tiến hành tra xét, sau đó cách chức, bắt giữ Thọ giải về Sài Gòn trị tội.

11.jpg
Kênh Tổng đốc Lộc, nay là kênh Nguyễn Văn Tiếp - Ảnh: Thanh Anh

Sau khi được thả, công cuộc làm ăn của Thọ ngày càng lụn bại, nợ nần chồng chất. Tiếp đó dinh cơ đồ sộ của Thọ ở Sa Đéc cũng bị dân chúng đốt cháy rụi, đất đai bị ngân hàng tịch biên phát mãi. Năm 1909 trong một lần uống rượu say, Trần Bá Thọ rút súng lục bắn vào đầu tự sát. Sau khi Thọ tự sát, cù lao Ngũ Hiệp và cả cù lao Rồng của cha con Tổng đốc Lộc bị phát mãi, bán cho Đốc phủ Lê Văn Mầu.

Hiện tại, dấu tích còn lại của gia tộc Tổng đốc Lộc chỉ là ngôi mộ chôn đứng của ông ta, cạnh đó là mộ Trần Bá Thọ cũng làm bằng đá trắng, trong khu đất Thánh của nhà thờ Cái Bè. Trong khu đất này còn có mộ của bà Nguyễn Thị Ở và ông Tú tài Trần Bá Phước, được xây theo kiểu xưa. Ở vùng Đồng Tháp Mười, vẫn còn 1 con kênh lớn dài 47 km, rộng 10 mét chạy từ Bà Bèo (Tân Phước, Tiền Giang) đến Đồng Tháp, trước đây mang tên Tổng đốc Lộc. Con kênh này do Tổng đốc Lộc đích thân chỉ huy dân phu đào. Công việc đào kinh rất nặng nhọc, giữa đồng hoang nhiều muỗi, đĩa và thiếu nước uống, nên nhiều người chết vì bệnh sốt rét và dịch tả.

Lúc đầu người Pháp không đồng ý với đề xuất đào kênh của Tổng Lộc, nhưng sau khi nhìn thấy tầm quan trọng về quân sự của con kênh đối với vùng Đồng Tháp Mười hoang vu, nên chấp thuận cho Tổng đốc Lộc đào kênh. Tháng 4.1897 khi con kênh đào xong, đích thân Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer xuống khánh thành và đặt tên là kênh “Tổng đốc Lộc”.

Ngày nay kênh Tổng đốc Lộc được đổi tên thành kênh Nguyễn Văn Tiếp, 1 cán bộ liệt sĩ cao cấp của chính quyền cách mạng. Nhiều năm qua con kênh này đã góp phần làm cho những vùng đất hai bên bờ như Bà Bèo, Mỹ Phước, Mỹ Phước Tây, Hậu Mỹ, Mỹ An…ngày càng sung túc. Kênh Nguyễn Văn Tiếp còn là tuyến giao thông thủy rất quan trọng trong việc vận chuyển nông sản hàng hóa của vùng Đồng Tháp Mười và là tuyến kênh rửa phèn thoát lũ cực kỳ trọng yếu của vùng này.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Ngành xuất bản chuyển mình thế nào trong kỷ nguyên số?

Trước những thay đổi nhanh chóng của ngành xuất bản toàn cầu dưới tác động của công nghệ số và AI, Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải đổi mới để thích ứng với hành vi tiêu dùng nội dung hiện đại.

Cha đẻ của karaoke là một tay đánh trống mù nhạc lý, người bỏ lỡ hàng trăm triệu USD vì "quên" đăng ký bản quyền

Chỉ với chiêu thuê người đẹp ăn mặc thu hút cầm mic hát, Daisuke Inoue đã khiến Karaoke trở thành trào lưu của toàn thế giới.

Bài 1: Bí ẩn chiếc quan tài dựng đứng của kẻ tay sai khét tiếng tàn ác

Trong khu đất Thánh của ngôi nhà thờ cổ Cái Bè (thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) có ngôi mộ lớn bằng đá trắng, chôn quan tài dựng đứng.

Lăng Cha Cả và vài suy nghĩ về lịch sử

Lăng Cha Cả là một di tích quan trọng của Sài Gòn, một Sài Gòn bắt đầu xây dựng lại trù phú sau những lần chiến tranh giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn…

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào trong 2020?

Cuộc sống quay trở về những giá trị cơ bản, sống chậm lại, tiết kiệm hơn...Đó là những đổi thay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm 2020.

Lời hay ý đẹp để chúc nhau trong năm mới

Bước sang năm mới, những lời “chúc hay ý đẹp” sẽ là thông điệp ý nghĩa để bạn gửi tặng những người thân yêu của mình.

Quốc gia khởi nghiệp: Giấc mơ Mỹ - Hiện thực hóa giấc mơ trở thành siêu cường số 1 thế giới

Trên mảnh đất hoang vu, nghèo nàn về lịch sử, văn hóa nhưng người Mỹ đã tự làm giàu và mở ra "một kỷ nguyên mới" cho chính mình bằng việc tạo dựng nên một nền tảng tri thức vững chắc được hun đúc từ nhiều thế hệ, với mục đích cao nhất là hiện thực hóa khát vọng "giấc mơ Mỹ".

Trong những ngày cuối cùng của năm 2020, vĩnh biệt nhạc sĩ Lam Phương!

Sự ra đi của nhạc sĩ Lam Phương là thông tin đưa lại nhiều xúc cảm và sự hoài nhớ đối với công chúng trong đời sống văn hóa tuần qua.

Nữ nghệ nhân dành gần nửa thế kỷ "giữ hồn" tranh dân gian Đông Hồ

Bà Nguyễn Thị Oanh là nữ nghệ nhân duy nhất ở Bắc Ninh vẫn "giữ lửa" nghề làm tranh dân gian Đông Hồ trong suốt gần nửa thế kỷ. Mới đây, bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú".

Khoán ngoài toàn cầu

Blog GS John VU - GS John Vu - 02/07/2025 14:00
Ngày nay Ấn Độ vẫn còn là nhà khoán ngoài CNTT mạnh, với $87 tỉ đô la xuất khẩu phần mềm so với $2.6 tỉ đô la dành cho Trung Quốc và $1.1 tỉ đô la cho Nga (dữ liệu 2009).

Nghiên cứu gây chấn động ngành tâm lý: AI giàu lòng trắc ẩn hơn con người?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 02/07/2025 13:00
Một nghiên cứu mới cho thấy trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là có lòng trắc ẩn và thấu hiểu hơn so với các chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Xem Sex Education, tôi phát hiện chính tôi khiến con gái sống trong tình trạng rất tồi tệ

Điện ảnh - Thanh Hương - 02/07/2025 12:00
Khi nghe con nói chuyện, tôi đã rất bàng hoàng. Chính tôi đã khiến con trở nên như vậy!

DuckDuckGo ra mắt trình duyệt mới tích hợp công cụ chặn lừa đảo

Kỹ năng - Anh Tú - 02/07/2025 11:00
Các vụ lừa đảo trực tuyến đang gia tăng mạnh mẽ, khi trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp tội phạm mạng gửi đi những cú lừa tinh vi hơn, thường xuyên hơn bao giờ hết.

Sinh con trai bị bại não, người mẹ giúp con trở thành thạc sĩ Harvard: "Đêm dài nào rồi cũng sẽ qua”

Truyền cảm hứng - Nguyễn Phượng - 02/07/2025 10:00
Từng bị chẩn đoán bại não, liệt nửa người, bố chối bỏ, cánh cửa cuộc đời của cậu bé Ding Zheng năm ấy dường như đã đóng lại. Nhưng rồi, tình yêu và sự kiên trì không bao giờ từ bỏ của mẹ anh đã viết nên điều kỳ diệu.

Sức mạnh của người thấu cảm

Tủ sách - FN - 02/07/2025 09:00
Có bao giờ bạn phủ nhận cảm xúc của mình để làm hài lòng người khác, luôn nói “có” dẫu trong lòng muốn nói “không”, tự ép bản thân vào khuôn mẫu để không bị xem là khác biệt?

Oola – Tìm bình yên giữa vạn biến - Cuốn sách giúp bạn thoát khỏi vòng xoáy kiệt sức

Từ sách - Phim - Quìn - 02/07/2025 08:00
Mỗi đêm, dù đã gắng hết sức, bạn vẫn mang theo nỗi mệt mỏi và câu hỏi nhức nhối: “Mình đang sống vì điều gì?”. Áp lực, căng thẳng, cảm giác mất kết nối với chính mình âm thầm bào mòn bạn từng ngày, biến mọi nỗ lực thành cuộc chạy đua không có vạch đích.

12 nghệ sĩ hát trong MV "Rực rỡ ngày mới", truyền tải thông điệp nhân văn

Giải trí - Bích Phương - 01/07/2025 15:54
Mang giai điệu tươi sáng và thông điệp ý nghĩa, MV "Rực rỡ ngày mới" gây xúc động khi lan tỏa tinh thần nhân ái đến khán giả, bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập báo điện tử Dân Trí.

Ảnh địa phận 29 tỉnh thành chỉ còn trong kỷ niệm, chạm cảm xúc nhiều người

Thư giãn - Việt Hà - 01/07/2025 13:19
Từ năm 2020 tới nay, anh Duy An rong ruổi tới khắp các vùng miền trên Tổ quốc, ghi lại bức ảnh về địa phận từng tỉnh thành. Không ngờ bộ ảnh nhận sự quan tâm đặc biệt do chạm tới cảm xúc nhiều người.

Xem Sex Education, tôi kinh ngạc trước 1 câu thoại quá hay, bèn đem đi dạy con trai

Điện ảnh - Thanh Hương - 01/07/2025 12:00
Khi nghe câu nói này, tôi đã bật cười và thích thú.

AI có thể tống tiền, phản bội khi cảm thấy bị đe dọa

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 01/07/2025 11:00
Một nghiên cứu mới từ Anthropic cho thấy các mô hình ngôn ngữ tiên tiến như Claude hay Gemini không chỉ sẵn sàng vạch trần các vụ bê bối cá nhân để tự bảo vệ, mà thậm chí còn cân nhắc "để mặc bạn chết" nếu mục tiêu của chúng bị đe dọa.

Bức thư bà mẹ gửi con "nổi loạn": Nếu đứa trẻ nào cũng đọc được những câu chữ này, tương lai có thể sẽ khác

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 01/07/2025 10:00
Tôi hy vọng nhiều bậc phụ huynh sẽ lan toả cho con mình chiêm nghiệm sớm!

Tôn thờ tuổi thơ "nghèo mà vui", cái giá phải trả đôi khi không chỉ là một kỳ thi trượt

Phong cách sống - Hiểu Đan - 01/07/2025 09:00
Cô gái trong sách "Em phải đến Harvard học kinh tế" lại một lần nữa khiến hội phụ huynh Việt "dậy sóng".

Bạn đang nghịch gì với đời mình - Khi khổ đau cũng là một phần của cuộc sống

Từ sách - Phim - Quìn - 01/07/2025 08:00
Có những ngày bạn cảm thấy mọi thứ từng bỗng vụn vỡ, những câu hỏi không lời đáp giày vò tâm trí: “Rốt cuộc mình sống để làm gì?”, “Tại sao phải đau khổ đến vậy?”. Bạn không biết bám vào đâu, càng vùng vẫy, càng thấy mình lún sâu trong một vũng lầy vô hình.

Tra cứu nhanh 168 phường, xã, đặc khu thuộc TP.HCM mới

Kỹ năng - 30/06/2025 13:55
Chuyên trang toàn cảnh thông tin về 168 phường, xã, đặc khu của TP.HCM chính thức đi vào hoạt động. Bạn có thể tra cứu, theo dõi video và các thông tin về hoạt động vận hành khi TP.HCM thực hiện chính quyền 2 cấp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/07/2025