Thanh niên Nhật Bản và trào lưu độc thân, muốn ở giá suốt đời nhưng lại đổ lỗi cho cửa hàng tiện lợi

02/10/2020 08:00
Thanh niên Nhật Bản và trào lưu độc thân, muốn ở giá suốt đời nhưng lại đổ lỗi cho cửa hàng tiện lợi

Theo nhiều tính toán, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với sự “tuyệt chủng” nếu sau 1000 năm nữa không có trẻ sơ sinh nào ra đời.

Các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tính toán rằng, đến năm 2048 dân số tại nước này sẽ giảm còn 100 triệu người và đến năm 2060 chỉ còn 86,74 triệu người. Sau 1000 năm nữa, sẽ không có trẻ sơ sinh được sinh ra tại Nhật Bản.

Trong khi các quốc gia khác lo lắng về tình trạng giảm sinh sản thì Nhật Bản đang phải đối mặt với một vấn đề lớn hơn: Ngày càng nhiều thanh niên không muốn kết hôn.

Theo một báo cáo do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố năm 2015, tỷ lệ dân số chưa kết hôn ở độ tuổi 50 là 23,37% ở nam giới và 14,06% ở nữ giới.

Đây là những con số cao kỷ lục. Tỷ lệ này cũng được định nghĩa là tỷ lệ không kết hôn trọn đời.

Điều này có nghĩa cứ 4 người đàn ông ở Nhật Bản sẽ có 1 người không kết hôn. Và trong 7 phụ nữ sẽ có 1 người chưa lấy chồng.

Trước đó, vào năm 1970, tỷ lệ không kết hôn trọn đời ở nam giới và nữ giới Nhật Bản lần lượt là 1,7% và 3,33%; thấp hơn rất nhiều so với các nước phương Tây như Áo, Pháp, Hà Lan,... nhưng từ đó trở đi, tỷ lệ này đã tăng với tốc độ chóng mặt.

 Nam thanh nữ tú Nhật Bản và trào lưu độc thân hóa, muốn ở giá suốt đời nhưng lại đổ lỗi cho cửa hàng tiện lợi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Rốt cuộc thì tại sao người Nhật Bản không kết hôn?

Một chương trình truyền hình của đài NHK đã đưa ra nguyên do của hiện tượng “Độc thân hóa”, đó là vì áp lực kinh tế quá lớn.

Theo đó, mức hàng năm khoảng 4 triệu Yên (gần 870 triệu VND) đã trở thành cột mốc kết hôn của đàn ông và có hơn 70% phụ nữ mong muốn bạn đời kiếm được hơn 4 triệu Yên mỗi năm.

Nhưng theo kết quả một cuộc khảo sát khác, chỉ có 16,1% đàn ông độc thân trong độ tuổi 20 đến 49 có mức lương hàng năm hơn 4 triệu Yên.

Ngoài ra, việc quá bận rộn với công việc, không có thời gian yêu đương, kỳ vọng hôn nhân giữa nam và nữ không nhất quán cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ không kết hôn trọn đời tăng lên.

Research Bank, một trang web khảo sát chuyên nghiệp của Nhật bản đã thực hiện cuộc khảo sát với 1200 nam nữ chưa kết hôn trong độ tuổi từ 20 đến 49.

Với câu hỏi “Bạn có muốn kết hôn không?” đã có đến 29,4% người trả lời “Không muốn”.

 Nam thanh nữ tú Nhật Bản và trào lưu độc thân hóa, muốn ở giá suốt đời nhưng lại đổ lỗi cho cửa hàng tiện lợi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, nhiệt huyết yêu đương của họ cũng giảm sút theo. Vào năm 2016, chỉ có 63,8% nam giới và 64,2% nữ giới chọn trả lời “Có” cho câu hỏi “Bạn có hi vọng mình sẽ có đối tượng hẹn hò không?”.

Những con số này quá thấp so với khảo sát vào năm 2000. Từ đó có thể thấy rõ hôn nhân, thậm chí là tình ái đã và đang mất dần sức hút trong giới trẻ Nhật Bản.

Kết hôn hay không kết hôn là tự do cá nhân nhưng hậu quả của “Độc thân hóa” thì xã hội phải gánh chịu.

Năm 2016, một tài liệu do Văn phòng Nội các Nhật Bản phát hành đề cập đến tỷ lệ lão hóa là 26,7%; khiến đất nước này trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới bước vào “Xã hội siêu già”.

Tuy nhiên, hiện tượng “Độc thân hóa” không chỉ xuất hiện riêng ở Nhật Bản mà đã dần dần lan rộng khắp thế giới.

Ví dụ như ở Mỹ, năm 1950 tỷ lệ người trưởng thành độc thân chỉ là 22% nhưng đến năm 2014, con số này đã tăng lên 50,2%, lần đầu tiên vượt qua tỷ lệ người đã kết hôn.

Tại Anh, năm 2015 số người độc thân đã vượt qua tỷ lệ người đã kết hôn với con số 51%.

Cùng năm đó tại Đức, tỷ lệ độc thân và sống một mình lên đến 25% và thủ đô Berlin được gọi là “Thành phố độc thân” với số người độc thân lên đến 54% dân số tại đây.

Đặc biệt hơn cả là nước Úc, có đến 1/3 dân số quyết định không kết hôn suốt đời. Riêng tại nước Nga đã rơi vào cảnh thiếu hụt nam giới khi tỷ lệ phụ nữ độc thân cao đến 49%.

Ở Trung Quốc, độc thân đã trở thành một hiện tượng xã hội đáng báo động. Tương tự như Nhật Bản, ngày càng có nhiều nam nữ thanh niên Trung Quốc bị cho là “ế” hoặc không tự nguyện độc thân.

Vậy thì tại sao “Độc thân hóa” lại trở thành làn sóng lan rộng khắp thế giới?

Một tờ báo Nhật Bản chỉ trích: Chính các cửa hàng tiện lợi khắp đất nước này là “đầu sỏ tội ác” khiến những thanh niên không muốn kết hôn.

Họ lý giải rằng, các cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/7 có thể đáp ứng mọi nhu cầu hằng ngày của một người như cơm hộp với nhiều món ăn đa dạng, bàn chải, khăn tắm và các vật dụng thiết yếu.

Thậm chí tại đây còn bày bán các tạp chí người lớn phục vụ nhu cầu sinh lý của khách hàng.

 Nam thanh nữ tú Nhật Bản và trào lưu độc thân hóa, muốn ở giá suốt đời nhưng lại đổ lỗi cho cửa hàng tiện lợi - Ảnh 3.

Một cửa hàng tiện lợi hoạt động liên tục 24h/ngày.

Việc gán hiện tượng “Độc thân hóa” cho các cửa hàng tiện lợi có thể chỉ là một lời châm biếm nhưng không thể phủ nhận sự thuận tiện này ngày càng hạ thấp tầm quan trọng của hôn nhân.

Hơn 100 năm trước, nhà văn vĩ đại người Anh George Bernard Shaw đã có nói: “Muốn kết hôn thì kết hôn, muốn độc thân thì cứ tiếp tục độc thân, dù sao đến cuối cùng chúng ta không hối hận là được”.

Trong quyển sách “Xã hội độc thân” của nhà xã hội học người Mỹ Eric Clinenberg đã quy những lợi ích của hôn nhân thành 2 điểm: Sự tiện lợi trong cuộc sống và sự thỏa mãn nhu cầu tình dục.

Giờ đây cả 2 điểm này đều có thể dễ dàng có được mà không phải “trả giá” bằng hôn nhân. Và ngược lại, hôn nhân đòi hỏi một cái giá cao hơn. Do đó, khi nền kinh tế càng phát triển, xã hội càng trưởng thành thì sự thay đổi càng lớn hơn.

Hiện nay đã có một xu hướng chuyển đổi xã hội từ “đại gia đình” sang “gia đình nhỏ” và đang tiếp tục chuyển thành “cá nhân”.

Sự phổ biến của “chủ nghĩa cá nhân” cũng là kết quả tất yếu của tiến bộ xã hội. Trong tương lai gần, độc thân không phải là một cách sống quá xa xỉ mà sẽ dần trở thành lối sống bình thường.

Pháp luật bạn đọc


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025