Các thuật toán của Facebook đã được “siêu cá nhân hóa”, có nghĩa là khi ai đó nhấp vào một nội dung hoặc chia sẻ điều gì đó, Facebook sẽ cung cấp thêm cho người dùng những nội dung tương tự vậy. Tuy nhiên, điều này dẫn đến câu hỏi quan trọng: Có lẽ nào một cú nhấp chuột lại là dấu hiệu chính xác về những gì người dùng mong muốn?
Dưới sự tác động của thuật toán Facebook, ai nấy cũng đều hiệu chỉnh nội dung của mình để đạt được phần thưởng hàng đầu trên mạng xã hội: sự lan truyền. Nhưng sự lan truyền đi kèm với những cạm bẫy khiến người dùng nghiện nội-dung-chất-lượng-thấp. Chẳng hạn, các liên kết có tính lan truyền thường đi kèm với những tiêu đề dạng như như: “Người đàn ông đánh nhau trên bàn nhậu và kết cục không ngờ…” hoặc “Sao nhí X ngày nào đã dậy thì thành công như thế nào?”
Nội dung được chia sẻ nhiều nhất trên Facebook là những thứ tác động đến cảm xúc của người dùng, nhất là khi nó gây sợ hãi, gây sốc hoặc mang đến niềm vui. Những tay chơi thành công nhất trên Facebook là những người nghĩ ra cách dễ dàng và hấp dẫn nhất để lan truyền - tạo ra những câu chuyện đánh vào niềm hy vọng cũng như nỗi sợ của con người - và nhờ đó giành chiến thắng thông qua thuật toán của Facebook.
Trên Facebook, các video thu hút được nhiều sự chú ý nhất thường có chất lượng thấp, được sản xuất hoặc xào nấu bởi các “trại nội dung” (content farm). Facebook đã phát triển thành một nền tảng đầy rẫy các video do những tay chuyên nghiệp sản xuất nhằm câu lượt tương tác. Có rất ít “nhà sáng tạo” thực thụ trên Facebook như những người đã thu hút được khán giả trên YouTube và Instagram.
“Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram”: “Chúng ta cần một cuốn sách như thế này để giải thích về cái mà chúng ta đang nhấp vào mỗi ngày. Tôi dành hàng giờ nhìn chằm chằm vào màn hình, và bây giờ tôi đã hiểu rõ hơn về những người đang nhìn lại tôi.” - The New York Times
Đây là cuốn sách hấp dẫn về hành trình phát triển của Instagram và tham vọng thống trị của Facebook; đã đạt danh hiệu “sách kinh doanh của năm” (Financial Times, 2020) và “sách hay nhất năm” (bình chọn bởi Fortune, The Economist và NPR)