Ai trong chúng ta cũng đều có những lúc mà nỗi đau dường như quá sức chịu đựng. Một số người bị nỗi đau đớn tột cùng đè nặng, khó có thể nguôi ngoai. Con người chìm mỗi lúc một sâu hơn trong giếng nước mắt của chính mình, chìm vào bóng tối thăm thẳm dường như không đáy. Ta tự hỏi tất cả những nỗi đau đớn này đến từ đâu. Và ta tự hỏi bao giờ ta kết thúc”
Những chia sẻ ấy của tác giả Marianne Williamson không khỏi khiến chúng ta suy ngẫm về thực trạng dịch bệnh “trầm cảm” đang lan truyền khắp thế giới ngày nay.
Trong màn đêm đen tối, chẳng mấy ai có hy vọng vào bình minh. Chúng ta nghĩ rằng những đớn đau sẽ huỷ hoại cuộc đời chúng ta mãi mãi. Nhưng Kazumi Yumoto đã từng viết trong “Mùa thu của cây dương”: “Chắc chắn những ngày tươi đẹp sẽ lại tới. Bởi vì: Tôi còn sống. Khi ở giữa cơn bão mang tên đau khổ, thay vì né tránh hay ức chế cảm xúc, chúng ta cần can đảm đối mặt, nhận diện nguồn cơn nỗi đau và có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua.
Xuyên suốt 12 chương sách, nữ tác giả luôn nhất quán một thông điệp rằng: “Sự chữa lành tinh thần không nằm ở việc chối bỏ nỗi đau, mà ở việc cảm nhận nó một cách trọn vẹn.”
Để thoát khỏi đau khổ, mở cánh cửa bước vào đời sống tinh thần an yên, tác giả đã đưa ra một số phương thức: Phó thác nỗi buồn, Tha thứ và Thay đổi chính mình.
“Ở đâu có tình yêu, ở đó có hạnh phúc.”
“ Khi đã sống đủ lâu, bạn sẽ hiểu. Nó đến với bạn, và bạn sống với nó một cách yêu kiều. Bạn học cách nhận đòn và biết rằng đó chỉ đơn giản là một phần của cuộc sống.”
Đừng bao giờ tự nhủ rằng “Mình phải vui lên.”, điều đó sẽ giết chết tâm hồn bạn. Cũng đừng bao giờ thúc giục quá trình hồi phục. Hãy cho nỗi buồn của mình thời gian.
Tha thứ
Không có gì vui sướng hơn tiếng cười của trẻ sơ sinh, và không gì đẹp hơn nụ cười của trẻ sơ sinh. Tất cả chúng ta đều từng là đứa trẻ sơ sinh đó. Chúng ta đến với trái đất với bản tính vui tươi và đánh mất niềm vui ấy vì những lời dối trá mà ta bị nhồi vào đầu. Vấn đề đang diễn ra là chúng ta đã tiếp nhận những lời nói dối, đến mức chúng trở thành lí do để ta từ chối tin tưởng và vui vẻ.
“Không có sự tha thứ thì không có tình yêu; và không có tình yêu thì không có phép màu.’
Đối diện với nỗi đau chưa bao giờ là một việc dễ dàng và việc đó đòi hỏi rất nhiều thời gian. Chúng ta sẽ băng qua màn đêm tăm tối, can đảm đối mặt với những con quái vật ẩn nấp, để từ đó, đợi chờ một bình minh sáng rọi.
Ngoài ra, trong cuốn sách, nữ tác giả Marianne Williamson đã thể hiện rõ vai trò của nhà lãnh đạo tâm linh khi đã mang đến cho độc giả những câu chuyện về Đức Phật, Chúa Giê-su, nhà tiên tri Moses và từ đó khai mở về hành trình giác ngộ. Cuốn sách chứa đựng nhiều đoạn kinh ngắn giúp độc giả tìm thấy sự thanh tịnh và chữa lành.