Nhật ký Tết mùa COVID - 19

Nguyên Việt12/02/2021 11:16
Nhật ký Tết mùa COVID - 19

Bị bủa vây những công việc nhà không tên, hàng trăm thứ phải lo toan những ngày cuối năm, họ dường như kiệt sức và thốt lên rằng bị tết “nuốt chửng”.

Chiều 30 tết, PV Một Thế Giới nhận được chia sẻ về chuyện ngày cuối năm của một bạn đọc. Đó là câu chuyện của người đàn ông độc thân đi làm ăn xa và về quê ăn tết. Đây cũng là câu chuyện không của riêng ai trong những ngày giáp tết.

a1-don-dep-ngay-tet.jpg

Việc dọn dẹp nhà cửa ngày tết khá vất vả với nhiều gia đình - Ảnh: CTV

Danh sách việc không tên dài đăng đẵng ngày cuối năm

Tối 28 tết, anh Nguyên Đức (30 tuổi) mới từ một tỉnh miền Tây về quê nhà ở Bình Phước. Anh Đức cho hay, anh làm việc xa nhà đã hơn 10 năm qua, và tết nào anh cũng về nhà với gia đình. Bản thân anh cũng rất mong chờ ngày xum họp năm nào cũng nôn nao về quê những ngày giáp tết. Năm nay do dịch bệnh diễn biết phức tạp, anh không dám ngồi xe khách đông người để “đi xuyên” qua nhiều tỉnh thành về nhà. Anh chọn đi xe máy, vượt hơn 450km, qua 6 tỉnh, thành để về tới nhà.

“Tôi chạy suốt đoạn đường đó mà không dám ghé vào một quán nước nào vì sợ dịch bệnh, chỉ có ghé duy nhất một quán cháo ở Long An trong vòng 15 phút. Lúc cần nghỉ, tôi chỉ tấp vào gốc cây ven đường, uống nước rồi lại lên đường, về tới nhà đã 8 giờ tối”, anh Đức kể. Lúc này, nồi bánh tét mới được mẹ anh đặt lên bếp chừng 2 giờ. Anh hiểu rằng tối nay phải thức canh nồi bánh để cho cha mẹ được ngủ đủ giấc.

Thế nhưng trời không thương, mới xong bữa cơm muộn và bước ra khỏi nhà tắm, thì trời ầm đùng chuyển mưa. Nồi bánh bắt trên bếp để “hiên ngang” ngoài trời khiến cả nhà anh phải nháo nhào tìm phông bạt căng lên chống mưa. Lê tấm thân rã rời vì đường dài, anh Đức leo thang căng bạt để bảo vệ nồi bánh tét.

Chật vật tầm 30 phút thì bạt cũng căng lên, trời cũng hết mưa. Củi bị ướt, phải vận dụng đủ mọi biện pháp lửa mới bùng lên lại. Đêm 28 tết, anh ngồi bên nồi bánh đến hơn 2 giờ sáng thì mắt mở không nổi rồi... bất chấp đi ngủ. Mẹ anh thức dậy thay ca và trông tới sáng.

“Cha tôi tuổi cao nên không phụ giúp gì nhiều, tất cả chỉ trông chờ vào tay mẹ tôi. Cũng như mọi năm, mẹ tôi đều làm chủ, quyết định ăn tết như thế nào. Mẹ tôi là người khó tính, quy củ, việc gì phải đúng theo ý bà thì mới được”, anh Đức kể. Và đó cũng là những ngày trước tết không hề bình yên với người đàn ông này.

Sáng 29 tết, anh Đức tranh thủ chạy vào nhà người bạn trồng bông, đặt 2 cặp hướng dương rồi tất tả trở về nhà. Dù mẹ anh và người chị gái đã làm rất nhiều công việc nhà trước chỉ còn lại một số việc cần có bàn tay đàn ông thì mới tới lượt anh. Nhưng một số việc này cũng không hề đơn giản, vì anh phải là đúng truyền thống của gia đình thì mới hài lòng "phụ mẫu".

“Tôi gần như phải gột rửa hết cả nhà đúng nghĩa, cái gì dùng nước xịt, dùng xà bông chà rửa được thì phải làm hết, mà phải làm chất lượng. Từng tấm cửa kính trong nhà phải được lau sáng bóng, từng ngóc ngách, tôi nhận nhiệm vụ lau những tấm kính trên cao, phải leo lên thang xuống thang liên tục để di chuyển.

Hết nửa ngày chưa đâu tới đâu thì mẹ chỉ vô mấy chiếc xe máy dính đầy đất đỏ nhắc phải rửa, 2 con chó phải tắm cho chúng ăn tết, còn phải ghé vô thăm mấy vườn điều cuối năm, bữa cơm cúng chiều 30…”.

Sau cùng, với sự phụ giúp của chị gái, anh Đức cũng hoàn thành những bước cuối của loạt công việc dọn dẹp nhà cửa. Mẹ anh nhắc thêm cần phải bắc thang lau cánh quạt trần cao tít và đi thăm một số gia đình bà con họ hàng. “Có một số người trong gia đình, tôi cần phải ghé thăm ngay khi trở về nhà, chứ không thể để qua ngày thứ 2”, anh Đức kể.

Vắt kiệt sức ngày 30 tết

Sáng 30 tết, anh Đức dậy sớm tranh thủ vô thăm và cúng ở mấy vườn điều, cách nhà hơn chục cây số. Anh giải thích rằng việc thăm nom này như là lệ của anh và những người dân vùng này. Cuối năm, đầu năm đều phải thăm, cúng viếng bài bản để cầu mong một vụ mùa thuận lợi.

a2-mam-cung.jpg

Để chuẩn bị những bữa cơm, mâm cúng như thế này những người phụ nữ phải tất bật suốt ngày trong nhà bếp - Ảnh: CTV

Nhà anh Đức có 3 mảnh vườn ở 3 nơi khác nhau, anh cần đi đến tất cả kiểm tra kỹ lưỡng rồi về… báo cáo lại. Anh kể: “Có năm mùa điều tới sớm, ngày tết đã rộ trái, nhà tôi và người dân ở đây đều cắm mặt suốt ngày 30 tết trong vườn. Đến chiều mùng 1 phải vô vườn lại, nếu không sẽ bị mất cắp điều”.

Đến trưa, anh Đức về nhà và kịp thời tham gia vào bữa cơm cuối năm của nhà người chú ruột ở kế bên. Ăn xong, anh và cha mẹ trở về nhà chuẩn bị bữa cơm cuối năm cho nhà mình. Cha mẹ anh Đức là người Huế và với những buổi cúng kiếng luôn phải tuân thủ hàng loạt quy cũ.

“Còn may là nhà tôi luôn cúng cơm chay, nên nấu nướng cũng có phần đơn giản. Nhưng cực nhất là bày biện trên bàn thờ. Chúng tôi phải cúng 5 nơi, món ăn đều phải đầy đủ như nhau. Ở bàn thờ IÔng Bà thì phải cúng nhiều hơn, rồi bàn ông Địa, ông Táo, cúng ngoài trời. Quá trình cúng, phải thay nước cúng 2 lần, lần 1 nước lọc, lần thứ 2 nước trà.

Từ lúc thắp nhang cho đến lúc nhang tàng, cha tôi phải đứng hầu bên bàn thờ, tôi phải ở quanh đâu đó, chờ sai bảo. Mà đâu phải vậy là xong đâu, cúng xong, ăn cơm chiều xong thì mẹ tôi lại quay sang rửa dọn rồi chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa. Mâm cúng giao thừa cũng phải bài bản như vậy, có điều phải chờ cho đúng thời điểm chuyển giao. Ai từng chuẩn bị mâm cúng mới biết việc đó không hề đơn giản”, anh Đức cười như mếu kể.

Trong lúc mẹ làm bếp thì anh Đức loay hoay cắm gần chục bình bông và trái cây để ở mỗi bàn thờ, bàn khách. Tất cả phải đẹp và tương đối hài hòa theo đúng truyền thống gia đình. Tất nhiên việc vẫn chưa xong. Trong lúc mẹ và chị gái cứ mãi loay hoay trong bếp nấu ăn, rửa chén rồi lại nấu ăn rửa chén, anh Đức ra chợ, chen lấn để mua được 1 bao nước đá về để trữ thực phẩm vì tủ lạnh đã chật cứng.

Rồi anh tạt qua cây xăng để mua 1 bình xăng. Anh Đức giải thích: “Cây xăng có đóng cửa ngày nào đâu, nhưng mẹ tôi luôn muốn trữ sẵn trong nhà để lúc cần là có, bà muốn năm mới phải đủ đầy, kể cả xăng…”.

Nhưng điều anh Đức lo ngại nhất là sáng mồng Một, khi bà con họ hàng đến thăm rồi ở lại nhà ăn cơm trưa, thì mẹ anh và cả những người chị gái còn lại được huy động ở trong bếp để quay lại điệp khúc: nấu ăn, rửa chén.

Anh Đức bày tỏ: “Tôi thường lăng xăng trong bếp làm cái này cái kia nhưng đều bị đuổi lên trên để ngồi tiếp chuyện với các chú các bác. Chuyện này không công bằng với phụ nữ chút nào, khi vị trí của họ những ngày này cứ phải ở trong bếp. Đáng nói là bản thân của họ nhiều người không muốn thay đổi định kiến đó”.

Câu chuyện của Đức thực chất cũng là câu chuyện chung của rất nhiều người trong dịp tết đến xuân về. Nhiều trường hợp còn oái oăm, “kêu trời không thấu” hơn. “Tôi nghĩ rằng yêu cầu chuẩn bị một cái tết tươm tất cho mỗi gia đình là điều tốt thôi, nhưng quan trọng là mình đừng nặng nề lễ nghĩa. Những ngày như thế này thực sự chỉ nên vui vẻ và hưởng thụ thì mới đúng nghĩa hơn”, anh Đức đúc kết.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
2

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
3

Nghe nhạc Trịnh: Vẫn thấy bên đời còn có em

"Vẫn có em bên đời” không chỉ là một bản tình ca, mà còn là một lời tự sự đầy hoài niệm của Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam. Giai điệu nhẹ nhàng, ca từ sâu lắng đưa người nghe vào những xúc cảm tinh tế về tình yêu, sự chia xa và những dư âm còn vương trong ký ức.
4

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã tạ thế vào ngày 29.3. Ông đã để lại một di sản âm nhạc vô giá gắn liền với lịch sử văn hóa đất nước.
5

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

"Going Home" - giai điệu da diết của niềm mong mỏi được "đi về nhà"

Đã hơn 30 năm trôi qua, "Going Home" qua tiếng kèn saxophone của Kenny G vẫn chinh phục người nghe với những xúc cảm ấm áp nhất hướng về gia đình.

Táo quân 2021: Nhiều nỗ lực nhưng chưa đặc sắc, thiếu sáng tạo

Táo quân 2021 đã kết thúc, có nhiều ý kiến khen - chê và sự than phiền về chất lượng đường truyền cũng không ít khi chương trình có số lượng người xem vượt bậc.

Ca sĩ Quốc Anh nổi tiếng với "Ngày xuân vui cưới" qua đời vì Covid-19

Nam ca sĩ kiêm nhạc sĩ Quốc Anh, người ghi dấu ấn với khán giả qua ca khúc "Ngày xuân vui cưới" đã ra đi ở tuổi 72 sau hơn 1 tháng chống chọi với Covid-19.

Hình ảnh con trâu trong tác phẩm của các nhà văn Việt

Nếu hai tác giả Trần Tiêu, Nguyễn Văn Bổng cùng có tiểu thuyết với nhan đề "Con trâu", nhà văn Sơn Nam có truyện "Mùa len trâu" được dựng thành phim.

Mùa kịch Tết năm 2021: Cứ ngỡ rộn ràng bỗng hóa đìu hiu vì COVID-19

Cũng như nhiều lĩnh vực khác, trong năm 2020, sân khấu kịch lãnh hậu quả nặng nề từ dịch cúm COVID-19.

Chân dung nữ soạn nhạc được Google vinh danh trong ngày 11.2

Đó là María Grever, ca sĩ - nhạc sĩ nổi tiếng người Mexico đã được Google vinh danh trong ngày hôm nay (11.2).

Những ca khúc bất hủ nên nghe đêm Giao thừa

Đêm Giao thừa là khoảnh khắc đầy ý nghĩa, tiễn vui buồn trong năm cũ đi và chào đón năm mới với nhiều kỳ vọng. Trong thời khắc này, âm nhạc sẽ mang lại cho người nghe những cảm xúc vui vẻ và phấn khởi.

'Nữ hoàng phòng trà' Lệ Quyên: BST kim cương gây choáng và chuyện tình với trai trẻ đang gây sốt

Lệ Quyên được mệnh danh là "nữ hoàng phòng trà", "nữ hoàng nhạc xưa", là một trong những ca sĩ hạng A đắt show nên không bất ngờ khi cô thường xuyên khoe những món đồ hàng hiệu đắt tiền, những tài sản "khủng" có giá trị hàng chục tỷ đồng.

Xem phim "Sex Education", tôi ngậm ngùi rơi nước mắt rồi chạy sang ôm lấy mẹ

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 03/04/2025 12:00
Nhờ bộ phim 'Sex Education" mà tôi đã nhận ra lỗi sai của mình.

Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

Kỹ năng - Kim - 03/04/2025 11:00
AI trong ngành thiết kế: Cộng sự sáng tạo hay kẻ thách thức “cơm áo gạo tiền”?

Giải mã “Peter Pan” không chịu lớn, sợ chịu trách nhiệm, còn gì nữa?

Phong cách sống - Mini - 03/04/2025 10:00
Peter Pan Syndrome là hội chứng trong tâm lý học dùng để chỉ những người trưởng thành không muốn "lớn", sợ chịu trách nhiệm.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi – ‘ViruSs drama tình ái’ và nỗi sợ bị bỏ lỡ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 03/04/2025 09:00
Phát sinh nhu cầu được biết, hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất thông tin, thích cập nhật những gì "hot" của giới trẻ, khiến không ít bạn trẻ bị dắt mũi bởi các drama tiêu cực về người nổi tiếng lan truyền trên mạng trong những ngày gần đây.

Con đường chính trực - Chúng ta không phải là những bức tượng vô tri

Từ sách - Phim - Quìn - 03/04/2025 08:00
Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc đời mình như một vở kịch đã được viết sẵn? Một kịch bản quen thuộc mà ai cũng phải diễn: sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con, già đi và kết thúc...

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 04/04/2025